• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Sự biến mất bí ẩn của nữ phi công nổi tiếng sau 80 năm vẫn chưa được giải mã

Độc lạ

Đã 80 năm trôi qua kể từ ngày nữ phi công nổi tiếng Amelia Earhart biến mất. Bà không chỉ nổi tiếng với tài năng và bản lĩnh của mình, mà còn được nhiều người biết đến bởi sự biến mất kì lạ mà mãi đến hôm nay vẫn chưa ai giải đáp được.

Lần cuối cùng người ta nhận được tín hiệu từ nữ phi công là vào ngày 2 tháng 7 năm 1937, trong khi bà đang thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới theo đường xích đạo đầu tiên của mình và gửi tín hiệu về trạm kiểm soát không lưu, mà cụ thể là hoa tiêu Fred Noonan.

Amelia Earhart đứng trước chiếc máy bay Friendship ở Newfoundland vào ngày 14 tháng 6 năm 1928. Ảnh: Getty.

Amelia Earhart đứng trước chiếc máy bay Friendship ở Newfoundland vào ngày 14 tháng 6 năm 1928. Ảnh: Getty.

Năm 1939, bà được cho là đã chết sau khi chính phủ Hoa Kỳ kết luận máy bay đã đâm vào một nơi nào đó giữa Thái Bình Dương, nhưng xác của bà đã chưa bao giờ được tìm thấy.

Trước khi bị mất tích, bà đã phá vỡ những kỷ lục và rào cản giới tính bằng những chuyến bay một mình mà chưa có nam giới nào thực hiện. Bà là phụ nữ đầu tiên bay qua Đại Tây Dương, người nữ đầu tiên bay xuyên Thái Bình Dương từ Honolulu, Hawaii đến Oakland, California. Nhưng rồi sau đó bà biến mất.

Trải qua suốt 8 thập niên, vụ mất tích của bà đã làm những người hâm mộ và các sử gia bối rối, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều thuyết âm mưu.

Earhart bị bắt giam rồi bị giết chết bởi quân Nhật

Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất giả thuyết rằng bà và người hoa tiêu đã bị người Nhật bắt giữ ở đảo Saipan hoặc quần đảo Marshall, sau đó bị những người Nhật giết chết. Một trong những người ủng hộ giả thuyết này là anh em họ thứ tư của nữ phi công, ông Wally Earhart cho biết chiếc máy bay không bị phát nổ nhưng lại lọt vào tay người Nhật.

Hình ảnh được cho là Fred Noonan (khoanh tròn trái) và Earhart (phải) đã được vớt lên từ biển sau khi máy bay bị rơi ở đảo Saipan. Ảnh: CNN.

Hình ảnh được cho là Fred Noonan (khoanh tròn trái) và Earhart (phải) đã được vớt lên từ biển sau khi máy bay bị rơi ở đảo Saipan. Ảnh: CNN.

“Có thể họ đã bị rơi xuống vùng biển của Nhật Bản để rồi Noonan bị chém đầu bởi quân đội Nhật, trong khi đó nếu Amelia không bị giết chết thì cũng sẽ nhanh chóng chết đi bởi chứng kiết lỵ và những căn bệnh khác”, Wally Earhart nói với nhật báo Nevada Appeal mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

Earhart bị lạc đường, máy bay hết nhiên liệu và lao xuống Thái Bình Dương

Những phi công sau này đặt giả thuyết về chuyến bay cuối cùng của bà đến Oakland. Sau khi Earhart dừng chân ở Lae, New Guinea để tiếp nhiên liệu, bà nhận được thông tin về điểm dừng chân tiếp theo là đảo Howland, cách Lae khoảng 4.000 km về hướng đông.

Hình ảnh chụp vào thập niên 1930, nữ phi công Amelia Earhart đang trong buồng điều khiển của một chiếc máy bay. Ảnh: AFP/Getty Images.

