• Về đầu trang
GiLi
GiLi

Những hé lộ về khả năng... bay của loài rắn, tăng sự đáng sợ lên gấp đôi

Thiên nhiên

Chrysopelea paradisi hay rắn cây thiên đường - một loài rắn sinh sống ở Đông Nam Á và Nam Á, chính là "nhân tố bí ẩn" có thể thực hiện được điều này. Chúng có thể bay từ cây này sang cây kia với khoảng cách lên đến 24 m.

Trước đây, người ta vẫn chưa hiểu rõ tại sao loài rắn này có thể "bay" như vậy. Và vào ngày 29/06 mới đây, một nhóm các nhà khoa học từ Virginia Tech đã công bố bài nghiên cứu về vấn đề này.

Nhà nghiên cứu Jake Socha với một con rắn tại Virginia Tech.

Tác giả chính của nghiên cứu - Isaac Yeaton chia sẻ với CNN rằng mục đích chính của nghiên cứu là để giải thích cơ chế "bay" của loài rắn này trong không trung.

Những con rắn tạo ra một chuyển động gợn sóng khi chúng di chuyển trong không khí, và điều này làm cho các nhà nghiên cứu rất tò mò. Nhờ vào công trình khoa học của tác giả Jake Socha - một chuyên gia nghiên cứu về rắn trong vòng 20 năm, nhóm đã phần nào hiểu được khả năng gợn sóng này.

Rắn cây thiên đường sinh sống ở Nam Á và Đông Nam Á.

Có một giả thuyết cho rằng sự gợn sóng là mô hình động cơ bản của loài rắn, đã được hình thành qua hàng triệu năm. Nhưng Yeaton cho biết giờ đây họ đã hiểu được rằng việc gợn sóng giúp rắn có thể lướt trong không khí "mượt mà" hơn và giữ chúng không bị rơi xuống, cũng như cho phép chúng làm chủ được không gian.

Các nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm trong phòng kín trên những con rắn sống tại Virginia Tech và cũng đã xây dựng được một mô hình tính toán. "Đó là một bước tiến lớn" - Yeaton nói.

Giai đoạn tiếp theo của cuộc nghiên cứu là quan sát những con rắn nhảy từ trên cây - hoặc uốn lượn ở ngoài trời, cũng như tìm hiểu cách chúng tạo ra lực nâng và đổi hướng trong không khí.

Ông nói với CNN rằng rắn là "sinh vật của sự bí ẩn" và còn rất nhiều điều cần ta khám phá.

"Tôi nghĩ nếu con vật này có thể bay thì sẽ gây ra sự khiếp sợ đối với rất nhiều người."

Các nghiên cứu đầy đủ đã được công bố trên tạp chí Nature Physics.

Theo: CNN
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.