• Về đầu trang
Cây SK
Cây SK

Lời giải cho những ảo ảnh quang học nổi tiếng từng làm 'điên đầu' cộng đồng mạng

Độc lạ

Hai năm qua, trên Internet liên tục xuất hiện những bức ảnh có tiêu đề gây tò mò như: “Chiếc váy màu xanh-đen hay vàng trắng?”; “Đôi chân biến mất một cách bí ẩn”. Các bức ảnh này thực chất là những ảo ảnh quang học cổ điển gây nhiễu và các thiết kế ảo ảnh sẽ khiến đầu bạn xoay như chong chóng.

Trong quang học, ảo ảnh là các cảm giác hình ảnh không có thật để lại trong tâm thức khi quan sát một số hình ảnh đặc biệt. Lúc này, thông tin thu thập được từ mắt được xử lý bởi bộ não cho ra các cảm nhận không trùng với vật thể có thật.

Dưới đây là những bức ảnh tương tự dùng để kiểm tra thị giác của bạn. Một lưu ý nhỏ nữa là chúng tôi đã kèm lời giải thích dưới các hình ảnh, vì vậy hãy cuộn xuống từ từ nếu bạn không muốn làm hỏng ảo giác đó.

Nếu bạn tập trung nhìn vào hình ảnh này trong khoảng 30 giây, nó sẽ hoàn toàn biến mất

5ace147dfacba886748b456d 480 603

Vào tháng 4 năm 2018, một chuyên viên chăm sóc mắt ở Horsham, Pennsylvania đã chia sẻ một hình ảnh ảo giác quang học thu hút sự chú ý của nhiều người. Nếu bạn tập trung vào một điểm cố định trong ảnh chỉ sau ba mươi giây, bức ảnh sẽ biến mất.

Hiệu ứng đáng ngạc nhiên này thực sự là một biến thể của một ảo ảnh quang học nổi tiếng được gọi là vòng tròn mờ dần của Troxler. Nó được phát hiện vào năm 1804 bởi Ignaz Troxler - một bác sĩ và nhà triết học người Thụy Sỹ.

Khi bạn chỉ tập trung nhìn vào một điểm, cách bạn xử lý với những ảo ảnh Troxler sẽ làm não bộ không nhận được bất cứ thông tin gì về hình ảnh ở trước mắt. Tại điểm đó, các kích thích trong tầm nhìn ngoại vi của bạn mang bản chất của môi trường xung quanh - trong trường hợp này là nền trắng – giống như việc não của bạn "điền vào" thông tin mà nó coi là không quan trọng đối với quá trình.

Hình xăm làm chúng ta liên tưởng đến một cái lỗ khổng lồ xuất hiện trên tay người đàn ông

5a8d97de56019a67008b45cb 640 480

Nó nhìn như một cái hố không đáy vậy

Hình xăm này đã lan truyền một cách rộng rãi trên Internet vào tháng 2 năm 2018 nhưng đến bây giờ vẫn chưa tìm ra được chủ nhân của bức ảnh là ai.

Thực chất, hình xăm này đã lợi dụng việc sắp xếp các hình chữ nhật nhỏ dần vào trong theo chiều xoắn ốc khiến chúng ta nhìn ra ảo ảnh là một cái lỗ không đáy.

Tủ quần áo này có màu gì?

fivevrebrv 2kxrfjrxyolr3dobpxvpehuqhxkyiqqy

Vào tháng 12 năm 2017, một người dùng đã đăng bức ảnh tủ quần áo này lên trang Reddit với tiêu đề "Bạn thấy màu gì: Hồng trắng hay xanh xám?"

Một số người thì nhìn thấy màu hồng và trắng, nhưng nhiều người khác lại nhìn thấy màu xanh và xám, và một vài người nữa nhìn thấy "màu xanh lá - xanh dương rất nhạt và hồng hoặc "xanh lá cây và xám."

Cuối cùng, chủ nhân của bức ảnh đã tiết lộ rằng thưc ra tủ quần áo được sơn màu xanh - xám. Thế nhưng, vẫn còn một số hoài nghi về lời khẳng định đó. Ông đã đưa ra lời giải thích như sau: "Ánh sáng "đỏ" của bức ảnh làm cho các bộ phận "màu xám không bão hòa" của tủ quần áo xuất hiện màu hồng. Ánh sáng cũng "làm nóng" màu xanh "lạnh" của tủ quần áo khiến chúng xuất hiện màu trắng".

