• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Những sự thật lạnh gáy đằng sau lời các bài hát đồng dao mà trẻ em nước Anh hát hàng ngày

Kinh dị

Chắc rằng không ít người trong chúng ta khi còn bé đều từng đọc qua những câu truyện cổ của Grimm và mong rằng mình sẽ là nhân vật chính trong đó.Nguyên nhân là vì những câu chuyện ấy, luôn rạch ròi giữa thiện và ác, bên cạnh các nhân vật chính luôn luôn có những người sẵn sàng hy sinh để giúp họ.

Trong hành trình của mình, họ được bạn bè và người yêu giúp đỡ, cuối cùng chắc chắn sẽ nghênh đón kết thúc hạnh phúc về sau.

11

Lớn lên rồi, ta không chỉ phát hiện những câu chuyện cổ tích mình từng biết chỉ là một phiên bản cải biên của truyện gốc, vả lại những bản gốc của các câu chuyện cổ tích ấy đều khá là đáng sợ.

Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ trở thành ngụ ngôn hàm chứa ẩn ý, bà mẹ kế của Bạch Tuyết hoá ra lại là mẹ ruột, còn kết truyện lại là Bạch Tuyết và hoàng tử hợp tác thiêu chết mẹ mình… Quả thật đồng thoại đều là dối trá!

Nhưng thực tế thì thứ huỷ hoại tuổi thơ của chúng ta không chỉ có những câu truyện cổ tích nhuốm màu đen tối này, mà còn một thể loại khác, một thể loại được bọn trẻ ngâm nga từ nhỏ đến lớn, truyền tai nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó chính là đồng dao.

10

Hầu hết các bài đồng dao được trẻ con nước ngoài hát đặc biệt là những đứa trẻ ở Anh, đều có nội dung không hề lãng mạn ngây thơ chút nào.

Lấy ví dụ như bài đồng dao London Bridge is falling down (cầu Luân Đôn rơi xuống)

London Bridge is falling down,

Cây cầu Luân Đôn đang sập xuống

Falling down falling down,

Sập xuống, sập xuống

London Bridge is falling down,

Cây cầu Luân Đôn đang sập xuống

My fair lady.

Nàng tiểu thư xinh đẹp của tôi ơi!

Take a key and lock her up,

Cầm lấy chìa khoá và nhốt nàng lại

Lock her up, lock her up,

Nhốt lại, nhốt lại

Take a key and lock her up,

Cầm lấy chìa khoá và nhốt nàng lại

My fair lady.

Nàng tiểu thư xinh đẹp của tôi ơi!

Không cần nghe cả bài, chỉ đọc qua lời bài hát thôi đã đủ để những lời ca lập lại của nó ám ảnh trong đầu… Nhưng khi chúng ta bị những lời lẽ lặp đi lặp lại của bài đồng dao này chọc cười, bạn có biết đằng sau lưng nó đầy những truyền thuyết có thể làm người nghe lạnh gáy không?

0

Truyền thuyết thứ nhất kể rằng, bài đồng dao này ám chỉ về vị hoàng hậu thứ hai của vua Henry VIII - Anne Boleyn. Người phụ nữ từng bị buộc tội thông dâm và loạn luân, cuối cùng bị xử tử vì tội phản quốc.

1

Ngoài ra còn có truyền thuyết làm người ta lạnh gáy hơn về bài đồng dao này nữa, đó là về một nghi thức hiến tế để xây dựng kiến trúc: Đồn rằng khi người ta vừa hoàn thành một kiến trúc nào đó, nếu nhốt một đứa trẻ còn sống vào trong kiến trúc đó và để nó chết dần bên trong kiến trúc, vậy linh hồn đứa trẻ đó sẽ bảo vệ để kiến trúc trường tồn với thời gian…

Ngoài đồng dao, chúng ta còn có những bài ca dao, chúng ta đều biết ca dao thường được cải biên từ một sự thật đã xảy ra, đó có thể là một đoạn lịch sử không muốn ai biết, hoặc là những chuyện quá đáng sợ và máu me.

Ví như bài ca dao Ring Around The Rosie (Kết một vòng hoa hồng)

Ring around the rosy,

Kết một vòng hoa hồng,

A pocketful of posies

Trong túi áo đầy những đoá hoa,

"Ashes, Ashes "

Tro tàn, tro tàn,

We all fall down!

Chúng ta đều ngã xuống

0 1

Có lẽ bài này khá xa lạ với nhiều người, nhưng mức độ phổ biến của nó ở Anh thì lại ngang ngửa với bài London Bridge is falling down. Thứ mà bài ca dao này đề cập đến là trận đại dịch vào thế kỷ 17 ở Luân Đôn. Lúc ấy ở Luân Đôn có khoản 100 ngàn người tử vong, tương đương với 1% dân số ở thành phố này.

