• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Vào thời Victoria, đi tàu hỏa có thể khiến hành khách bị bệnh tâm lý, nặng hơn là phát điên?

Cuộc sống
image

Một bức tranh minh họa trong tờ Illustrated Police News, số ra ngày 11/5/1889.

Một ngày bình yên tháng 1 năm 1865, sự yên bình trên chuyến tàu đi từ Carnforth đến Liverpool bị phá vỡ bởi một người đàn ông. Ông cười rất to và làm những trò hề thất thường. Trên tay là một khẩu súng, ông bắn vào các cửa sổ và làm các hành khách khác hoảng sợ.

Trong mắt mọi người, dường như ông ta là một kẻ điên. Tại trạm dừng tàu tiếp theo ở Lancaster, người đàn ông đột nhiên trở nên bình tĩnh và sự im lặng vốn có quay lại với chuyến tàu. Nhưng khi tàu bắt đầu lăn bánh trở lại, sự hung hăng của anh ta lại nổi lên. Tâm trạng của ông thay đổi từ điểm dừng này sang điểm tiếp theo.

Tuy nhiên, một người đàn ông với một khẩu súng bắn phá khắp nơi không phải là điều kì lạ nhất từng xảy ra trên một chuyến tàu hỏa. Dường như có điều gì đó về những chuyến tàu làm cho mọi người, đặc biệt là đàn ông, mất đi lý trí của mình và hoàn toàn hóa điên.

image 1

Khi đường sắt ngày càng phổ biến vào những năm 1850 và 1860, các đoàn tàu cho phép khách du lịch di chuyển tự do trong đoàn tàu, làm cho việc đi du lịch thú vị hơn. Nhưng theo những người thời Victoria, những thành tựu công nghệ này đều có giá của chúng, và trong trường hợp này, chính là sức khỏe tinh thần (mental health).

Trong cuốn The Invisible Plague: The Rise of Mental Illness from 1750 to the Present, Edwin Fuller Torrey và Judy Miller cho rằng các đoàn tàu đã làm tổn thương não. Cụ thể hơn là vận tốc của đoàn tàu cùng với những âm thanh mà động cơ tạo ra có thể làm cho một người bình thường trở nên điên loạn hoặc kích bệnh một người đã mắc bệnh tâm lý. Trong những tìm hiểu của mình, họ ghi lại rằng:

Một sự kết hợp của tiếng ồn xe lửa và vận tốc có thể phá hỏng các dây thần kinh trong não.

Trong những năm 1860 và 1870, các báo cáo bắt đầu nổi lên về hành vi kỳ lạ của hành khách trên đường sắt. Khi những người có vẻ bình thường lên tàu, họ đột nhiên bắt đầu cư xử theo những cách không thể hiểu được. Một người Scotland thuộc tầng lớp quý tộc đã được ghi lại rằng đã bỏ lại hoàn toàn quần áo của mình trước khi lên một chuyến tàu. Sau đó, ông nghiêng người ra ngoài cửa sổ, rên rỉ và nói nhảm. Sau khi rời khỏi tàu, ông bình thường trở lại.

Liên quan đến loại bệnh tâm thần có thể được cho là do tàu hỏa gây ra, Giáo sư Amy-Milne Smith, một nhà văn hóa và sử học tại Đại học Wilfrid Laurier, lưu ý rằng những kẻ điên trên đường sắt đều có thể được xem là đang phải chịu đựng một hội chứng tâm lý. Đa số các nghiên cứu thời đó đều lo ngại và tìm hiểu cách để phát hiện những người mắc hội chứng này trước khi lên tàu. Vì khi mắc hội chứng này, nó gần như là ẩn đi cho đến khi những hành khách đó lên tàu.

Nhưng chúng ta không thể trách các hành khách này được. Vì bản thân đoàn tàu cũng chứa rất nhiều yếu tố có thể gây nguy hiểm đến hành khách. Trên tàu, có những toa hàng thường bị khóa vì lý do riêng tư, và thường có những người bị mắc kẹt trong những căn phòng nhỏ cùng với một kẻ có thể bị điên sẵn sàng tấn công họ bất cứ lúc nào. Việc thiếu một phương pháp liên lạc thông tin phù hợp trên tàu có nghĩa là nếu một hành khách vô tình bị tấn công bởi một kẻ điên, họ sẽ không thể dễ dàng cầu cứu.

Các phương tiện truyền thông cũng đã góp sức rất nhiều trong việc làm cho công chúng phải sợ hãi về hội chứng "Railway madmen". Vào năm 1864, một bài báo với tiêu đề A Madman in a Railway Carriage đã miêu tả rất rõ sự đáng sợ của những con người này. Một thủy thủ vạm vỡ trở nên giận dữ, chạy lòng vòng đoàn tàu một cách thất thường rồi cố gắng trèo ra khỏi cửa sổ, sau đó chửi rủa và la hét với những hành khách khác. Phải mất đến 4 người đàn ông khác mới có thể kiềm hãm người thủy thủ. Cuộc xung đột đến đó vẫn chưa kết thúc. Khi người thủy thủ được thả ra, ông ta đã buộc tội những kẻ đã kiềm chế anh ta là những kẻ cướp, và cảnh sát đã phải can thiệp mới có thể ngăn cản được người thủy thủ hung hãn.

image 2

Một người đàn ông đột nhiên hóa điên và đòi siết cổ bạn mình.