Tờ báo xuất hiện ảo ảnh 3D

5a380910c8d0eb7c008b45c5 960 720

Chả có gì đặc sắc phải không

Thoạt nhìn, bạn sẽ tưởng đây là tờ báo bình thường, nhưng nếu nhìn kỹ hơn bạn sẽ thấy rằng có một gian bếp 3D ẩn trong trang báo này. Dĩ nhiên trang báo này hoàn toàn phẳng.

Giám đốc sáng tạo Felipe Salazar và nhà thiết kế đồ họa Karen Castañeda gần đây đã chỉnh sửa một tờ báo để quảng cáo cho siêu thị HiperCentro Corona. Hai nghệ sỹ đã sử dụng thiết kế của họ để thêm ảo giác về chiều sâu.

5a399267fcdf1ecb028b469d 750 563

Bạn tưởng rằng đây là những vòng tròn chuyển động ư? Không đâu, chúng đứng yên đấy.

59ee663324e30a18048b4854 960 640

Đây không phải là gif đâu!

Hình ảnh trên được lấy cảm hứng từ ảo giác nổi tiếng "Rắn xoay tròn" của giáo sư Akiyoshi Kitaoka năm 2003. Đây là ví dụ của một ảo ảnh trôi dạt ngoại vi. Chúng ta nhận thấy những hình ảnh tĩnh này như đang chuyển động. Điều thú vị là khi bạn nhìn vào một phần của bức ảnh mà không di chuyển hoặc chớp mắt, phần đó dừng lại "xoáy" sâu vào trong mắt bạn, trong khi các vòng tròn khác tiếp tục di chuyển.

Chú mèo này đang đi lên hay đi xuống?

59ee6d4624e30a3b008b48a6 750 407

Bạn tưởng bạn đã tìm ra đáp án rồi sao? Hãy nhìn lại một lần nữa nào.

Bức ảnh chú mèo này đã khiến cộng đồng mạng điên đảo vì không biết nó đang đi lên hay đi xuống cầu thang. Rất nhiều người đã vận dụng hết tất cả những kiến thức kiến trúc đến sinh học để bảo vệ cho câu trả lời của mình trong cuộc tranh luận này. Megan Willett của INSIDER đã đưa ra câu trả lời khiến rất nhiều người ngỡ ngàng khi khẳng định rằng chú mèo này chắc chắn đang đi xuống cầu thang.

Bức ảnh cặp đôi đang ôm nhau khiến mọi người bối rối

59ee7bff24e30a21008b4891 480 575

Nhìn như đùi của người đàn ông này đã biến mất rồi ấy

Bức ảnh này đã lan truyền nhanh chóng sau khi một người dùng Reddit chia sẻ nó cùng với chú thích: "Điều này làm tôi tổn thương quá ...". Hình dáng đôi chân kì quái của cặp đôi khiến cư dân mạng xôn xao bàn tán.

Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ vào chiếc quần đùi của anh ấy thì bạn sẽ phát hiện ra thủ thuật này ngay thôi. Chiếc quần của người đàn ông này có màu đen ở hai bên và màu trắng ở giữa, làm chúng ta tưởng lầm rằng cô gái đằng sau đang mặc quần trắng.

59ee7e8724e30a22008b487f 480 575

Đó là một mẹo lừa rất cơ bản.

Hai ô cờ A và B này có cùng một màu đấy. Bạn có tin không?

59ef5e8624e30a3c008b48d5 960 743

Không lầm đâu, hai ô cờ thật sự là cùng một màu đấy

Kiểu ảo giác cổ điển này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995 do giáo sư khoa học về thị giác Edward H. Adelson tại MIT phát hiện.

Đây được gọi là "ảo giác bóng tối”, hiệu ứng này liên quan đến cách mà não của chúng ta phân tích màu sắc và bóng mờ của vật.

59ef5e9649e1cf30008b48bc 960 743

Đây là bằng chứng

Slate giải thích rằng: "bộ não của bạn luôn so sánh mọi thứ". Ô cờ A được bao quanh bởi các ô sáng hơn, làm cho nó trở nên tối hơn, trong khi ô B được bao quanh bởi các ô tối màu hơn, làm cho nó trông nhạt màu hơn. Bóng tối cũng khiến cho nhận thức của bạn về màu sắc bị đảo lộn và "khuếch đại hiệu ứng".

Nếu điều này vẫn không thuyết phục được bạn, hãy mở bức ảnh này trong ứng dụng Photoshop, sử dụng công cụ Dropper hoặc Color Picker để chọn màu trong hình vuông A, và vẽ một đường thẳng tới hình vuông B (hoặc ngược lại).

Chiếc giày này màu Hồng và Trắng hay là Nâu và Xám?