1 1

Khi mắc bệnh dịch hạch, cơ thể người bệnh sẽ nổi phát ban, những ban này có màu sắc đỏ ửng như cánh hoa hồng. Lúc ấy mọi người cảm thấy bệnh này làm người mình bốc mùi khó người, nên thường mang bỏ theo các loại hoa cỏ có mùi thơm. Còn “tro tàn” trong ca dao thì chính là tro tàn của những người bệnh bị hoả táng trong trận đại dịch năm ấy.

Vậy còn bài Mary Mary quite contrary thì sao?

Mary Mary quite contrary,

Mary, Mary phản nghịch vô cùng,

How does your garden grow?

Cây cỏ trong vườn cô lớn thế nào rồi?

With silver bells and cockle shells

Với những cái chuông màu bạc, những vỏ sỏ xinh đẹp

And pretty maids all in a row

Và những cô hầu gái xinh đẹp xếp thành hàng

Nghe sơ thì có vẻ đây là một bài ca dao lãng mạn, thế nhưng nội dung của nó không phải kể về cô bé và vườn hoa nhà mình. Mà Mary trong lời ca chính là nữ hoàng Mary I của vương triều Tudor. Bởi vì trong thời gian tại vị bà đối xử với tân giáo vô cùng tàn bạo nên được đặt cho biệt danh Mary “Bloody”.

1

Nữ hoàng Mary từ khi còn là công chúa đã bị mẹ kế của mình hãm hại, nên trong lòng bà đầy lòng thù hận, ngay khi kế vị bà đã tàn nhẫn hạ lệnh thiêu sống mấy trăm giáo đồ Tân giáo.

Mà bài ca dao trên phản ánh giai đoạn lịch sử đầy máu me này. Hoa viên của Mary ám chỉ bãi tha ma, hoa viên đầy cây cỏ chính là vô số thi thể của giáo đồ Tân giáo bị chất chồng trong bãi tha ma. Chuông bạc và vỏ sò thì có lẽ là tên của một loại hình phạt nào đó. Hầu gái chính là hàng dài những dụng cụ để tử hình phạm nhân.

Tiếp đến là bài Lizzie Borden Took An Axe (Lizzie Borden xách cây rìu lên)

Lizzie Borden took an axe,

Lizzie Borden cầm cây rìu lên

and gave her mother forty whacks.

Chém mẹ mình 40 nhát

When she saw what she had done,

Khi cô nhận ra mình đang làm gì

She gave her father forty-one.

Cô chém cha mình 41 nhát nữa.

Không sai đâu, bài hát chỉ nội lời ca đã đủ đáng sợ này là một bài đồng dao đó! Vả lại câu chuyện nó kể còn là một câu chuyện có thật

2

Năm 1892, Andrew Borden bị phát hiện đã chết trong nhà mình, nguyên nhân tử vong và bị rìu chém nhiều nhát lên người, trên lầu hai người ta tìm thấy vợ ông, cũng bị rìu chém chết. Vì cả hai chết quá thê thảm, vô cùng tàn nhẫn, nên đã gây ra sự ồn ào không nhỏ trong dư luận.

Mà người bị tình nghi là hung thủ, chính là Lizzie Borden được nhắc tới trong bài đồng dao, cô dùng rìu chém chết cha và mẹ kế của mình. Nhưng sau hơn 1 năm tạm giam điều tra, Lizzie Borden được thả tự do và tuyên bố vô tội.

5

Lizzie Borden ngoài đời thực

Vụ án này trở thành vụ án không có lời giải. Mà nơi xảy ra vụ án, sau này được mua lại và biến thành một khách sạn trang trí theo chủ đề tội phạm. Cô gái cầm rìu sau này cũng trở thành tư liệu sống cho rất nhiều bộ phim, đương nhiên là cả bài đồng dao trên.

3

Những bài đồng dao được truyền hát rộng rãi ở Anh hầu hết đều được chứng minh là có khởi nguyên khá đen tối hoặc hàm nghĩa âm u bên trong. Sở dĩ chúng nổi tiếng và được biết đến nhiều như ngày nay, thậm chí còn dấy lên sự hứng thú tìm hiểu điều tra của mọi người, là vì hầu hết chúng đều được đưa vào trong các tác phẩm trinh thám nổi tiếng.

Điển hình như tác giả Agatha Christie đã sử dụng rất nhiều chất liệu đồng dao đen tối này trong tiểu thuyết của mình. Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng And Then There Were None của mình bà đã sử dụng bài đồng dao Ten Little Indians (mười người da đen nhỏ).

0 2

Ten little Soldier boys went out to dine;

10 tên lính nhỏ đi ăn

One choked his little self and then there were nine.

