• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Li kì vụ án cô giáo Hoàng Tĩnh ở Hồ Nam: 6 lần giám định pháp y vẫn không tìm ra sự thật (P2)

Lịch sử

Vụ án lớn đầu tiên trên Internet

Đang lúc người nhà họ Hoàng đặc biệt là mẹ Hoàng Tĩnh bà Hoàng Thục Hoa bàng hoàng trước kết luận của sở cảnh sát Hồ Nam, một cư dân mạng vốn rất ngưỡng mộ Hoàng Tĩnh, có ID là “Người đuổi theo gió” đã lần theo manh mối trên mạng tìm đến nhà Hoàng Tĩnh. Trước đó ngày 09/04, người này đã lập một ngôi một trên mạng cho Hoàng Tĩnh, lấy tên là “Hoa viên thiên đường”.

“Tôi kể cho “Người đuổi theo gió” về vụ án của con gái, còn cho người này một ít tư liệu, hôm sau người này đã công bố những chuyện này lên mạng” Hoàng Thục Hoa kể lại.

Lúc ban đầu tất cả những tư liệu về vụ án của Hoàng Tĩnh trên “Hoa viên thiên đường” đều do người nhà Hoàng Tĩnh cung cấp, sau này còn tăng thêm kết quả khám nghiệm của pháp y, kết luận của cảnh sát Tương Đàm. Dần dà càng có nhiều người biết đến vụ án và ghé thăm trang web kỷ niệm, đến ngày 23/09 thì Hoa viên thiên đường trở thành trang web kỷ niệm có lượt view cao kỷ lục.

Khi càng nhiều người và đoàn thể thông qua internet tham gia vào, vụ án Hoàng Tĩnh cũng từ một vụ án bình thường biến thành sự kiện xã hội.

Dư luận trên internet ngày càng mạnh, ngày càng nhiều cư dân mạng ủng hộ và duy trì người nhà họ Hoàng, cũng tỏ vẻ nghi ngờ và chất vấn nguyên nhân cảnh sát không chịu lập án mà đưa ra kết luận qua loa.

Hầu hết cư dân mạng đều nghiêng về một phía cho rằng cái chết của Hoàng Tĩnh có ẩn khuất, họ liên tục mắng chửi hệ thống tư pháp, chính phủ, … Bên cạnh đó họ còn đưa ra cái nhìn và những phân tích tỉ mỉ về vụ án.

Truyền thông Đài Loan, Hongkong, các nước khác cũng bắt đầu chú ý đến vụ án, thậm chí còn có người nói thẳng: Vụ án này người mù cũng nhìn ra được là cưỡng dâm không thành nên ra tay giết người.

Người nhà Hoàng Tĩnh tỏ ra vô cùng kiên định, họ đứng vũng trước áp lực đến từ cơ quan chính phủ, một mực yêu cầu cơ quan chính phủ điều tra rõ ràng chân tướng vụ án.

Ngày 22/06, Hoàng Thục Hoa gửi một bức thư cầu cứu lên mạng, bà viết: “Thi thể của Hoàng Tĩnh đã gửi ở nhà tang lễ gần 4 tháng, mỗi ngày tốn 240 tệ, chỉ tiền bảo tồn thi thể đã lên đến gần 30.000 tệ. Hơn trăm ngày nay, đã cho giám định pháp y 2 lần, cộng thêm tiền phí luật sư, lộ phí kêu oan, chúng tôi gần như đã tiêu sạch tiền của, chỉ vì muốn giải oan cho con gái, tôi đã nợ hơn 40.000 tệ,…”

Vụ án Hoàng Tĩnh bị truyền thông và dư luận ồn ào là vậy thế nhưng cảnh sát vẫn nhất quyết không chịu lập án, họ cho biết:

“Vụ án này nói thế nào cũng không phải án hình sự, chúng tôi phải có trách nhiệm với lịch sử, chúng tôi kiên quyết không đồng ý lập án.”

Cuối cùng cảnh sát cũng không thể đứng vững trước áp lực đến từ dư luận.

