• Về đầu trang
Một ngày đẹp trời
Một ngày đẹp trời

Phát minh thất bại và ế ẩm nhất của thiên tài Thomas Edison: Búp bê biết nói khiến trẻ em khóc thét

Độc lạ

Trong suốt 69 năm dành cho sự nghiệp sáng tạo, Thomas Edison đã sở hữu một số lượng lớn bằng sáng chế lên tới con số 1093. Trong số đó có thể nhắc tới những phát minh vĩ đại như: bóng đèn sợi đốt, máy ảnh và máy quay phim. Nhưng bên cạnh những thành công đó, ông cũng có rất nhiều phát minh được coi là thất bại và một trong số đó chính là những con búp bê biết nói.

thos a edison loc npcc 04723 640x516

Thomas. A. Edison

Năm 1890, búp bê biết nói nói được Edison cho ra mắt với hy vọng rằng món đồ chơi này sẽ là minh chứng tuyệt vời cho khả năng giải trí tại gia của một phát minh khác của ông, vốn là máy hát quay đĩa. Nhưng tất cả những gì mà con búp bê này mang lại không phải sự giải trí, mà chỉ là sự sợ hãi cùng với giọng nói khiến trẻ em phải hoảng sợ.

Thoạt đầu, chúng cũng thu hút được khá nhiều sự tò mò của công chúng, thậm chí trong một số báo phát hành năm 1888, ký giả đã dành lời khen tận mây xanh cho Edison với tiêu đề kiểu: "Món đồ chơi tuyệt vời mà ông Edison dành cho các bé gái".

the edison talking doll photo by kai schreiber cc by sa 2 0 640x427

Búp bê biết nói của Edison

Thế nhưng sau đó, mọi người bắt đầu cảm thấy sự kì dị của những con búp bê này. Chúng cao tới 56cm, nặng gần 2kg, tứ chi được làm từ gỗ còn cái đầu lại bằng sứ và đặc biệt là những ánh mắt vô hồn như đang nhìn chằm chằm vào người đối diện. Nếu vẻ ngoài của những con búp bê này chỉ đủ để làm người ta rợn gáy thì giọng nói được thu âm bên trong món đồ chơi này sẽ thực hiện nốt phần còn lại trong việc hù dọa chủ nhân của nó.

Với phần bên trong nửa thân trên bằng kim loại, mỗi món đồ chơi này lại được lắp đặt thêm một phiên bản mini của máy hát quay đĩa đã được thu âm một vài những bài hát quen thuộc với trẻ em như Mary Had a Little Lamp, Jack and Jill, Twinkle, Twinkle, Little Star, Now I Lay Me Down to Sleep.

manufacture of edisons talking doll 437x640

Cấu tạo của một con búp bê biết nói

Bằng cách xoay dây cót đằng sau lưng con búp bê, những giai điệu sẽ bắt đầu vang lên. Thế nhưng thay vì tiếng hát trong trẻo của trẻ em, giọng nói lại giống tiếng gào thét của một người phụ nữ đang bị đe dọa phải đọc thư đòi tiền chuộc vậy. Và quả thật, giọng nói đó chính là sản phẩm từ những bản thu của một người phụ nữ ngồi trong cabin tại nhà máy, cố gào thét vào chiếc máy ghi âm.

Những tờ báo đã từng khen ngợi hết lời món đồ chơi này ngay lập tức đã quay ngoắt sang mỉa mai Edison và phát minh của ông. Tựa báo "Búp bê biết nói: Có lẽ sẽ giải trí hơn nếu bạn hiểu được chúng nói gì" chắc chắn là một trong những lời bình luận tử tế nhất mà tờ báo Washington dành cho phát minh thất bại này.

manufacture of talking doll 640x512

Xưởng sản xuất đồ chơi của Edison

Một trong những điều gây tranh cãi khác chính là giá bán đắt đỏ của món đồ chơi này. Một con búp bê chưa có quần áo được bán với giá 10 USD, trong khi nếu thêm quần áo khách hàng sẽ phải chi 20 USD cho một con búp bê để được nghe chúng "hát". Nếu tính theo mệnh giá tiền hiện nay, số tiền này tương đương với 237 USD và 574 USD, một cái giá quá chát để mua một món đồ chơi khiến bản thân đau tim nhiều hơn là giải trí.

800px edison phonograph doll 01 453x640

Búp bê biết nói với bộ phận phát ra âm thanh được tháo rời

Tại thời điểm đó, những con búp bê của Edison được tiêu thụ được không đến 500 con và vài tuần sau khi vụ việc trở nên ồn ào, thì thứ đồ chơi đáng sợ này đã bị buộc phải ngừng bán.

Dù vậy, Edison vẫn không nản chí, ông đự định sẽ mang một phiên bản mới đã qua cải tiến của những con búp bê này trở lại thị trường. Thế nhưng vào mùa thu năm 1980, nhà máy sản xuất đồ chơi của Edison lâm vào cảnh nợ nần chồng chất đến nỗi không thể trả nỗi những món nợ đã vay và buộc phải ngừng hoạt động. Edison có lẽ đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều khi chính ông cũng phải gọi phát minh của mình là "những con quái vật nhỏ".

talkingdoll

Quái vật nhỏ biết hát - một trong những thất bại trong sự nghiệp của Thomas Edison

Hiện nay chỉ còn một số lượng hiếm những con búp bê biết nói của Edison còn tồn tại và hầu hết nằm trong những bộ sưu tập cá nhân. Tuy nhiên nhờ có công nghệ hiện đại, mọi người vẫn có thể được nghe những âm thanh nguyên bản phát ra từ bộ phận phát thanh thu nhỏ bên trong những con búp bê đó. Đương nhiên là phải chuẩn bị tinh thần trước khi quyết định nghe thử nhé!

Theo: The vintage news
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.