• Về đầu trang
Spock
Spock

13 căn bệnh đặc biệt mà chỉ tiếng Đức mới diễn tả được thành lời

Độc lạ

Trong các thứ tiếng trên thế giới, có lẽ khó có ngôn ngữ nào vượt qua sự phong phú về ngữ nghĩa và sắc thái như tiếng Đức. Nhờ đặc điểm riêng bên trong (ghép các từ đã có để tạo một từ mới) và tư duy ngoài hành tinh của người Đức, họ có cả một tuyển tập các từ thú vị để chỉ những căn bệnh thường gặp mà không thể gặp từ tương đương trong bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Liệu bạn có tò mò xem chúng là gì không?

1. Kevinismus (Hội chứng Kevin)

Trong vài thập kỷ gần đây, một hội chứng lạ có tên Kevinismus đang khiến cho nhiều bậc cha mẹ ở Đức không khỏi cảm thấy "hoang mang". Thực chất, đây không phải là một loại bệnh sinh học, chỉ là việc, càng ngày có nhiều người Đức đặt cho con họ những cái tên "không 100% Đức" như Justin, Mandy, Dennis, Cindy và Kevin.

7ce17402 9edd 4a80 a557 f5c45eb6410d

Với người Đức, cậu bé Kevin McCallister trong Home Alone cũng "không thông minh" lắm

Những đứa trẻ mang các tên kiểu này có xu hướng ít thành công hơn ở trường và trong cuộc sống, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là kết quả của sự phân biệt đối xử của giáo viên dựa trên định kiến sẵn có và địa vị xã hội thấp của những phụ huynh nói trên.

2. Föhnkrankheit (Bệnh gió phơn)

gettyimages 91626830 1024x1024

Föhn (đọc là phơn) là tên một loại gió phổ biến ở các vùng núi, thường lạnh ở một bên và nóng hơn ở sườn núi bên kia. Những cơn gió này được người Đức cho là gây ra chứng đau đầu và khiến người ta có cảm giác mệt mỏi. Như vào thế kỷ 19, nhiều phụ nữ Đức đã bị cảm lạnh khi ngồi trên ghế và nguyên nhân có thể đến từ bệnh gió phơn.

3. Kreislaufzusammenbruch (sụp đổ vòng tuần hoàn)

gudetama

Nghe qua thì có vẻ nghiêm trọng, nhưng thực chất, hầu hết chúng ta đều biết cảm giác này như thế nào. Nó đơn giản là cảm giác "bỗng dưng muốn lười" hay việc làm biếng vào các ngày không phải ngày nghỉ (điều khá phổ biến với nhiều fan của con lười).

4. Hörsturz (suy giảm thính lực)

deaf 2604843b

Từ này được dùng để chỉ việc mất thính giác đột ngột do stress. Mặc dù đây được coi là căn bệnh thời hiện đại, nhưng từ này lại không hề được biết nhiều đến bên ngoài lãnh thổ nước Đức.

5. Frühjahrsmüdigkeit (Mệt mỏi đầu năm)

spring fashion model with cold 800x563

Nghe từ này, hẳn nhiều trong chúng ta sẽ tự hỏi "Liệu đây có phải là mệt mỏi do thay đổi của thời tiết, mất cân bằng hóc môn hay dị ứng thời tiết đơn thuần?" Để giải thích cụ thể hơn, bạn hãy hình dung nó là phiên bản "nặng đô" của ốm giao mùa với nhiều cơn chóng mặt, ốm triền miên và nước mũi sụt sùi. Để không bị Frühjahrsmüdigkeit làm phiền trong những ngày này, cách tốt nhất là uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và chăm tập thể dục để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.

6. Fernweh (Thèm đi chơi)

banner

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đời sống ngày càng được nâng cao, căn bệnh Fernweh (thèm đi chơi) ngày càng lan rộng với những diễn biến khó lường. Ở mỗi một đối tượng, tầng lớp khác nhau, ảnh hưởng của Fernweh lại một khác. Như với sinh viên, đó đơn giản là khám phá những khu vực xung quanh nơi mình ở hay với người có điều kiện, đó còn là khát khao đặt chân đến một vùng đất mới, trải nghiệm một nền văn hóa mới. Hiện nay khoa học chưa tìm ra phương thuốc cho bệnh này.