Một tên mắc nghẹn giờ còn chín tên

Nine little Soldier boys sat up very late;

9 tên thức muộn trong đêm

One overslept himself and then there were eight.

Một quên thức dậy, tám tên ngậm ngùi

Eight little Soldier boys traveling in Devon;

Devon du thuyền chúng đi

One said he'd stay there and then there were seven.

Một tên nằm lại bảy thời ra đi

Seven little Soldier boys chopping up sticks;

Bảy tên bổ củi làm chi

One chopped himself in halves and then there were six.

Bổ đôi một đứa sáu tên muộn phiền

Six little Soldier boys playing with a hive;

Sáu đem tổ ong ra nghiền

A bumblebee stung one and then there were five.

Một ong đốt chết còn 5 sững sờ

Five little Soldier boys going in for law;

Đến tòa năm đứa kia chờ

One got into Chancery and then there were four.

Một vào thượng thẩm, 4 ra biển ngồi

Four little Soldier boys going out to sea;

4 tên cùng ra biển trời

A red herring swallowed one and then there were three.

Trích đỏ nuốt một giờ còn lại 3

Three little Soldier boys walking in the zoo;

Vườn thú 3 đứa la cà

A big bear hugged one and then there were two.

Gấu to vồ một còn 2 vẹn toàn

Two Little Soldier boys sitting in the sun;

Hai tên đi dưới nắng vàng

One got frizzled up and then there was one.

Một khô cong chết, một tên bơ phờ

One little Soldier boy left all alone;

Còn tên lính nhỏ thẫn thờ

He went out and hanged himself and then there were none.

Hắn đi treo cổ và rồi chẳng còn một ai.

Đồng dao trong bộ tiểu thuyết trở thành một lời sấm. Như lời hát, những kẻ phù hợp điều kiên không ngừng chết đi, đến cuối cùng không còn một ai. Nó còn là một kế hoạch giết người, hung thủ dựa theo quy luật trong đồng dao, sử dụng những cách khác nhau để giết người theo đúng trình tự trong bài.

Khi đồng dao quen thuộc biến thành manh mối xuyên suốt vụ án, bầu không khí kì dị xuất hiện, lời sấm tử vong đầy đáng sợ, tạo nên sự thành công cho tác phẩm của Agatha Christ .

1 2

Cách sử dụng đồng dao giết người này còn từng xuất hiện trong bộ tiểu thuyết The Mousetrap, tất cả mọi người bị nhốt trong một nơi phong bế, từng người từng người bị giết và hung thủ thì là một trong số họ.

Bài đồng dao Who killed Cock Robin? (Ai giết chim cổ đỏ) cũng được S·S·Van Dine đưa vào tác phẩm The Bishop Murder Case của mình.

Nhưng dù là trước đây khi những bài đồng dao đáng sợ này được bọn trẻ truyền tai nhau, hay là sau khi được bỏ thêm vào các tiểu thuyết trinh thám, thì điều làm mọi người luôn thắc mắc và lo lắng, đó là tại sao những nội dung đen tối, đầy bạo lực máu me này lại trở thành đồng dao?

3

Trên thực tế, tất cả những bài đồng dao đáng sợ kinh điển hiện nay, hầu hết đều có mặt trong một tập truyện mang tên The Tales of Mother Goose (Đồng dao mẹ Ngỗng) được xuất bản vào thế kỉ 18.

Vào thời kì mà cuộc sống dưới đáy xã hội vô cùng hỗn loạn, những bài đồng dao đen tối này, nếu nói là được đưa ra làm trò giải trí cho trẻ con, chẳng nói đó là một cách truyền bá đầy độc đạo của thời đại ấy. Những tác giả của các bài đồng dao, mượn danh trẻ con, biến những thứ “không thể nói” thành những bài đồng dao, ca dao dễ nhớ và bắt tai, để truyền bá rộng rãi đến cho tất cả mọi người.

Nó có thể là sự châm chọc, cảnh cáo, suy ngẫm, thậm chí có thể không phải tin tức gì quá đặc biệt mà chỉ là một cảm giác hài hước vớ vấn và đáng sợ.

9

Nhất là trong bối cảnh Phương Tây, nơi người ta không hề kiêng kị cái chết. Những bài đồng dao được cố ý gia công, cải biến ấy, dù có nội dung ẩn ý về cái chết, mưu sát và bạo lực cũng vẫn được truyền lưu rộng rãi cho bọn trẻ.

Như tác giả Agatha Christ đã viết trong bộ tiểu thuyết The Mousetrap của mình rằng:

“Khi trẻ con hát những bài đồng dao đen tối, người ta có thể tha thứ cho sự vô tri của chúng, nhưng nếu sự vô tri này xuất hiện trên người những kẻ đã trưởng thành thì thật đúng là đáng sợ ”

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.