59ee33c924e30a18048b4804 960 920

Vào đầu tháng, chiếc giày này đã được nhiều người biết đến sau khi người ta bắt đầu tranh luận nó có màu hồng trắng hay là màu xám nâu.Thật ra đây là đôi giày Vans' Ward Lo Sneaker in Blush có giá 55$(khoảng hơn 1 triệu VNĐ0 và màu sắc của chúng là hồng và trắng.

59de75a6c1505540008b484a 960 471

“Chiếc giày này được chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng nên đã gây ra sự nhầm lẫn về màu sắc, thành ra trong bức ảnh chiếc giày lại có màu xanh nhạt” –Susanna Heller, phóng viên tờ báo INSIDER giải thích.

Chiếc váy này có màu Xanh - Đen hay Vàng - Trắng?

54f0fb45ecad047a0e7e2807 960 730

Vào năm 2015, cuộc tranh luận về màu sắc thực sự của chiếc váy này đã bùng nổ hàng trăm những tranh cãi, bài báo trực tuyến, và thậm chí cả những phân tích khoa học. Có người nhìn thấy nó có màu xanh - đen, nhưng một số khác lại đưa ra ý kiến chiếc váy này có màu vàng -trắng. Và tất nhiên, cả hai bên đều cho rằng mình đúng.

Bây giờ thì mọi việc đã quá rõ ràng rồi, đây chính là chiếc váy Roman Originals' Lace Detail Bodycon Dress của Royal Blue và màu sắc của nó chính là xanh - đen.

59ee3d2224e30a2c008b4846 960 720

Khi bức ảnh của bộ váy được chụp trong ánh sáng kém với màu xanh nhạt, bộ não của bạn sẽ nhìn thấy chiếc váy trong bóng tối (màu sắc sẽ được chỉnh sửa thành màu trắng và vàng) hoặc chụp nó trong "điều kiện chiếu sáng hợp lý" (bạn sẽ nhận thấy nó có màu xanh-đen).

Dâu tây không phải màu đỏ?

59b98c99e517bd1f008b476a 750 750

Những quả dâu này không có màu đỏ

Giống như bức ảnh “rắn xoay tròn”, ảo giác này cũng được tạo nên bởi một giáo sư người Nhật có tên là Akiyoshi Kitaoka. Giáo sư Kitaoka đã chia sẽ bức ảnh vào đầu năm nay, mặc dù màu đỏ của quả dâu đã được loại bỏ khỏi bức ảnh thế nhưng tại sao người ta vẫn nhìn ra màu đỏ?

Jacob Shamsian, phóng viên tờ INSIDER giải thích, bộ não tự nhận biết vật xuất hiện trong bức ảnh này là dâu tây, và dâu tây thì có màu đỏ nên não bộ sẽ chỉnh sửa màu sắc tại các điểm ảnh có màu xám và xanh lá cây trong hình ảnh trở thành đỏ.

Có tất cả 12 dấu chấm trong bức hình này và chắc chắn bạn không thể nhìn thấy hết trong cùng một lúc

59b99aa9e517bd3a008b476b 750

Bức ảnh này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000 trong tạp chí nghiên cứu "Perception" của Jacques Ninio và Kent A.Stevens. Nó càng trở nên nổi tiếng sau khi được giáo sư Kitaoka chia sẻ trên Facebook và nhà thiết kế Will Kerslake đăng lại trên Twitter.

Chúng ta có thể nhìn được từng dấu chấm riêng lẻ nhưng lại không thể nhìn được tất cả cùng một lúc.

Chú mèo ở đâu trong hình?

59ee725d24e30a44008b487a 480 666

Sau khi được đăng trên trang Reddit, bức ảnh này đã lan truyền rộng rãi vào năm 2016. Cư dân mạng đã mất một khoảng thời gian dài trong việc tìm kiếm con mèo màu nâu trốn trong những đống gỗ đã chặt. Và đây là kết quả:

59ee740224e30a4f008b489d 480 666

Sàn nhà lượn sóng?

59dcf6483f89ba2b008b4713 960 720 1

Thiết kế sàn nhà của công ty gốm Casa Ceramica ở Anh bỗng dưng thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng. Lối vào một trong những phòng trưng bày của công ty ở Manchester tạo ra ảo ảnh, khiến tất cả những ai đang đi tới đều phải cẩn thận bước qua nó.

Nhưng ảo ảnh này chỉ có tác dụng khi đứng đối mặt với lối vào phòng trưng bày thôi, các ảo giác lồi lõm sẽ lập tức biến mất nếu bạn nhìn từ góc độ khác. Sự thật là nó hoàn toàn bằng phẳng.

Theo: thisisinsider
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.