• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Những câu chuyện có thật đọc xong là sợ (P13: Những người lính canh biến mất)

Kinh dị

Mặc dù từ trước đến nay không có ai sinh sống nhưng hòn đảo vẫn luôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Hòn đảo được đặt tên theo Flannan, một vị giám mục người Ireland sau này được tôn làm thánh. Ông đã dựng một nhà nguyện trên đảo này và trong suốt nhiều thế kỷ sau đó, nhiều người chăn cừu đã mang cừu đến đây để chăn thả và cho chúng ăn, nhưng chưa bao giờ có ai dám ở lại qua đêm vì sợ rằng những linh hồn đang ám ảnh nơi đây cũng sẽ làm hại họ và những chú cừu cưng.

Trên một chuyến tàu ra đảo, thuyền trưởng James Harvey đi cùng Joseph Moore là một người lính gác. Khi đã cập bến, thuyền trưởng Harvey thấy lạ vì không có ai đến đón ông. Ông thổi to tiếng kèn sau đó bắn pháo để gọi những người đang làm nhiệm vụ canh giữ hải đăng xuống.

Không hồi âm.

Joseph Moore chèo thuyền lên bờ, leo lên những bậc thang dốc dẫn lên ngọn hải đăng. Theo báo cáo từ chính Moore, càng bước đến gần ngọn hải đăng, ông càng có linh cảm rằng đã có những chuyện chẳng lành xảy ra ở đây.

Khi đã đặt chân đến ngọn hải đăng, Moore nhận thấy có gì đó không ổn ngay lập tức: Cánh cửa ngọn hải đăng đã bị mở khóa và hai trong số ba chiếc áo khoác treo ở sảnh hành lang cũng đã bị mất. Moore bước tiếp vào nhà bếp và chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ ở đó: Đồ ăn đã được bày ra sẵn sàng nhưng cái gì cũng bị ăn mất đi một nửa, chiếc ghế thì bị lật đổ như kiểu có ai đó đã nhảy ra từ chiếc ghế vậy. Đồng hồ của nhà bếp cũng đã ngừng hoạt động.

Moore tiếp tục tìm kiếm phần còn lại của ngọn hải đăng nhưng không tìm thấy dấu vết nào của những người canh gác. Ông quay lại thuyền để báo cáo với thuyền trưởng Harvey, hai người sau đó kêu gọi thêm lực lượng đến để giúp tìm kiếm. Vẫn không ai tìm thấy gì cả.

Harvey nhanh chóng gửi điện tín về đất liền, sau đó bức điện tín này được chuyển đến Trụ sở Hội đồng quản lý ngọn hải đăng phía Bắc ở Edinburgh:

Đã có chuyện gì đó xảy ra tại Flannans. Ba người lính canh, Ducat, Marshall và một anh lính thường xuyên túc trực ở đây đều đã biến mất. Khi chúng tôi đến, không có dấu hiệu sự sống ở đây.

Đã bắn pháo, nhưng không có hồi âm, đã gửi Moore vào để tìm kiếm, nhưng cũng không thể tìm thấy ai. Đồng hồ trong tháp đã ngừng hoạt động và có những bằng chứng cho thấy tai nạn đã xảy ra khoảng một tuần trước. Những anh lính tội nghiệp chắc là đã bị thổi bay khỏi mấy vách đá hoặc là đã không may chết đuối.

Đêm đến, chúng tôi vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra với số phận của những người trên đảo. Tôi để lại Moore, MacDonald, và hai thủy thủ lại trên đảo để canh gác đảo và giữ cho ngọn hải đăng sáng cho đến khi nhận được chỉ thị mới. Sẽ không quay trở lại Oban. Tôi cũng đã báo cáo việc này cho Muirhead. Tôi sẽ ở lại văn phòng cùng chiếc máy điện tín đêm nay, nếu chỉ huy có chỉ thị mới và muốn liên lạc.

Vài ngày sau, Robert Murihead, một thành viên của hội đồng quản trị trực tiếp đến đảo để điều tra vụ mất tích.

Cuộc điều tra này cũng không tìm thấy gì mới mẻ hơn so với những gì Moore đã báo cáo, ngoại trừ cuốn nhật ký hải đăng.

Murihead ngay lập tức nhận thấy rằng những ngày cuối cùng trong cuốn nhật ký được với tông giọng rất bất thường. Vào ngày 12/12. Thomas, trợ lý thứ hai, viết về Cơn gió dữ dội nhất mà tôi từng thấy suốt 20 năm nay. Trong cuốn nhật ký còn nói về việc James Ducat, người gác chính, đã rất im lặng trong suốt mấy ngày nay, còn William McArthur, một trợ lý khác, thì không làm gì được ngoài khóc.

