• Về đầu trang
Spock
Spock

Bí ẩn đằng sau bức tượng 'nhạy cảm' khiến dân tình đỏ mặt ở Đức

Độc lạ

Dù đã hàng trăm năm qua đi từ thời kỳ hưng thịnh nhất của nó, nghệ thuật và kiến trúc Trung cổ vẫn chưa bao giờ mất đi giá trị và sức ảnh hưởng của mình.

Minh họa cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của trường phái nghệ thuật này với đại chúng, hãy cùng xem lượt tương tác khủng của những người dùng Twitter với bức hình dưới đây:

Trên tường Tòa thị chính thành phố Cologne, phía bên dưới tượng của Tổng giám mục Konrad von Hochstaden là hình một người đàn ông tự kh.ẩu giao cho mình. Nó xuất hiện từ năm 1410 và không ai biết tại sao nó lại ở đó

Trong tấm ảnh là một bức tượng nhỏ, được tạc vào một mặt của Tòa thị chính thành phố Cologne, Đức. Nó miêu tả một người đàn ông đang tự "thỏa mãn" bản thân khi kh.ẩu giao cho chính mình. Với đặc điểm kỳ lạ này, đây luôn là tâm điểm chú ý của khách tham quan tại đây. Thậm chí, nhiều cặp đôi sắp cưới cũng lựa chọn đây là nơi để chụp ảnh cho ngày trọng đại của mình, cho dù nó có thể khiến vài người xem "đỏ mặt". Nhưng tại sao nó lại ở đó, và người làm ra bức tượng này có chủ ý gì là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Một người dùng Twitter đã có phỏng đoán hài hước như sau: Có thể chính tay tác giả của bức tượng "ngàn chấm" này đã tự nhủ "Để con người của mình được hậu thế biết đến, sao không 'tạc vào thời gian' chứ nhỉ?". Một tài khoản khác lại nói như sau "Có lẽ chả cần một lời giải thích nào cho hành động này đâu, bởi chính bức tượng đã là câu trả lời rồi".

Thực tế, chính bản thân người dân địa phương tại đây cũng không biết tại sao tổ tiên mình lại cho điêu khắc bức tượng gây tranh cãi trên tại một địa điểm quan trọng như Tòa thị chính.

Một cách giải thích được nhiều người đồng tình là: Một cậu "trẻ trâu" vô danh nào đó đã kh.ẩu giao ở nơi công cộng và hành động nông nổi trên đã ngay lập tức lọt vào mắt xanh của một nhà điêu khắc. Và rồi, một bức tượng "tôn vinh" tinh thần YOLO của cậu đã được tạo hình và trở thành bất hủ.

Tượng Tổng giám mục von Hochstanden với điểm nhấn độc đáo

Để có thể đến gần hơn với sự thật, người ta cần phải biết được bối cảnh lịch sử mà bức tượng ra đời. Thực tế, bức tượng được thiết kế theo hình dung của Tổng giám mục Konrad von Hochstanden (khoảng 1205 - 1261). Nhiều người suy đoán, có lẽ chính bản thân người đứng đầu tòa giáo cũng không muốn cả đời mình phải sống trong cô độc và ông muốn truyền tải mong muốn thầm kín của mình qua đây.

Nhưng nếu đối chiếu với những gì thực sự đã xảy ra, phỏng đoán này không hợp lý cho lắm. Bởi thực tế, Tháp tòa thị chính này đã từng bị phá hủy trong Thế chiến II toàn bộ chi tiết tại đây đều được tu bổ lại, dựa theo các tư liệu lịch sử có sẵn. Rất có thể, bức tượng nhạy cảm này chưa hề tồn tại trước đây.

Tòa thị chính Cologne hiện tại

Với những người vẫn ủng hộ quan điểm đầu tiên, họ cho rằng bức tượng hiện tại là một bản sao của bức tượng ban đầu, vốn đã ra đời từ những năm 1410 và được bảo vệ trong ngôi tháp của tòa thị chính. Nói cách khác, ngay từ thời rất xa xưa với những lễ giáo khắt khe như Trung cổ, không gì có thể làm kìm nén mong muốn cá nhân của mỗi người.

Đây là một motif rất được ưa chuộng lúc đó. Với họ, thứ uy quyền, mà cả xã hội phải tuân thủ chỉ như cái mông mà thôi. Với suy nghĩ đó, họ phô bày bộ phận nhạy cảm của mình, như cách quay mặt vào vào chế độ xã hội thời đó."

Ulrich Krings, chuyên gia bảo tồn của thành phố
Quan hệ tình dục là một chủ đề hấp dẫn với những nghệ sĩ thời Trung cổ

Bởi ý nghĩa gây tranh cãi của mình, bức tượng đã là tâm điểm chỉ trích của Hội đồng thành phố Cologne và người dân. Nó được cho là nỗi xấu hổ tại một nơi trang nghiêm như Tòa thị chính. Nhiều người còn cho rằng, nó là đại diện cho một trong các Thất hình Đại tội, tội Dâm Dục. "Thật là hài hước khi nói vậy", chuyên gia nghiên cứu kiến trúc nhà thờ Barbara Schrock-Werner nói.

Nhiều người chọn đây làm nơi chụp ảnh cưới, không ngại bức hình nhạy cảm có thể rơi vào khung hình

Trong nhiều tour tham quan thành phố, bức tượng hài hước này vẫn là một điểm đến phổ biến cho những người nước ngoài đến đây và không ít người trong số đó cũng theo đạo. Thế nhưng, có một ngoại lệ nhỏ: Học sinh sẽ không được phép nhìn thấy bức tượng này, trong bất cứ trường hợp nào. "Bức tượng lúc này 'quá đà' cho các em học sinh", theo lời giải thích của hướng dẫn viên Anja Broich. Muốn giữ hình tượng trong sáng cho các tương lai của tổ quốc, một hành động nghiêm khắc là cần thiết và không lý do gì người ta lại không thể thông cảm cho cô hết.

Theo: Welt
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.