• Về đầu trang
Spock
Spock

Tạo dáng cùng hổ - Khoảnh khắc du lịch đáng nhớ được tạo nên từ nỗi đau loài vật

Du lịch

Ngay phía bên ngoài một khu nghỉ dưỡng ven biển ở Thái Lan, người ta có thể thấy một cặp vợ chồng đến từ Trung Quốc đang thoải mái tạo dáng với một chú hổ lớn. Khó chịu và mệt mỏi, con vật đã nhiều lần tỏ ra không hợp tác. Nhưng cứ mỗi lần như vậy, người quản thú sẽ lại đánh nó bằng roi mây. Gần đó, một khách du lịch khác lại tìm mọi cách để có được bức ảnh ưng ý cho mình, từ nắm đuôi, đến nhét cả đuôi vào miệng con hổ.

093c88cc 6499 11e8 82ea 2acc56ad2bf7 4000x1584 195654

Nhiều khách Trung Quốc tỏ ra rất hào hứng với loại hình du lịch này.

Bên cạnh dịch vụ cho cưỡi voi, bây giờ người ta còn mang đến cả những dịch vụ trải nghiệm với loài săn mồi nguy hiểm này. Vườn hổ có tên Tiger Kingdom tính phí 900 baht (628 nghìn đồng) một người để chụp ảnh với hổ con, thêm 500 bath (348 nghìn đồng) cho một bức ảnh chụp trong chuồng. Trong trường hợp là hổ mới sinh và hổ lớn, cái giá lần lượt là 2500 bath (1,7 triệu đồng) và 2000 bath (1,4 triệu đồng)

Rất nhiều khách du lịch đổ đến các địa điểm tham quan như thế này do tin vào lời quảng cáo hấp dẫn trên trang TripAdvisor, nhưng họ cũng sớm tỏ ra hối hận về quyết định của mình.

96abbc4c2b459e2af6cbe80346225a23

Chuồng hổ ở Tiger Kingdom, Phuket.

"Nơi đó (chỉ công viên Tiger Kingdom) là một cái trại giam cho loài vật này. Những con hổ trông như bị đánh thuốc vậy”, là lời bình luận của một khách du lịch đến từ Italia. Người này nhận xét thêm, “Không bao giờ, không bao giờ tôi đến chỗ này nữa”.

Một du khách đến từ Anh để lại lời nhận xét như sau: “Những con hổ bị nhốt trong lồng chật hẹp. Dường như chúng đã bị bỏ thuốc vào đồ ăn vậy… Việc những người quản thú hỏi liệu khách có muốn kéo đuôi hổ không thực sự rất tàn nhẫn. Đây quả là một sự tra tấn với loài vật này.”

069648c525c2a37bcc31bed01bc73966

Một du khách đang tạo dáng với hổ con.

Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, việc được đến gần con vật trong một khoảnh khắc gần như vậy lại là thứ làm nên kì nghỉ của họ. Họ cũng để lại nhiều đánh giá tích cực trên những trang bình luận về du lịch. Không ít người yêu động vật tỏ ra bức xúc trước những bình luận này, và họ đã phát động một chiến dịch yêu cầu trang TripAdvisor phải loại bỏ địa điểm trên khỏi danh sách những nơi nên ghé thăm. Hơn nữa, một bản kiến nghị với hơn 400.000 chữ kí từ nhiều người trên thế giới với nội dung "Đóng cửa các điểm tham quan có động vật bị nuôi nhốt" cũng được gửi đến trang du lịch danh tiếng này

907d7002206ffa4b719890be8d5d3444

Bảng giá cho dịch vụ chụp hình cùng hổ.

Về phần mình, TripAdvisor lại cho rằng việc loại bỏ các địa điểm trên sẽ gây phản tác dụng, vì nhiều khách du lịch sẽ không được báo trước về những nơi thế này.

Một tổ chức từ thiện khác có tên World Animal Protection, ước tính hiện có hơn 800 điểm nuôi nhốt hổ như vậy trên khắp Thái Lan. Tổ chức trên cho biết, những con vật trong này đã, đang phải chịu nhiều tổn thương, ngay từ cái ngày mà chúng bị dứt khỏi mẹ mình để trở thành cỗ máy in tiền cho người quản thú. Nhiều con hổ thường xuyên bị xích, bị nhốt trong các chuồng nhỏ, và bị huấn luyện rất khắc nghiệt.

tiger in a cage

Điều kiện nuôi nhốt tồi tệ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con vật.