Hình ảnh chụp vào thập niên 1930, nữ phi công Amelia Earhart đang trong buồng điều khiển của một chiếc máy bay. Ảnh: AFP/Getty Images.

Tuy nhiên nhiều tổ chức bao gồm cả Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ đều cho rằng Earhart và cả Noonan đều không thể xác định được vị trí của đảo Howland, cuối cùng chiếc máy bay bị hết nhiên liệu do bay lượn quá lâu trên bầu trời rồi đâm sầm xuống Thái Bình Dương.

Earhart đã liên lạc vô tuyến với tàu tuần dương Hoa Kỳ Itasca vào sáng sớm ngày 2 tháng 7, với lời thông báo rằng chiếc máy bay chỉ cách nơi của bà 320 km. Ngay sau đó bà gửi đi một lời báo nữa cho biết máy bay đã cạn nhiên liệu và bà không thể tìm ra hòn đảo. Thông điệp cuối cùng được gửi đi vào 8 giờ 43 sáng, rằng “Tôi đang ở vị trí 156-137 và đang bay về phía bắc cũng như phía nam”.

Earhart là một gián điệp của Hoa Kỳ đã về quê hương với danh tính khác

Theo một giả thuyết khác, nữ phi công nổi tiếng này thật ra là một gián điệp của chính phủ Hoa Kỳ đang thực hiện một nhiệm vụ bí mật để chụp ảnh các căn cứ quân sự bí mật của Nhật Bản trên Thái Bình Dương. Tác giả sách W.C. Jameson đã trình bày giả thuyết này trong cuốn sách của ông.

Nữ phi công Amelia Earhart đang vẫy tay chào từ buồng lái máy bay vào năm 1929. Ảnh: Getty.

Nữ phi công Amelia Earhart đang vẫy tay chào từ buồng lái máy bay vào năm 1929. Ảnh: Getty.

Ông cho biết Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ủy nhiệm cho chuyến bay của Earhart, ngài Tổng thống biết rõ sự biến mất có kế hoạch này nhưng vẫn giữ mọi chuyện trong im lặng. Ông cũng cho biết bà đã bị quân đội Nhật bắt giữ nhưng được trao trả vào năm 1945, bà trở về Hoa Kỳ với danh tính công dân khác hoàn toàn, có thể bà đã dùng cái tên Irene Craigmile Bolam.

Earhart chết vì bị cướp

Gần đây có một giả thuyết được đưa ra để giải thích về sự biến mất bí ẩn của nữ phi công Earhart, rằng bà đã bị cướp bóc rồi giết chết. Các nhà nghiên cứu ở Tổ chức Máy bay Lịch sử Quốc tế cho biết có sự tương đồng về cơ thể giữa nữ phi công và bộ xương nửa người được tìm thấy ở một hòn đảo hoang ở giữa Thái Bình Dương vào năm 1940.

Chuyến bay thử nghiệm của Amelia Earhart ở sân bay Oakland vào ngày 14 tháng 3 năm 1937 trước khi bắt đầu chuyến bay chính thức và cũng là chuyến bay cuối cùng của bà. Ảnh: Oakland Tribune/AP.

Chuyến bay thử nghiệm của Amelia Earhart ở sân bay Oakland vào ngày 14 tháng 3 năm 1937 trước khi bắt đầu chuyến bay chính thức và cũng là chuyến bay cuối cùng của bà. Ảnh: Oakland Tribune/AP.

Các chuyên gia về hình ảnh và pháp y cùng các nhà nhân học đã so sánh bằng cách thực hiện các phép đo khoa học, giữa bộ xương được tìm thấy với hình ảnh và quần áo của bà Earhart. Kết quả phép đo cho thấy chúng gần như giống hệt nhau.

Mặc dù kết quả đo khá thuyết phục nhưng nó không chứng minh được bộ xương kia là của Amelia Earhart. Tuy vậy các nhà nghiên cứu vẫn xem giả thuyết này là có tính khoa học và đưa ra nhiều dữ liệu hơn cả so với những giả thuyết trước đó.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.