• Về đầu trang
Hạnh Tâm
Hạnh Tâm

Vì sao ăn nhanh là con đường ngắn nhất dẫn đến tăng cân thừa mỡ?

Cuộc sống

Cuộc sống bận rộn khiến việc ăn uống của con người gấp gáp hơn, vội vàng hơn. Trong khi đó, bộ não cần 20 phút để đưa ra tín hiệu “này, thực sự là ông đã no rồi đấy, đừng ăn thêm nữa”.

Khi tốc độ nạp thức ăn nhanh hơn tốc độ phát tín hiệu “đã no” của bộ não, hậu quả là chúng ta sẽ ăn quá mức cần thiết, sinh ra lượng calo dư thừa dẫn đến tăng cân.

eating quickly

23 nghiên cứu đã được tiến hành đều đi đến một kết luận: những người ăn nhanh thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì gấp 2 lần những người ăn chậm nhai kỹ (ảnh: theindependent).

Ăn nhanh không chỉ dễ gây tăng cân thừa mỡ mà còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như:

Kháng insulin: Insulin là một loại hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp các tế bào hấp thụ glucose trong máu để chuyển hóa thành năng lượng. Ăn quá nhanh sẽ khiến insulin hoạt động không đúng cách, làm tăng lượng đường trong máu cao hơn bình thường và dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 2: Những người ăn nhanh có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao gấp 2,5 lần những người ăn chậm.

eating quickly5

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay nó cũng là căn bệnh mà trẻ em và thanh thiếu niên béo phì dễ mắc phải (ảnh: uscnews).

Hội chứng chuyển hóa: là thuật ngữ chỉ những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tiêu hóa kém: Những người có thói quen nhai không kỹ, ăn vội ăn vàng thường gặp vấn đề về hệ tiêu hóa hơn những người ăn uống từ tốn, chậm rãi.

Mức độ hài lòng thấp: Những người ăn gấp ăn vội thường thấy ít thỏa mãn và hài lòng với bữa ăn. Đây không phải là một vấn đề liên quan đến sức khỏe nhưng nó cũng rất quan trọng trong việc ăn uống đấy chứ.

eating quickly2

Ăn quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì cũng như nhiều căn bệnh khác (ảnh: sciencealert).

Vậy làm thế nào để giảm tốc độ ăn uống?

Không nhìn vào màn hình TV, máy tính, di động hoặc những thứ khiến bạn bị phân tâm khi ăn: Vì khi mắt cứ dán vào những thứ này, bạn sẽ rơi vào tình trạng tay liên tục tiếp thức ăn vào mồm một cách vô thức.

Không để bản thân đói đến mức hoa mắt chóng mặt: Vì một khi bạn đói, bạn sẽ ăn uống thả phanh và dễ dàng rơi vào bẫy cái gì cũng ăn (ví dụ như làm cốc trà sữa cỡ lớn hoặc vài que thịt xiên nướng cho bữa chiều). Để tránh dạ dày biểu tình, hãy chuẩn bị sẵn một ít đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như sữa chua, phô mai, socola đen, các loại quả sấy khô.

eating quickly1

Đồ ăn: "Anh đừng nhìn con lap nữa, hãy nhìn em đây này!" (ảnh: medicaldaily).

“Nhâm nhi” nước lọc giữa các bữa ăn: sẽ khiến bạn có cảm giác no, tốt cho hệ tiêu hóa và nhiều lợi ích khác như đẹp da giữ dáng, giảm đau đầu.

Nhai kỹ trước khi nuốt: số lần nhai kỹ là từ 20 đến 30 lần nhai.

eating quickly3

Tốc độ ăn thế này vừa kém sang vừa dễ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm như... hóc xương chẳng hạn (ảnh: giphy).

Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ và hoa quả: sẽ giúp bạn rèn được thói quen nhai kỹ và tạo cảm giác “căng da bụng”.

Ăn từng miếng nhỏ: cũng giúp ích cho việc ăn chậm nhai kỹ và cảm nhận rõ rệt mùi vị của thức ăn.

Hãy tận hưởng bữa ăn: Tất cả những bước bên trên chỉ để dẫn đến bước cuối cùng này mà thôi.

eating quickly4

Đến rau củ quả cũng cần nhai từ từ để tiêu hóa tốt và cảm nhận hương vị thơm ngon nữa nha.

Giống như khi bắt đầu thói quen mới, ăn uống từ tốn cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và rèn luyện qua từng bữa ăn. Khi bạn ăn từ tốn, chậm rãi, bạn sẽ có đủ thời gian để bắt được tín hiệu từ bộ não và nhận ra là cơ thể mình đã nạp đủ, đến lúc cần ngừng ăn rồi.

Chỉ cần bạn muốn béo khỏe béo đẹp, từ bỏ thói quen ăn thùng uống vại để ăn chậm nhai kỹ cũng không quá khó khăn, phải không nào?

Theo: healthline
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.