Anh Somsak Soonthornnawaphat, người đứng đầu các chiến dịch cho Bảo vệ động vật thế giới Thái Lan cho biết: “Khi đến thăm những địa điểm như trên, nhiều người chỉ biết đến niềm vui có được sự quan tâm trên mạng xã hội từ những bức ảnh của họ với hổ. Nhưng không thực sự biết đến những gì đang diễn ra sau đó."

Somsak cho biết: “Hổ con bị tách khỏi mẹ từ khi còn rất nhỏ, và nó luôn bị nhốt trong lồng với một đoạn xích trên người. Chúng tôi đã có lần thực hiện một cuộc khảo sát với các khách tham quan, và 93% người cho biết, họ đến các điểm nuôi nhốt trên vì là người yêu động vật. Dù vậy, họ không hề biết chúng đã bị hành hạ thế nào.”

1376021098 2845

Nhìn những chú hổ thế này, có ai nghĩ là chúng thường xuyên bị đánh thuốc?

Somsak kể thêm, đa phần các khách thăm quan đều là những đoàn du lịch từ Ấn Độ và Trung Quốc. Họ thường mua các tour theo gói, và hoạt động tham quan dã man này cũng là một hoạt động trong các gói này. Thậm chí bên tổ chức tour còn sắp xếp cả xe đưa đón, hướng dẫn viên tiếp đón.

Hội Bảo vệ Động vật Thế giới đã phát động nhiều chiến dịch tuyên truyền ở cả Ấn Độ và Trung Quốc, để ngăn cản những người tổ chức tour và khách du lịch đến tham quan các địa điểm trên. Nhưng với mức dân số đông kỉ lục ở cả hai nước trên, cùng với sự thiếu hợp tác từ những nhà tổ chức tour địa phương, kết quả thu được là rất hạn chế.

6c61b382 6499 11e8 82ea 2acc56ad2bf7 1280x720 195654

Một nhân viên dùng gậy tre để quản hổ.

Dưới con mắt dạn dày của một người làm việc trong lĩnh vực bảo vệ động vật, Somsak cũng không hiểu nổi tại sao những con thú lại bị động khi bị lôi ra để chụp ảnh cùng. Anh nói: “Bình thường, hổ là loài vật rất mạnh mẽ và linh hoạt, và những gì anh thấy trong công viên hổ không phù hợp với bản tính của chúng.”

“Chúng tôi không biết liệu họ có sử dụng ma túy với hổ hay không, và chúng tôi cũng không có bất kì một bằng chứng nào chỉ ra điều đó. Trong tự nhiên, hổ sẽ đi săn mồi vào ban đêm còn ngủ vào ban ngày. Nhưng trong môi trường nuôi nhốt, người ta hay cho hổ ăn gà, và khi đã ăn no, những con hổ này lại không có phản ứng gì.”

Luật bảo vệ động vật của Thái Lan cũng không hề có điều luật nào yêu cầu những người đứng đầu các trại nuôi nhốt hổ phải đưa con vật đi kiểm tra sức khỏe định kì.

Somsak nói: “Chính phủ Thái Lan nên có trách nhiệm giám sát hoạt động của các vườn thú công cộng, bao gồm tất cả các công viên cọp, nhưng họ không mấy khi đến thăm những chỗ đó, hoặc kiểm tra sức khỏe của hổ. Họ chỉ xem xét các vấn đề cấp phép."

“Các vườn thú cần phải đăng ký với chính quyền và xin gia hạn hoạt động cứ năm năm một lần. Nhưng những nhà quản lí lại chỉ đến xem qua quýt ở những chiếc chuồng, và rồi sẽ nghĩ đến chuyện phê chuẩn việc gia hạn.”

TripAdvisor đã đưa ra một chính sách nhằm bảo vệ động vật vào năm 2016, đồng thời ngừng cấp chứng chỉ xuất sắc cho các điểm tham quan như Tiger Kingdom, vốn luôn tự hào với một chứng chỉ như trên vào năm 2015.