7. Putzfimmel (Ám ảnh dọn dẹp)

739432459918445042 horrordate putzfimmel cover full

Là thể nhẹ hơn của OCD (ám ảnh cưỡng chế), ám ảnh dọn dẹp khá phổ biến với một dân tộc ưa hoàn hảo như người Đức. Việc dịch từ này ra sao cho sát nghĩa nhất được cho là khá phức tạp, vì từ Fimmel cũng là ám ảnh, nhưng ở sắc thái ít nghiêm trọng hơn nhiều.

8. Werthersfieber (Sốt Werther)

Trước khi có những cuốn tiểu thuyết ngôn tình bestseller như Twilight, 50 Shades of Grey,... người Đức đã có Die Leiden des Jungen Werther (Nỗi đau khổ của chàng Werther). Cuốn tiểu thuyết đình đám này kể về mối tình đau khổ của chàng thanh niên trẻ có tên Werther với người yêu trong mộng Lotte và kết thúc với việc Werther tự sát khi không đến được với người mình yêu.

300px wertherlotte

Tranh vẽ minh họa hai nhân vật Lotte và Werther

Ngay sau khi ra mắt, cuốn sách đã gây bão toàn châu Âu và tạo nên cơn sốt Werther khi nhiều chàng trai, cô gái đua nhau ăn mặc, cư xử như những nhân vật trong truyện. Thậm chí, việc nhiều thiếu niên đua đòi để chết theo Werther còn khiến chính tác giả phải lên tiếng yêu cầu mọi người ngưng ám ảnh và làm theo tác phẩm của mình. Đúng là một cuốn sách thay đổi con người.

9. Ostalgie (Hoài niệm phía Đông)

102

Một cửa hàng bao cấp ở Đông Đức trước kia

Từ ghép giữa Ost (phía Đông) và Nostalgie (Hoài niệm) dùng để chỉ sự khắc khoải cuộc sống trước kia ở miền Đông nước Đức. Trước ngày tái thống nhất, Đông Đức là một trong các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa và có nếp sống khá tương đồng với người dân Việt Nam thời bao cấp. Nếu có ai đó trong gia đình bạn nhớ cảm giác xếp hàng và bị ăn mắng vô cớ từ nhân viên mậu dịch, chắc chắn người đó bị Ostalgie.

10. Weltschmerz (Ốm vì thiên hạ)

bored cat work 600x384 600x360

Ốm vì quán trà sữa không còn topping mình thích, ốm vì phải chờ xếp hàng quá lâu trong buổi ký tặng của idol. Hay phát bực vì người ta cứ thải quá trời túi nilon mà không nghĩ đến chuyện tái chế nó, cùng nhiều chuyện to tát khác nữa. Chia buồn, bạn đang mắc chứng “Ốm vì thiên hạ”

11. Ichschmerz (Ốm vì chính mình)

source

Bạn thấy mình chỉ là một củ khoai tây ngốc nghếch và không làm được gì cho thế giới

Ngược lại với Weltschmerz, Ichschmerz là phát bực với chính bản thân mình, khi luôn tự cho mình là một cục mỡ vô dụng và không thể đóng góp gì cho nhân loại được. Cách đơn giản nhất để chữa cả hai căn bệnh này là đừng tự kỷ nữa và kiếm việc gì hữu ích để làm thôi

12. Lebensmüdigkeit (Chán đời)

instatile

Riêng về điểm này, tư duy người Đức và người Việt bất ngờ giao nhau. Khi bạn bỗng dưng thấy chán nản, không muốn làm gì cả, kể cả những thứ khiến bạn thấy vui nhất. Ngay khi nhận thấy bạn có hội tụ các đặc điểm trên, câu hỏi mà bạn sẽ gặp ngay lập tức là “Mày sao thế, mày bị lebensmüde (chán đời) à?”

13. Torschlusspanik (Hoảng loạn khi đóng cửa)

19811 1

"Hãy nắm bắt khoảnh khắc của mình" như thông điệp bộ phim Coco muốn truyền tải

Giống như nhà thơ Xuân Diệu lo sợ khi tuổi trẻ trôi đi và không trở lại hay mẹ các bạn nữ muộn chồng lo lắng trước cái sự “cái tuổi nó đuổi xuân đi”, người Đức cũng dễ phát hoảng trước sự thực là thời gian đang trôi qua ngày càng mau, cùng nghĩa với đó là các cơ hội dành cho họ ít dần đi. Đây cũng được cho là tác nhân quan trọng, dẫn đến các chứng bệnh tâm lí như Lebensmüdigkeit, Weltschmerz hay Ichschmerz. Vì thế, đừng ngại ngùng mà cố nắm bắt mọi cơ hội có trước mắt nhé.

Theo: Mentalfloss
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.