• Về đầu trang
Cánh Cụt
Cánh Cụt

x Sự thật đằng sau thuật thôi miên rắn của các 'phù thuỷ' Ấn Độ: Tàn nhẫn và bất hợp pháp

Cuộc sống

Khi bước chân đến Ấn Độ, du khách thường rất hào hứng và mong đợi phần biểu diễn của các "phù thuỷ" thôi miên rắn. Vậy nhưng đằng sau màn biểu diễn này, số phận của những chú rắn vô cùng bi kịch.

Có truyền thống lâu đời

Nghệ thuật thôi miên rắn là một ngón nghề truyền thống được phát triển rất mạnh ở Ấn Độ. Tại đất nước này, rắn là loài vật được thờ phụng. Vậy nên chẳng khó để giải mã lý do các "phù thuỷ" thôi miên rắn thường rất được coi trọng. Vào thời cổ đại, dân địa phương còn tin rằng họ có khả năng chữa lành mọi thứ và tìm đến họ thay vì lang y.

Ngoài ra, người làm công việc thôi miên rắn còn được coi là hiện thân của Thần Shiva - vị thần quyền năng được mô tả mang làn da màu xanh và có một con rắn hổ mang quấn quanh cổ.

Mọi người tin rằng các thầy "phủ thuỷ" có khả năng chữa lành mọi thứ.

Bóc trần mánh lới thôi miên rắn

Khi làm công việc này, các thầy "phù thủy" đường phố thường tạo ra bầu không khí thần bí bằng cách mặc trang phục truyền thống và đem theo một chiếc giỏ chứa những con rắn hổ mang. Khi họ chơi một thứ nhạc cụ gọi là kèn pungi, khán giả sẽ chứng kiến con rắn từ từ di chuyển theo âm nhạc và cho rằng chúng bị thôi miên.

Sự thật là, rắn không có tai ngoài và chẳng thể nghe thấy tiếng nhạc. Việc rắn phồng mang lên và đung đưa theo điệu nhạc chẳng qua vì nó coi chiếc kèn pungi là mối đe doạ và đang đứng lên trong tư thế phòng thủ. Nếu quan sát kĩ hơn, có thể dễ dàng nhận ra rắn chỉ nhìn chằm chằm vào nhạc cụ của các thầy "phủ thuỷ" - đặc biệt là chuyển động của ngón tay xung quanh chiếc kèn.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, những thầy "phù thuỷ" sẽ nhổ răng nanh hoặc khâu kín miệng của rắn hổ mang. Điều này vừa khiến việc thôi miên không gặp trở ngại vừa khiến họ thu được thêm phần lợi nhuận thông qua việc cho du khách tạo dáng chụp ảnh.

Số phận của những chú rắn hổ mang thì không tốt đẹp như tưởng tượng. Bị nhổ hết răng nanh, chúng sẽ mất đi khả năng ăn uống và chỉ sống được tối đa 2 tháng.

Một chú rắn đã bị nhổ răng.

Chính vì quá tàn nhẫn, thôi miên rắn đã bị cấm bởi Đạo luật Bảo vệ động vật hoang dã vào năm 1991. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người Ấn Độ hành nghề này một cách bất hợp pháp.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.