• Về đầu trang
Lạc Trôi
Lạc Trôi

'Vitruvian Man': Bức tranh đạt đến sự hoàn mỹ của thiên tài Leonardo da Vinci và những câu hỏi làm đau đầu hậu thế

Độc lạ

Mặc dù tên tuổi của Leonardo da Vinci gắn liền với bức danh họa nổi tiếng Mona Lisa, nhưng các bản phác thảo khác cũng cho thấy tài năng tuyệt đỉnh của ông đồng thời ẩn giấu những bí mật thú vị ít người biết.

mona lisa

Mona Lisa

Vitruvian Man - một bản vẽ của Leonardo cuối thế kỷ 15, là ví dụ điển hình. Với ý định khám phá ý tưởng về các tỷ lệ, tác phẩm này là vừa là một phần của nghệ thuật, vừa là một phần của sơ đồ toán học, nó truyền tải một thông điệp: "Tất cả mọi thứ đều kết nối với nhau".

leonardo da vinci

Leonardo da Vinci (Nguồn: Biography)

Vậy “Vitruvian Man” thực sự là gì?

Vào năm 1492, Leonardo đã vẽ bức Vitruvian Man, còn được gọi là Tỷ lệ cơ thể con người theo bản vẽ Vitruvius.

vitruvian man leonardo da vinci

Vitruvian Man (Nguồn: Skyline Art Editions)

Tác phẩm được thực hiện trên giấy bằng bút, mực và metal point (một loại bút vẽ không mực chuyên dụng trong hội họa được làm từ một thanh sắt), mô tả hình ảnh một người đàn ông với cơ thể khỏa thân lý tưởng đứng trong một hình vuông và hình tròn.

silver point

Metal point thời nay được làm bằng bạc với tên gọi silver point (Nguồn: Jacksons Art)

Leonardo khá khéo léo chọn cách phác họa người đàn ông với bốn chân và bốn tay, việc này cho phép anh ta có thể tạo thành 16 hình dáng cùng một lúc.

leonardo da vinci vitruvian man 1

Vitruvian Man có thể tạo hình thành 16 hình dáng cùng một lúc (Nguồn: My Modern Met)

Leonardo da Vinci vẽ Vitruvius Man dựa trên quan điểm của ông về tỷ lệ lý tưởng của số đo cơ thể người và các khái niệm về hình học, kiến trúc trong cuốn De Architectura của kiến trúc sư La Mã Vitruvius - tác phẩm đã thu hút sự quan tâm của Leonardo và truyền cảm hứng cho bản vẽ của ông.

de architectura

Tác phẩm De Architectura của kiến trúc sư La Mã Vitruvius (Nguồn: Wikipedia)

Thế nào được gọi là “tỷ lệ hoàn hảo”?

Hai phần nội dung được viết theo kiểu viết ngược xung quanh bức vẽ. Ở phần đầu tiên, Leonardo ghi chú rằng, dựa theo Vitruvius, đây là những số đo chuẩn cho tỷ lệ cơ thể người:

Bốn ngón tay bằng một lòng bàn tay

Bốn lòng bàn tay bằng một bàn chân

Sáu lòng bàn tay bằng một cẳng tay

Bốn cẳng tay tương ứng chiều cao một người

Bốn cẳng tay bằng chiều dài một bước

Hai mươi bốn lòng bàn tay bằng một người

vitruvian man noi dung 1

Phần nội dung đầu trong Vitruvian Man (Nguồn: Wikipedia)

Thêm vào đó, phần nội dung đầu tiên ghi chú:

“Nếu bạn dạng chân sao cho chiều cao giảm xuống một phần mười bốn và dang hai tay sao cho các ngón tay cao ngang đầu, thì lúc đó tâm của cơ thể người chính là phần rốn, còn khoảng cách tạo thành giữa hai chân là một hình tam giác đều. Độ dài hai cánh tay duỗi thẳng của một người chính bằng chiều cao của người đó".

Trong phần nội dung thứ hai, họa sĩ minh họa cơ thể mẫu thành các phần như sau:

vitruvian man noi dung 2

Phần nội dung thứ hai trong Vitruvian Man (Nguồn: Wikipedia)

Khoảng cách từ chân tóc đến hết cằm bằng một phần mười chiều cao một người đàn ông

Khoảng cách từ cằm đến đỉnh đầu là một phần tám

Khoảng cách từ ngực đến đỉnh đầu là một phần sáu

Khoảng cách từ ngực đến chân tóc là một phần bảy

Khoảng cách từ núm vú đến đỉnh đầu là một phần tư chiều cao một người đàn ông

Độ rộng tối đa giữa hai vai bằng một phần tư

Từ khuỷu tay đến đầu bàn tay là một phần năm

Từ khuỷu tay đến nách là một phần tám

Chiều dài bàn tay bằng một phần mười chiều cao một người đàn ông

Phần đầu cơ quan sinh dục nam nằm ở giữa

Độ dài bàn chân bằng một phần bảy chiều cao người đàn ông

Từ lòng bàn chân đến đầu gối là một phần tư

Từ đầu gối đến cơ quan sinh dục nam là một phần tư

Khoảng cách từ cằm đến mũi, từ chân tóc đến lông mày hoặc tai là bằng nhau và bằng một phần ba chiều dài mặt

Tác phẩm Vitruvius Man hiện nay ra sao?

Kể từ năm 1822, Vitruvian Man đã trở thành một phần trong bộ sưu tập cố định tại bảo tàng Gallerie dell'Accademia thuộc thành phố Venice, Ý. Bởi vì tác phẩm này quá mỏng manh, rất dễ hư hỏng nên hiếm khi được trưng bày công khai.

gallerie dellaccademia

Bảo tàng Gallerie dell'Accademia thuộc thành phố Venice, Ý (Nguồn: Wikipedia)

Mặc dù đã được bảo vệ tuyệt mật, bản vẽ vẫn là một phần quan trọng trong bộ sưu tập của bảo tàng và nó cũng là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của thời kỳ Phục Hưng.

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.