• Về đầu trang
Chim Vịt
Chim Vịt

Khám phá thứ bậc trong hậu cung nhà Thanh hay bảng xếp hạng các bà vợ của Hoàng đế

Độc lạ

Trước thời nhà Thanh, định nghĩa về thứ bậc trong hậu cung hay tên gọi cho các thê thiếp của vua vẫn còn chưa được rõ ràng cho lắm. Chỉ đến triều đại nhà Thanh thì triều đình phong kiến mới bắt đầu phân chia rõ ràng các cấp bậc cho dàn hậu cung.

1

Ảnh minh họa dàn phi tần của Hoàng đế trong cung

anh hiem ve trang phuc phu nu trung quoc 100 nam qua

Trong đó địa vị tôn quý, tối cao nhất chính là Hoàng hậu, hơn thế nữa Hoàng hậu là chức vị duy nhất không bị phân cấp bậc, chỉ dành cho duy nhất một người mà thôi.

2

Đổng Khiết vào vai Phú Sát Hoàng hậu

Cấp bậc của dàn phi tần trong hậu cung phong kiến được phân từ cao đến thấp như sau:

1. Hoàng hậu

Hoàng hậu là danh hiệu dành cho chính thê của Hoàng đế, do Hoàng đế sắc phong. Danh hiệu này tồn tại trong thế giới đồng văn Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Hoàng hậu nắm giữ địa vị cao quý nhất và là nguyên phối chính thức được cử hành nghi thức đại hôn với Hoàng đế.

3

Chân dung Phú Sát Hoàng hậu được vẽ lại

Ngoài ra danh hiệu Hoàng hậu cũng có thể được truy phong cho phi tần là sinh mẫu của Tân Hoàng đế mặc dù trước đó họ chưa từng là Hoàng hậu.

Có thể nói Hoàng hậu là chức vị mà hàng triệu phi tử đều ao ước và muốn có được. Giống như Hoàng đế, Hoàng hậu có thể xử phạt mọi sai phạm của các phi tử mà không cần phải thông qua sự đồng ý của vua. Không chỉ có vậy, Hoàng hậu cũng có thể quyết định sự sinh tồn, chỗ đứng cho các phi tử trong hậu cung.

Mỗi ngày Hoàng hậu đều sẽ được dàn phi tần trong cung đến thỉnh an. Trong hậu cung, cho dù Hoàng hậu không được Hoàng đế sủng ái nhưng tất cả những đồ dùng, ăn mặc hay trang phục của Hoàng hậu đều phải là những thứ quý nhất, đắt nhất và tốt nhất.

Và đương nhiên, vị trí Hoàng hậu cũng không phải tùy tiện mà có thể ngồi vào được. Người ngồi vào vị trí này không những cần phải dịu dàng, hiền đức mà trí tuệ, hiểu biết phải sâu rộng hơn người bình thường. Ngoài ra gia thế cũng nhất định là gia đình quý tộc, có quyền lực trong triều đình.

2. Hoàng quý phi

4

Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy Giai thị - sinh mẫu của Gia Khánh Đế.

Từ thời nhà Minh và nhà Thanh, Hoàng quý phi là tước vị chỉ xếp sau Hoàng hậu và là vị trí đứng đầu các phi tần trong hậu cung, đây cũng là tước vị chỉ có một và rất cao quý đối với ai nhận được trong hậu cung nhà Thanh.

Hoàng quý phi thường được coi như là Phó hậu. Khi Hoàng đế chưa thể sắc phong một phi tần làm Hoàng hậu thì thường sắc phong làm Hoàng quý phi và ban quyền quản lý hậu cung.

5

Ngô Cẩn Ngôn trong vai Ngụy Anh Lạc (Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy Giai thị) trong Diên Hi Công Lược

Hoàng quý phi thường hỗ trợ Hoàng hậu xử lý chuyện hậu cung, đối với nhiều việc trong hậu cung phi tử cũng có thể tiến hành xử phạt theo ý muốn, tuy nhiên sau đó cũng phải bẩm báo lại cho Hoàng hậu biết.

Tước vị Hoàng quý phi tồn tại đối với địa vị Hoàng hậu cũng có một chút uy hiếp, chính vì vậy Hoàng hậu cũng không dám tùy ý xử phạt Hoàng quý phi.

3. Quý phi

6

Tranh vẽ Dương Quý phi

Quý phi là một chính nhị phẩm, danh phận dành cho phi tử của Hoàng đế và có thể có đến hai người tại vị trong hậu cung cùng một lúc. Về phẩm cấp, Quý phi thấp hơn Hoàng hậu và Hoàng quý phi, nhưng thực tế ở triều Thanh có nhiều Quý phi thống lĩnh Hậu cung như Hi Quý phi của Ung Chính, Ôn Hy Quý phi thời Khang Hy.

Quý phi có quyền lợi cũng xấp xỉ như là Hoàng quý phi, chỉ là Hoàng quý phi có thể mặc triều phục màu vàng Minh hoàng - loại màu vàng chính sắc dành cho Hoàng thái hậu, Hoàng đế và Hoàng hậu.

4. Phi

7

Phi thuộc hàng chính tam phẩm và có tới bốn người có thể cùng tại vị một lúc. Các Phi là những thiếp lẽ chính thức của Hoàng đế, Phi cũng có những cung riêng, mỗi Phi đều sẽ là một Cung chủ quản lí cung riêng của mình.

5. Tần

8

Tần là một hạng thị thiếp của Hoàng đế, thuộc vào hàng chính tứ phẩm, có thể có sáu người cùng tại vị một lúc.

6. Quý nhân

9

Ảnh hai vị Quý Nhân

Quý nhân thường là cấp bậc cao nhất cho các tú nữ mới vào cung, không giới hạn và danh phận này thấp hơn bậc Tần. Quý nhân là "Chính lục phẩm" - một trong 3 phân vị kém nhất trong hậu cung nhà Thanh, chỉ trên Thường tại và Đáp ứng.

7. Thường tại

Là cấp bậc lớn thứ hai một tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung và không quy định số lượng. Theo hậu cung quy sổ, Thường tại có 3 cung nữ, 2 thái giám và 2 tân giả khố thị tì theo hầu.

8. Đáp ứng

Đáp ứng thuộc hàng thấp nhất Chính thất phẩm, chỉ trên một danh vị không phẩm trật là Quan nữ tử và cũng không giới hạn số người. Cấp bậc này là cấp bậc được ấn định là thấp nhất trong cuộc thi tuyển tú của nhà Thanh.

9. Quan nữ tử

Dưới cùng là bậc thấp nhất: Quan nữ tử, đây có thể coi là một chức danh dành cho các Cung nữ được Hoàng đế sủng hạnh, địa vị so với cung nữ không mấy khác biệt. Nếu được sủng ái, Quan nữ tử có thể được sắc phong các danh phận cao hơn như Đáp ứng, Thường tại, Quý nhân.

Tuy nhiên, thực chất cấp bậc này dường như không phải một phong vị, mà chỉ là danh vị, được đặt ra nhằm mục đích lựa chọn tiêu chuẩn tối thiểu của cung nữ để xem xét đặc cách và sắc phong các bậc cao hơn, đôi khi còn dùng để giáng các phi tần khác. Một số phi tần không có xuất thân cung nữ cũng bị giáng làm Quan nữ tử. Bên cạnh đó, Quan nữ tử cũng dùng để gọi một số tì thiếp của các Hoàng tử chưa có danh phận như Hòa phi Na Lạp thị của Thanh Tuyên Tông.

Theo: kknews
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.