• Về đầu trang
Hồng Hạc
Hồng Hạc

Cuộc sống của thái giám triều Thanh: Hoặc là thấp hèn hoặc là xa hoa, bại hoại chẳng ai bằng

Lịch sử

Đời sống của thái giám

Dưới thời nhà Thanh, thái giám cả ngày phải ở trong cung đình, trải qua cuộc sống không giống người thường. Tuy nhiên, có nhiều thái giám mặc dù ở trong cung nhưng lại sở hữu nhà riêng bên ngoài, có người thậm chí còn có thê tử trên danh nghĩa, cuộc sống xa hoa, bại hoại.

thai giam

Tổng quản thái giám Lý Liên Anh (góc phải) là tâm phúc của Từ Hi Thái hậu cũng như nhân vật quyền lực chốn cung đình.

Cuối đời nhà Thanh, thời Từ Hi Thái hậu, có một vị tổng quản tên là Tiểu Đức Trương. Sau khi nhập cung gã nhanh chóng phát đạt, sở hữu một nơi ở và một thê tử, thậm chí còn nạp thiếp đến tận 2 người.

Đến hạn xuất cung, thái giám này còn chi khoản ngân lượng lớn để mua gái đồng trinh về làm vợ. Ngạc nhiên hơn nữa là Tiểu Đức Trương mua hẳn hơn 10 ha đất làm nhà, sống cuộc sống tiện nghi có đầu bếp, nha đầu, nô lệ, hơn một chục người để sai khiến.

Ngoài Tiểu Đức Trương, Lý Liên Anh cũng là thái giám cùng thời nổi tiếng. Đây là tâm phúc của Từ Hi Thái hậu nên bổng lộc và lợi ích không hề thua kém ai, tiền bạc hàng vạn quan, đất đai vạn mẫu màu mỡ, thê thiếp nhiều không đếm xuể.

Lý Liên Anh từng dâng cho Long Dụ Thái hậu ngọc bích. Về phần người thân trong gia đình, thái giám này ban cho 4 nghĩa tử của mình rất nhiều châu báu, ngân lượng. Đối với nghĩa nữ, Lý Liên Anh cho mỗi người 17 vạn lượng bạc. Vào thời đó, chi tiêu trung bình một năm của một gia đình bốn người chưa đến 30 lượng bạc, điều này chứng tỏ Lý Liên Anh có rất nhiều của cải.

20150120070836464

Các thái giám xuất hành cùng Từ Hi Thái hậu đến Di Hòa Viên.

Điều khiến nhiều người thắc mắc nhất chính là thái giám vốn không còn khả năng sinh lý, tại sao lại lấy nhiều thê thiếp như vậy?

Nguyên nhân thứ nhất nằm ở chỗ trong nhà có quá nhiều việc cần nữ nhân quán xuyến, thứ hai mặc dù thái giám không còn là đàn ông bình thường nhưng chính họ lại không cho là như vậy, đôi lúc cũng muốn chứng minh bản lĩnh của mình, lấy nhiều thê thiếp để an ủi cõi lòng.

Trang phục của thái giám

Nếu thời nhà Minh, số thái giám từng đạt đến con số khủng khiếp là 90.000 người, thì nhà Thanh chỉ có khoảng 2.000 người. Dù số lượng giảm thấp nhưng trang phục dành cho đối tượng này lại đòi hỏi sự chế tác tỉ mỉ hơn.

Thái giám trong cung được phân thành hai loại: Loại thứ nhất là thái giám chuyên hầu hạ cho Hoàng thượng hoặc nội cung, loại thứ hai là thái giám hành sự cho các bộ phủ. Nếu thái giám được phái đi hành sự cho vua thì được gọi là ngự tiền thái giám, phục trang của các vị này tương đối sặc sỡ và đẹp đẽ, khiến cho các hoạn quan trong điện phải ghen tỵ.

Từ thời Ung Chính, phẩm cấp của thái giám tăng lên và được trọng vọng nhất ở thời của Từ Hi Thái hậu. Thái giám Lý Liên Anh - tâm phúc của Từ Hi, là một trong những thái giám có phẩm cấp vượt trội, được liệt vào hàng đại thần nhị phẩm. Khi cần hành sự, vị quan này đều đội mũ, mặc áo có thêu rồng nhằm thể hiện quyền lực.

Phẩm cấp của thái giám có thể biết được thông qua màu sắc của chiếc mũ đội đầu, nhị phẩm là màu đỏ, tam phẩm là màu xanh, kém hơn nữa là màu xanh đậm. Ngoài ra, những loại chim thêu trên áo cũng phân chia cấp bậc thái giám, cao nhất là nhị phẩm với hình chim hạc, sau đó là phượng hoàng rồi đến chim công. Chi tiết rồng trên y phục của thái giám cũng là điểm quan trọng để biết được địa vị của họ.

4dffeae9d9424295b2d5d5c9c51da167

Thái giám có cấp bậc khác nhau sẽ mặc trang phục khác nhau. (Ảnh minh họa).

Thái giám có những loại trang phục dùng riêng cho từng mùa trong năm, mùa hạ là màu trà, các mùa tiếp theo là màu xanh xám, kiêng kị nhất là màu xanh tím. Giày cũng có điểm đặc biệt, tổng thái giám mới được mang giày ủng cao, các thái giám khác là giày ủng thấp.

Cấp bậc của thái giám

Thời Khang Hi xuất hiện quy định đầu tiên về phẩm cấp của thái giám, cao nhất là ngũ phẩm, đến thời Ung Chính cao nhất là tứ phẩm, cuối triều nhà Thanh cao nhất là nhị phẩm.

Kính sự phòng chính là nơi chuyên để quản lý thái giám. Dưới chế độ chuyên chế của nhà Thanh, cấp bậc thái giám không ngừng tăng, có lúc lên đến 20 cấp trong đó cao nhất là tổng quản, thủ lĩnh rồi đến cấp phổ thông.

Năm Quang Tự cuối đời nhà Thanh, có khoảng 2.000 thái giám nhưng chỉ có 16 người là tổng quản, thủ lĩnh không quá 100, đại đa số đều là thái giám ở cấp phổ thông, có thân phận thấp hèn chịu trách nhiệm làm những việc khổ cực, vất vả.

Theo: Li Shi Qu Wen
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.