Vấn đề đường sắt này không chỉ nói đến những kẻ hóa điên trên hành trình. Nhưng một mối quan tâm lớn vào thời đó chính là những hành trình đường sắt này cho phép những kẻ điên thật sự trốn thoát dễ dàng khỏi những viện sức khỏe tâm thần khắp Vương quốc Anh. Vào năm 1845, tạp chí Punch xuất bản một loạt tranh hoạt hình cho thấy một đường ray xe lửa dẫn đến một bệnh viện tâm thần. Vì sự bố trí của những đoạn đường sắt này, một bệnh nhân tâm thần có thể mua vé và trốn tránh các bác sĩ cũng như nhân viên ở đó một cách dễ dàng. Sau đó, họ đi đâu, xuống chuyến nào, chỉ là chuyện dễ như trở bàn tay. Những câu chuyện về những kẻ điên khủng bố đường ray đã khiến nhiều người khiếp sợ, nhưng cũng đã làm cho nhiều người khác thích thú.

Giáo sư Anna Despotopoulou của Đại học Athens cho biết,

Những chuyến tàu vào thế kỷ 19 đã mang đến cho phụ nữ một cơ hội chưa từng có để du lịch tự do, nhưng những câu chuyện về những kẻ điên trên đường ray thường làm tăng sự lo lắng khi đi du lịch.

Nữ tiểu thuyết gia George Eliot tuyên bố rằng khi nhìn thấy ai đó có vẻ ngoài hoang dã và tàn bạo, cô lại nhớ đến tất cả những câu chuyện khủng khiếp của những kẻ điên trên đường sắt.

image 4

Những người khác thuộc tầng lớp thượng lưu còn sợ hãi hơn Eliot về khả năng ở trong một khoang tàu có người điên. Tuy nhiên, do thiết kế của tàu hỏa, đã không có giải pháp nào cho nỗi sợ này, mỗi khoang tàu đều cách ly với nhau, và việc ở chung với một người điên là điều rất khó đoán trước.

Tuy nhiên, nhiều người đã đồng ý rằng phải làm gì đó để bảo vệ hành khách khỏi những kẻ điên đường sắt. Các cuộc tấn công, theo tờ báo Scotsman, đã trở thành chuyện thường ngày và sự điên cuồng trên các chuyến tàu của Anh đã trở nên nổi tiếng quốc tế. Một du khách người Mỹ đã nói về việc mang một khẩu súng lục lên các chuyến tàu ở Anh để bảo vệ bản thân.

Luật lệ năm 1864 của Đường sắt Victoria quy định rằng những người điên nên cách ly mình trong một khoang. Nếu không thể ngăn chặn những kẻ điên thì ít nhất họ cũng có thể bị cách ly. Tất nhiên, các quy định này bao gồm cả những người lên tàu hoàn toàn bình thường và chỉ thể hiện hành vi thất thường của họ sau khi tàu chuyển động và cửa bị khóa.

image 5

Áp dụng những luật lệ này lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Mỗi khi một phát minh được đề xuất để đảm bảo an toàn hơn, nó đã bị từ chối với lý do bảo vệ không gian cá nhân. Một trong những ví dụ tiêu biểu là Đèn Müller: Cửa sổ sẽ được thắp sáng trong các toa tàu được thiết kế để có thể quan sát các khoang khác và đã được lắp đặt bởi một số công ty như South West Railway. Những ô cửa được tạo ra với mục đích để giảm đi sự tù túng bên trong các khoang tàu, nhưng đã bị xem là một việc xâm phạm quyền riêng tư. Ở các khu vực khác, đã có những lời kêu gọi tăng cường liên lạc trên các đoàn tàu như sử dụng dây cáp để báo hiệu tình trạng khẩn cấp nhưng các vấn đề về hậu cần và thiết kế đã ngăn chặn điều này.

Ngành Y Học thời đó cũng tin rằng những rung động của toa xe lửa có thể gây ra hậu quả lớn đối với mọi người. Và việc ai đó phát điên là điều hoàn toàn không thể dự đoán được. Giáo sư Amy-Milne Smith đã viết,

Bạn không những có khả năng bị tấn công bởi một kẻ điên, nhưng chính bản thân bạn cũng có thể hóa điên bất cứ lúc nào.

Từ đó, hệ thống đường sắt gắn liền với sự điên rồ. Ngày nay, Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD) có thể được xem là phiên bản đến sau của rối loạn thần kinh, hậu quả của những chuyến xe lửa.

image 6

Kẻ điên trong một chiếc hộp sắt

Lâu dần, sự lo lắng về các vấn đề sức khỏe tâm thần trên đường sắt và những kẻ điên rồ đường sắt trên đường sắt đã nhạt dần. Các phương tiện truyền thông chuyển sang vấn đề nóng hổi tiếp theo, mặc dù thỉnh thoảng những vụ bạo lực và nổi loạn vẫn xảy ra trên tàu hỏa. Vào năm 1894, một người khỏa thân đã phát động một cuộc tấn công toàn diện trên tàu bằng cách vô hiệu hóa các phương thức liên lạc và sau đó tấn công những người trên tàu. Toàn bộ sự việc được xem là khó hiểu, nhưng không hề đáng sợ, thủ phạm bị tấn công bởi mũi nhọn của một chiếc ô, sau đó ngất xỉu, chờ cảnh sát đến giải đi.

Theo: Atlas Obscura
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.