Ngày 28/05/2003, một cư dân mạng có id “Nhà tư tưởng” tên thật là Từ Kiến Tân – một giáo sư ở Đức Hưng, Giang Tây đã khơi dậy phong trào ký tên “Thư gửi bộ công an Công Hoà Nhân Dân Trung Hoa”, yêu cầu bộ công an lập án điều tra, hoặc phái chuyên gia đến giám sát và đẩy mạnh quá trình điều tra nguyên nhân cái chết của Hoàng Tĩnh, đồng thời tạm thời cách chức những cảnh sát và pháp y đã đưa ra kết luận Hoàng Tĩnh chết vì bệnh.

Phong trào này lập tức được vô số người ủng hộ, trong số những người tham gia thậm chí có không ít học giả nổi tiếng, tới đây vụ án Hoàng Tĩnh từ một vụ án bình thường đã trợ thành vụ án mang tính toàn quốc.

Cũng trong ngày này, đúng ba tháng sau khi Hoàng Tĩnh chết, dưới sức ép của dư luận và lãnh đạo, cảnh sát Hồ Nam bắt buộc phải phê duyệt cho cảnh sát Tương Đàm lập hồ sơ phụ án, đồng thời cử Vương Ninh lúc này đang là đội trưởng đội cảnh sát điều tra cục công an Tương Đàm làm đội trưởng đội điều tra vụ án Hoàng Tĩnh.

Nếu vụ án được chuyển sang án hình sự, dựa theo luật pháp, đối tượng hiềm nghi của vụ án phải bị tạm giam, vì thế 4 tháng sau khi xảy ra vụ án, Khương Tuấn Võ bị tạm giam hình sự.

Lúc này, Khương Tuấn Võ và người nhà đã bị cư dân mạng hiệp lực công kích, họ mắng chửi Khương Tuấn Võ là kẻ sát nhân, công kích nhà họ Khương dựa vào quan hệ trong giới tư pháp để giúp con mình thoát khỏi sự chế tài của luật pháp.

Đồng thời dưới sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng mạng, Hoàng Thục Hoa liên tục gửi đơn xin làm giám định pháp y lại hai lần nữa, lần này pháp y không phải đến từ những trung tâm, pháp viện có liên quan đến hệ thống tư pháp, mà pháp y đến từ trung tâm giám định pháp của đại học Trung Sơn và đại học Y Khoa Nam Kinh.

Cả hai nơi này đều là ngôi sao sáng trong giới pháp y, kết luận họ đưa ra cực kì có trọng lượng. Ngoài ra cư dân mạng và người nhà họ Hoàng cũng cho rằng hai tổ chức này đáng tin hơn cảnh sát Tương Đàm và Hồ Nam.

Giống như những gì cộng đồng mạng nghĩ, kết quả pháp y mà 4 vị pháp y và chuyên gia hình pháp học đến từ hai cơ cấu pháp y không chính thức này đưa ra là Hoàng Tĩnh chết vì cưỡng gian chưa toại, hoàn toàn phủ định kết luận của cơ cấu chính phủ.

Hoàng Thục Hoa đang ở trường nghe tin liền bật khóc, liên tục cảm ơn sự giúp đỡ của cộng đồng mạng, bà nói nếu không có sự giúp đỡ của họ thì vụ án Hoàng Tĩnh đã không thể tiến triển nhanh đến vậy.

Xét thấy hai cơ quan giám định cho ra kết quả trái ngược nhau hoàn toàn, cơ quan tư pháp quyết định tiến hành giám định pháp y một lần nữa

Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 2004, trung tâm pháp y của toà án nhân dân tối cao cử 5 chuyên gia đến Tương Đàm, tiến hành giám định pháp y thi thể Hoàng Tĩnh một lần nữa.

Kết hợp với những gì Khương Tuấn Võ kể, họ cho ra kết quả: Vẫn giữ nguyên nguyên nhân cái chết của Hoàng Tĩnh, chỉ thêm vào tác động đến từ Khương Tuấn Võ, cuối cùng đổi thành, Hoàng Tĩnh do dùng phương thức đặc biệt trong lúc quan hệ với Khương Tuấn Võ nên đột phát bệnh tử vong.

Đây cũng là phán quyết của toà án chung thẩm, Khương Tuấn Võ không cố ý giết người, cũng không có hành vi giết người, chỉ gánh vác một phần trách nhiệm dân sự, sau khi bị tạm giam mấy tháng rồi phóng thích.

Vụ án đã chấm dứt, nhưng dư luận trên mạng thì không, mãi đến tận ngày nay vụ án này vẫn là một trong những vụ án làm người ta day dứt nhất.

Theo: zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.