• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Loạt sự thật đằng sau những câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Người đưa Bạch Tuyết vào rừng là mẹ ruột, giày của Lọ Lem không làm từ thủy tinh

Độc lạ

Chúng ta hiếm khi nào nghĩ tới việc tìm kiếm sự thật ẩn sau các câu chuyện cổ tích nổi tiếng. Một số người thực sự không hay biết về chúng, trong khi một số người khác lại không muốn ký ức tuổi thơ bị “bay màu” vì những sự thật chẳng được lung linh cho lắm.

Thế nhưng yên tâm, những bí mật sắp được bật mí dưới đây không hề kinh dị chút nào đâu. Nếu quyết định đọc bài viết này thì tức là bạn đã chấp nhận nhìn cổ tích dưới lăng kính hiện thực rồi đấy.

Rapunzel là một bà mẹ đơn thân

Hẳn rất nhiều khán giả yêu thích bộ phim hoạt hình về nàng công chúa tóc mây. Trong phim, Rapunzel bị “mẹ” Gothel bắt cóc và nhốt trong một tòa tháp. Nếu mọi thứ chỉ đơn giản như vậy thì câu chuyện cổ tích này đã không góp mặt trong danh sách này. Ban đầu, câu chuyện về nàng Rapunzel thực chất chẳng phải là một câu chuyện vui vẻ đến vậy: nó như một lời cảnh tỉnh về tác hại của những mối quan hệ lén lút tiền hôn nhân.

Trong câu chuyện gốc, hoàng tử tìm đến tháp của Rapunzel suốt mấy đêm liên tiếp. Một thời gian sau, nàng chợt nhận thấy chiếc váy của mình bắt đầu trở nên chật và bụng thì ngày càng to ra. Sự việc bị “mẹ” Gothel phát giác, bà giận dữ cắt phăng mái tóc của Rapunzel và bỏ rơi nàng ở sa mạc. Thế nhưng Rapunzel không buông xuôi mà vẫn cố gắng sinh ra hai đứa trẻ kháu khỉnh và một mình nuôi con. Cuối cùng hoàng tử cũng tìm được ba mẹ con và cả gia đình sống hạnh phúc mãi mãi về sau.

Bạch Tuyết bị mẹ ruột đưa vào rừng

Trong câu chuyện kinh điển Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn, bà mẹ kế độc ác ghen tị với sắc đẹp của Bạch Tuyết nên đã tìm cách lừa nàng vào rừng. Thế nhưng trong phiên bản đầu tiên của câu chuyện, nhân vật phản diện không ai khác chính là người mẹ ruột của nàng.

Bà cùng Bạch Tuyết vào rừng để đi dạo và hái hoa, sau đó bỏ nàng lại. Theo một phiên bản khác, người mẹ đã sai người hầu thực hiện mưu đồ tống khứ đứa con gái phiền phức. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nhân vật mẹ kế xuất hiện trong các phiên bản sau này nhằm giảm bớt độ tàn nhẫn, tránh gây mất lòng tin ở trẻ con.

Walt Disney đã thay đổi câu chuyện. Trong phim hoạt hình của hãng, bảy chú lùn có tên riêng và Bạch Tuyết đã gặp hoàng tử trước khi cô trúng độc trong quả táo và ngất đi. Thế nhưng trong câu chuyện gốc, nàng không tỉnh dậy sau nụ hôn của hoàng tử mà khi thi thể của nàng được đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng, chiếc xe ngựa bị xóc khiến miếng táo độc rơi ra ngoài.

Mèo đi hia không phải là một chú mèo như chúng ta vẫn tưởng

Nhà văn người Ý Giovanni Francesco Straparola là tác giả của câu chuyện cổ tích Puss in Boots. Trong phiên bản gốc của tác giả, chú mèo được chàng trai út nhận nuôi sau khi mẹ cậu qua đời. Thế nhưng sự thật đó là một nàng tiên biến hình thành một con mèo. Cô giúp chủ nhân sở hữu gia sản của vị lãnh chúa, chiếm trọn trái tim công chúa và trở thành vua.

Sau đó, Charles Perrault đã thay đổi câu chuyện. Mèo đi hia chỉ đơn thuần là một chú mèo tinh ranh thôi chứ không có chút phép thuật nào cả.

Alexander Volkov không hề ăn cắp ý tưởng của Phù Thủy Xứ Oz

Một số độc giả đã nhận thấy sự tương đồng giữa tác phẩm The Wonderful Wizard of Oz của Lyman Frank và series Magic Land của Alexander Volkov. Vậy rốt cuộc ai đã ăn cắp ý tưởng của ai?

Alexander Volkov đã từng là giáo viên dạy Toán trong một thời gian dài cho đến khi ông quyết định học ngôn ngữ Anh. Để thực hành, ông bắt đầu dịch cuốn sách của Lyn Frank. Ông đã nhiều lần thay đổi câu chuyện, thêm nhân vật mới, và rồi chẳng mấy chốc biến phiên bản đó trở thành cuốn sách của riêng mình. 20 năm sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên, Alexander Volkov đã viết phần tiếp theo về Ellie.

Chiếc hài của Lọ Lem không phải được làm bằng thủy tinh

Đến đây thì chúng ta hãy cùng nhìn lại tất cả các phiên bản Lọ Lem khác nhau.

Một trong những phiên bản đầu tiên của câu chuyện về cô bé Lọ Lem đến từ Trung Quốc với đôi hài được thêu bằng chỉ vàng. Theo phiên bản của anh em nhà Grimm, Lọ Lem đã đi dự dạ hội 3 lần và đi giày bằng lụa, bạc và vàng. Trong phiên bản Venice, đôi giày của nàng được làm từ kim cương. Chỉ đến khi nhắc tới phiên bản của Charles Perrault, Lọ Lem mới mang đôi giày bằng thủy tinh. Thế nhưng trong hầu hết các phiên bản khác, bà tiên chỉ đơn giản tặng nàng một đôi giày bình thường thôi.

Theo: brightside

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.