1497082345 tiger kingdom new born 1

Một bé hổ con ở Tiger Kingdom, Chiang Mai. Đằng sau là bảng giới thiệu về công viên hổ khét tiếng này.

Somsak tin rằng TripAdvisor, cùng với trang con của mình ở Trung Quốc là DaoDao.com, nên có những hành đọng mạnh mẽ hơn trong vấn đề này.

"Họ cần phải đưa ra những lời khuyên có thông điệp mạnh cho khách du lịch," anh nói.

Giám đốc của hội bảo vệ động vật châu Á, Dave Neale, đã có cuộc gặp với những lãnh đạo cấp cảo của TripAdvisor để trình bày bản kiến nghị kêu gọi đóng cửa các tụ điểm nuôi nhốt thú như Tiger Kingdom. Ông này thừa nhận, gã khổng lồ trong ngành du lịch đã vô cùng “lúng túng” trong vấn đề nói trên.

truth tiger kingdom 5

Hổ luôn bị "dạy dỗ" bằng đòn roi, như cây gậy tre mà người phụ nữ đang cầm kia.

“TripAdvisor nói rằng, tất cả những điều này sẽ do công chúng tự điều chỉnh,” Neale giải thích. “Họ nói tốt hơn là ta nên để công khai các địa điểm kia trên trang, cùng các bình luận tiêu cực để cho khách du lịch cùng biết. Nhưng thực tế, hành động này là vô tác dụng. Tiger Kingdom, hay những nơi như thế luôn được chấm điểm rất cao. Có thể người ta sẽ thấy một vài bình luận tiêu cực, nhưng những phản hồi tích cực sẽ khiến nơi này không được phản ánh đúng.”

“Công chúng không phải lúc nào cũng nhận thức được về vấn đề bảo vệ động vật, và một số địa điểm kiểu này còn tự cộp mác mình như thể là họ thuộc những điểm giải cứu và chăm sóc động vật. Như một điểm cho phép khách du lịch bơi cùng cá heo ở Bali mà chúng tôi từng đến. Trên các lối ra, khách du lịch được bảo rằng, cá heo ở đây được thả về biển, và việc chúng tương tác với con người là hoàn toàn tự nhiên. Nhưng ai mà biết được điều thực tế xảy ra là gì?”

2d94b6b800000578 3280742 all of the tigers at the private zoo have been raised by trainer a 12 1445336159917

Các du khách thoải mái vuốt ve hổ mà chúng không hề có phản ứng gì.

Neala cũng nói thêm: “Đánh thuốc cho hổ là thủ đoạn thường thấy tại đây. Nhiều nơi tôi biết, nhưng có những nơi mà tôi chưa phát hiện ra. Những con vật trong này không hề muốn chụp ảnh với công chúng, có lẽ là vì nó bị thuần hóa từ quá sớm. Nhưng ta là người, và thật khó để hiểu động vật nói gì.”

“Thực tế khi anh ở đó, anh sẽ luôn thấy có một quản thú kè kè bên cạnh, với một chiếc roi lớn trong tay. Điều này thực sự nói lên rất nhiều điều. Đó là con vật không được tự do, mà rất có thể, chúng còn đang là nạn nhân của bạo hành. Thay vì tận hưởng niềm vui từ những bức ảnh với loài vật này, người ta nên chỉ quan sát chúng từ xa. Mọi người cũng nên cân nhắc việc giữ hay đóng cửa các địa điểm này. Vì những con vật luôn bị nhốt trong các lồng kín suốt 16 tiếng đồng hồ, cùng điều kiện sống hết sức tồi tệ."

Tiger Kingdom, ở Phuket, luôn là tâm điểm chỉ trích trên TripAdvisor, thường xuyên khẳng định là mình không bao giờ đánh thuốc các con hổ, và việc sử dụng roi mây không phải để hành hạ chúng.

"Các que chỉ được sử dụng để cho con thú biết rằng mọi người đang đến gần trong lúc nó ngủ, hay nếu nó cần thiết, người quản có thể chỉ và dẫn nó đi một chỗ khác, và nếu nó cư xử tốt với khách, thì cũng sẽ dùng để ra hiệu về một phần thưởng nhỏ”, người phát ngôn của công viên, ông Beav Binet nói với tờ Post.

