• Về đầu trang
Răng Đen
Răng Đen

Tuyển tập những xu hướng làm đẹp quái lạ nhất trong lịch sử nhân loại

Độc lạ

Sắc đẹp ngoại hình luôn là một chủ đề nóng bỏng, được mọi người quan tâm chú ý dù ở bất cứ thời đại nào. Chúng ta luôn dành thời gian và tiền bạc để tút tát cho nhan sắc của bản thân thêm phần lộng lẫy, làm đẹp giờ đây là chuyện rất đơn giản nhưng trong quá khứ thì lại là một cơn ác mộng kinh hoàng.

Dưới đây là những bí quyết làm đẹp kinh dị khiến ai cũng rùng mình, sợ hãi của các mỹ nhân xưa.

Xỏ khuyên vào nơi nhạy cảm trên cơ thể

Trong thời đại Victoria (1837-1901), phụ nữ Anh có xu hướng xỏ khuyên vào ngực để tăng thêm phần gợi cảm, quyến rũ đối phương. Đàn ông thì lại xỏ khuyên vào dương vật để dễ dàng mặc quần bó, tạo sự hấp dẫn, nổi bật với phái nữ.

Hoàng tử Albert

Hoàng tử Albert của Hoàng gia Anh thời ấy rất thích thú thử nghiệm phong cách dị thường này.

Lông mày rậm dính liền

Người Hy Lạp cổ đại quan niệm rằng một cặp lông mày đậm, dày và dính liền nhau là biểu hiện cho sự quý phái, trí tuệ và tâm hồn thánh thiện của người phụ nữ.

Vì vậy mà hội chị em Hy Lạp không sở hữu một hàng lông mày rậm, đẹp tự nhiên như vậy thì phải tô vẽ thêm cho thật đậm và nổi bật.

Làn da nhợt nhạt

Phụ nữ Anh quốc thế kỷ 17 thường thích “khoe” vòng cổ và bộ ngực của mình cho thiên hạ. Mỹ nhân thời đó được đánh giá là đẹp khi sở hữu một làn da trắng sứ, trông mong manh và nhợt nhạt để thể hiện sự giàu có, sang chảnh của tầng lớp thượng lưu.

Để tăng thêm vẻ yếu ớt của làn da các phu nhân, tiểu thư thường thoa phấn lên mặt và vẽ thêm các đường gân xanh lên ngực.

Hàm răng đen

Nếu bạn lười đánh răng thì có thể “xuyên không” đến nước Nhật vào thế kỷ 19 và gia nhập hội phụ nữ có hàm răng đen.

Nữ giới xứ Phù Tang sau khi kết hôn sẽ thực hiện tập tục nhuộm đen răng mình vĩnh viễn. Tục lệ này biểu tượng cho sắc đẹp và sự cam kết trong hôn nhân.

Bắp chân nam tính

Phụ nữ thời nay thường khoe đôi chân thon dài nuột nà nhưng giai đoạn Trung cổ ở thế kỷ 18 thì lại khác. Thời ấy, bắp chân to khỏe của nam giới mới là điểm thu hút mọi ánh nhìn của thiên hạ.

Cánh mày râu thường mang tất chân dài, thậm chí còn độn thêm để che khuyết điểm và khoe cặp bắp chân hoàn hảo. Vua Henry VIII của Anh là người nổi tiếng với đôi bắp chân hoàn mỹ.

Nốt ruồi duyên

Vào thế kỷ 18, phụ nữ ưa chuộng kiểu trang điểm đậm, cầu kỳ và chấm thêm những nốt ruồi giả nhiều hình dạng như: ngôi sao, trái tim, hình tròn, hình vuông… để chấm lên mặt.

Mỗi vị trí của nốt ruồi đều mang ý nghĩa cụ thể, như nốt ruồi gần miệng thể hiện tính trăng hoa còn ở bên má phải nghĩa là quý cô đó đã kết hôn.

Hàm răng ngắn

Quan niệm vẻ đẹp thời Phục Hưng khá quen thuộc với thời hiện đại đó là: chân dài, eo thon và hông rộng nhưng có một xu hướng làm đẹp hơi khó hiểu đó là: răng ngắn.

Thời ấy, phụ nữ được yêu thích khi có nụ cười tỏa nắng với hàm răng ngắn đã được mài dũa cầu kỳ.

Bàn chân nhỏ xinh

Bó chân là tục lệ kinh dị và nổi tiếng ở Trung Quốc. Đây là phương thức làm đẹp phổ biến trong các gia đình quý tộc ở thế kỷ 13. Bé gái từ 5 đến 7 tuổi sẽ được bó chặt bàn chân nhằm ngăn sự phát triển, xương chân sẽ bị gãy, bẻ cong với gót chạm đến ngón chân.

Thời ấy, phụ nữ phải chịu đựng đau đớn để có đôi bàn chân bé nhỏ. Vì theo quan niệm bàn chân nhỏ thể hiện sự hấp dẫn trong tình dục và có tính thẩm mỹ cao cho phái yếu.

Hộp sọ bị uốn nắn

Vào khoảng những năm 1000 TCN, người Maya cổ đại đã bắt đầu sửa đổi hình dáng hộp sọ của trẻ sơ sinh. Những đứa trẻ khi được sinh ra sẽ bị kẹp những cụ tạo hình lên đầu để định hình. Tập tục này có mục đích thẩm mỹ không liên quan đến địa vị xã hội, ai cũng được thực hiện bất kể nam hay nữ.