Điều lạ thường ở đây là William McArthur nổi tiếng là người cứng rắn, ông là một trong những thủy thủ tài giỏi nhất của Scotland, vậy thì tại sao ông lại khóc vì một cơn bão cơ?

Nhật ký ngày thứ 13 ghi lại rằng cơn bão vẫn còn đang rất mạnh, và cả ba người đã cầu nguyện rất nhiều, nhưng vẫn không ai giải thích được tại sao ba người thủy thủ kỳ cựu, dày dặn kinh nghiệm, canh gác trên một ngọn hải đăng cách mặt nước ở độ cao an toàn, lại phải sợ hãi đến mức cầu nguyện cho cơn bão mau qua? Thực tế mà nói thì họ hoàn toàn ổn và không có gì phải sợ cả.

Nhưng kỳ lạ hơn nữa là không hề có cơn bão nào trong khu vực đó vào ngày 12, 13 và 14 tháng Mười Hai. Thời tiết những ngày đó rất ôn hòa và phải mãi đến ngày 17 thì bão mới đổ bộ vào hòn đảo.

Trang nhật ký cuối cùng kết thúc mọi chuyện với dòng chữ đơn giản:

Bão tan, biển lặng. Chúa ở trên mọi người.

Đọc xong cuốn nhật ký, sự chú ý của Murihead va vào chiếc áo khoác còn sót lại trên hành lang. Nếu trời có bão, và những người lính gác phải ra ngoài, thì tại sao một trong số họ lại đi mà không có áo khoác? Nhưng về nghĩa vụ thì cả ba người không thể nào cùng ra khỏi ngọn hải đăng, ít nhất phải có một người ở lại, vậy thì chuyện gì đã làm cho cả ba người phải hoảng hốt đến mức họ phải cùng thoát ra mà bỏ quên lại một cái áo khoác?

Những manh mối khác được tìm thấy dưới bãi đỗ của hòn đảo. Ở đây có những sợi dây thường được rải đều trên khắp các tảng đá, những sợi dây này trước đó được đựng trong một chiếc thùng nâu trên cần cẩu tiếp tế cao hơn 20m. Có thể chiếc cần cẩu này đã bị đổ và những người lính gác phải ra ngoài để thu thập lại những sợi dây. Đây có vẻ như là giả thuyết hợp lý và khả thi nhất, nên Murihead đã ghi lại giả thuyết này vào báo cáo nộp lại cho Hội đồng Hải đăng phía Bắc.

Nhưng lối giải thích này vẫn chưa trả lời được nhiều câu hỏi quan trọng khác. Đầu tiên là tại sao chúng ta không thể tìm thấy thi thể nào? Nếu như những người lính gác có không may chết đuối thật thì qua những đợt sóng mới, thi thể của họ đáng lẽ phải trôi dạt lên bờ lại rồi chứ? Tại sao lại có một người lính gác lại ra ngoài mà không mang theo áo khoác, trong khi thời điểm lúc đó đang là mùa đông ở một vùng đất hẻo lánh? Nhưng quan trọng nhất là tại sao ba người với kinh nghiệm đầy mình lại không thể lường trước được một đợt sóng? Tại sao họ lại bị hoảng?

Nhưng câu hỏi quan trọng nhất chưa được giải đáp chính là về thời gian và thời tiết. Vào thời điểm những trang nhật ký được viết cũng như thời điểm mà những người lính gác mất tích, biển lúc đó hoàn toàn không hề có động tĩnh gì. Sở dĩ bên điều tra chắc chắn được về việc này là vì ngọn hải đăng có thể được nhìn thấy từ Đảo Lewis gần đó, bất kỳ điều kiện thời tiết không ổn nào đều sẽ được nhìn thấy rõ.

Trong những thập kỷ tiếp theo, lính gác của ngọn hải đăng Eilean Mor đều báo cáo nghe thấy những giọng nói kỳ lạ trong tiếng gió, gọi tên của ba người lính gác với số phận còn trôi nổi ngoài kia. Nhiều giả thuyết khác bắt đầu xuất hiện về sự mất tích của ba người lính gác, từ những quân đội xâm lược, cho đến cả bị người ngoài hành tinh bắt cóc.

Quá nhiều câu hỏi nhưng quá ít câu trả lời, và vẫn không ai biết chuyện gì đã thật sự xảy ra với những người lính gác hải đăng vào đêm mùa đông định mệnh đó.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.