Đáp lại những lời chỉ trích từ những nhóm bảo vệ động vật, ông Binet tiếp tục, “Những con hổ của chúng tôi được chăm sóc và nuôi nhốt hoàn toàn bởi con người. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc được chính con người chăm sóc sẽ giúp con vật có tỉ lệ sống cao hơn, và giúp nó thấy đỡ căng thẳng hơn. Đây cũng chính là điều mà tôi thấy ở trong chính những con vật mà chúng tôi nuôi dưỡng."

6989867827 939a854897 b

Một khách thăm quan hào hứng tạo dáng cùng bé hổ con.

"Sự động chạm trực tiếp này là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ giúp cho người chăm sóc và con vật gần gũi nhau hơn. Qua đó, chúng tôi cũng có thể biết được là khi nào nó ốm, đồng thời đưa ra biện pháp hỗ trợ y học kịp thời.

Việc chăm sóc tốt cho những con vật của chúng tôi là mối quan tâm số một của công viên. Chúng không phải là thú làm xiếc. Vì thế, không ai dạy cho chúng về những trò tiêu khiển hết. Bên cạnh đó, con vật cũng sẽ được bồi bổ hằng ngày, để luôn có trạng thái tốt nhất.”

tiger kingdom d0bad0bed0bfd0b8d0b5

Người phát ngôn của Tiger Kingdom khẳng định, điều kiện sống của hổ không hề tệ như các tổ chức bảo vệ động vật nói.

Binet thừa nhận rằng hổ của công viên đang không được sống trong điều kiện tự nhiên, nhưng theo ông này, chỗ nuôi nhốt nào cũng như vậy. Đồng thời khẳng định, các chuồng nhốt hổ hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu được đưa ra, như không gian, nhiệt độ, vì vậy, việc ngược đãi là hoàn toàn không có.

Ông này cũng cho biết, việc bị TripAdvisor tước bỏ chứng chỉ xuất sắc không phải là cái gì quá to tát, nhưng rõ ràng nó đã làm ảnh hưởng đến tên tuổi của công viên. “Chiến dịch nhằm vào danh sách các điểm tham quan trên TripAdvisor là hoàn toàn tự phát. Nó khiến cho những khách du lịch bị tước đi một nguồn thông tin quý giá. Bởi danh sách được tọa trên trang là để liệt kê những điểm đến có tiềm năng, và khách hàng sẽ là người lựa chọn.”

Nhưng trong một diễn biến khác, tờ tạp chí Post lại phát hiện ra một bài đăng của chính Binet về một điểm đến tựa tựa như Tiger Kingdom ở Chiang Mai vào năm 2010. Nội dung của bài viết là về điều kiện sống tồi tệ của các con vật tại đây, như những người quản thú là những kẻ đáng sợ, sẵn sàng đánh và đe dọa những con hổ nếu nó không làm theo ý họ.

Binet cũng kể về việc hổ bị giam trong lồng nhỏ, ở điều kiện rất tồi tàn. Ông này còn nhận định “thà chúng bị tuyệt chủng còn tốt hơn là sống như thế”.

Khi được hỏi về bài đăng, Binet cho biết những viên quản thú dã man như vậy đã bị đuổi việc, và từ những sai lầm đó, ban lãnh đạo đã nâng cao chất lượng cuộc sống cho các con vật.

tiger kingom the future 3 850px

Đây là một khu bảo tồn hổ tự nhiên của Thái Lan. Không biết đến bao giờ những chú hổ mới có thể sống thoải mái như vậy?

"Lý do duy nhất khiến tôi thay đổi quan điểm của mình về Tiger Kingdom và đồng ý làm việc với họ chính là sự thay đổi lớn ở thượng tầng," ông nói. “Thật không may là những sai lầm trong quá khứ bị đào lại, nhưng nó lại chính là lời nhắc nhở về đạo đức nghề nghiệp, và phải luôn tập trung vào việc cải thiện chất lượng sống cho các con vật, đồng thời giúp du khách có những trải nghiệm tuyệt vời nhất về nơi này.”

Theo: SCMP
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.