Ngoài người Maya cổ thì phương thức làm đẹp kỳ quái này còn lan rroojng đến người Huns, người Hawaii, người Tahiti, người Inca ở Đức và bộ lạc Chinook, Choctaw ở Bắc Mỹ.

Móng tay dài

Bạn có thể nhận thấy các phi tần, mỹ nữ trong những bộ phim thời nhà Thanh, Trung Quốc thường có những bộ móng tay dài giấu trong hộ chỉ, loại trang sức đeo trên ngón tay nữ giới. Phụ nữ và đàn ông triều đại nhà Thanh thường nuôi móng tay dài khoảng 20 đến hơn 25 cm. Nữ giới thường để dài hơn nam giới và đeo hộ chỉ để bảo vệ, trang trí ngón tay.

Để móng tay dài là thói quen của tầng lớp quý tộc nhằm tượng trưng cho việc thoát ly khỏi lao động chân tay và thể hiện sự giàu sang, địa vị cao quý.

Không lông mi

Phụ nữ châu Âu thời Trung cổ và Phục hưng có những phương thức làm đẹp rất lạ lùng, họ không chỉ cạo hết tóc mà còn nhổ sạch lông mi trên mắt.

Thời kỳ ấy, lông mi là biểu tượng của lẳng lơ, dâm đãng nên phụ nữ đành phải loại bỏ chúng. Để chứng minh sự đoan trang, đứng đắn mà các quý bà, quý cô phải chịu đau đớn từ bỏ lông mi, quả là một xu hướng tàn bạo và kinh dị.

Sơn chân

Trong Thế chiến thứ 2, nguồn nylon bị thiếu hụt dẫn đến việc không sản xuất đủ quần tất cho phái nữ. Vì vậy, hội chị em đành phải cứu cánh bằng cách dùng sơn phết lên đôi chân của mình. Theo nhận định của Tạp chí LIFE phát hành năm 1942 thì: nam giới khó mà phân biệt được giữa đôi chân phụ nữ dùng tất và được sơn.

Những đôi chân dùng cọ sơn lên trông giống như một chiếc quần tất màu da nâu khỏe khoắn và thời thượng

Triệt lông vùng nhạy cảm

Khi người thực dân đến châu Mỹ, họ đã bị sốc bởi hình thức làm đẹp đau đớn của phụ nữ tại các bộ tộc bản địa ở đây.

Đó là nhổ lông vùng kín. Người dân ở đây cho rằng người có cơ thể đầy lông lá giống như loài lợn thế nên phương pháp tẩy lông toàn thân được tiến hành.

Ngực ngăn đôi

Từ thế kỷ 16 đến 19, áo nịt ngực là sản phẩm thời trang ăn khách nhất. Những chiếc áo có thiết kế được bó chặt đến ngẹt thở và được cải tiến từ thế kỷ 19.

Phong cách mới là: tách ngực, nghĩa là ngăn đôi ngực thành hai phần cách nhau càng xa càng tốt.

Lông mày biến đổi đa dạng

Phụ nữ Trung Quốc cổ đại thường liên tục thay đổi kiểu dáng, màu sắc lông mày của mình. Họ thỏa sức sáng tạo với những cách trang điểm khác nhau như: vẽ lông có màu đen, xanh dương hay xanh lá… hình dáng thì được cập nhật theo từng thời kỳ.

Thời nhà Hán là lông mày nhọn thịnh hành nhất, ở thời khác thì kiểu lông mày ngắn và cao hay kiểu lông mày buồn với dáng cong lên ở giữa, thể hiện sự u sầu, buồn bã.

Vầng trán cao

Phụ nữ thời Phục hưng muốn đẹp thì phải sở hữu vầng trán lớn và cong. Vì vậy mà họ phải nhổ hay cạo tóc phía trước mặt để tăng kích thước trán.

Thế nên khi bạn nhìn chân dung của phái nữ thời ấy đừng nghĩ là họ bị hói đầu mà thực ra họ đang theo đuổi “mốt làm đẹp” thời ấy mà thôi.

Đôi má to, phúng phính

Tiêu chuẩn sắc đẹp của nhà Đường (618 – 907) ở Trung Quốc rất khác với thời nay, đó là: phụ nữ phải có dáng người bụ bẫm, khuôn mặt tròn, trán rộng và bầu má to phúng phính.

Chị em thuộc hội thừa cân sống ở triều đại nhà Đường sẽ được tôn vinh thành mỹ nhân.

Thân hình đồng hồ cát

Phụ nữ Anh thời kỳ Edward (khoảng từ thế kỷ 13) ưa chuộng kiểu thời trang rất cổ quái với mục đích là tôn vinh cơ thể trưởng thành của thiếu nữ.

Họ dùng áo nịt bó thật chặt để tạo eo nhỏ, hông to theo kiểu thân hình đồng hồ cát. Loại áo này khiến các quý cô khó thở, đi lại khó khăn và thậm chí là dồn ép các cơ quan nội tạng đến chảy máu để lại những hậu quả nguy hiểm.

Theo: Ranker
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.