• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Mã Morse: Lịch sử và muôn vàn câu chuyện thú vị

Lịch sử
morse

Samuel F. B. Morse

Lịch sử của mã Morse bắt đầu vào thế kỷ 19 khi Samuel F. B. Morse được yêu cầu vẽ một bức chân dung cho Marquis de Lafayette. Ông vẽ thử một số bản nháp trước rồi mới bắt đầu thêm từ từ từng chi tiết vào nhưng bức tranh này đã chưa bao giờ được hoàn thành. Trong lúc đang vẽ bức tranh, một người đưa thư đến báo tin rằng vợ ông đang lâm nguy.

portrait of lafayette

Marquis de Lafayette, bức chân dung Morse đang vẽ dở.

Mặc dù đang ở rất xa, ông vẫn cố hết sức để chạy đến bên vợ mình nhưng lúc đó thì đã quá muộn, vợ ông đã được chôn cất. Morse cực kỳ bực bội vì sự chậm trễ của người đưa tin, ông bực đến mức bắt đầu dốc công đổ sức để tạo ra một phương thức liên lạc điện tử nhanh hơn. Và rồi mã Morse, cùng với chiếc máy điện báo ra đời.

morse telegraph 1837 granger

Vào năm 1838, Samuel Morse cùng với người trợ lý của mình, Alfred Vail đã cho ra mắt một thiết bị có thể gửi tin nhắn đi rất xa chỉ trong chớp mắt – chiếc máy điện báo, cùng với một loại ngôn ngữ có thể nói là rất tiện dụng cho thời đó – mã Morse.

Tin nhắn điện báo được gửi đi bằng cách gõ mã cho mỗi chữ cái dưới dạng tín hiệu dài và ngắn (chấm tròn và gạch ngang). Mã sau đó được chuyển đổi thành các xung điện và gửi thông qua dây điện báo. Một máy thu điện báo ở đầu dây bên kia chuyển đổi các xung điện ngược lại thành các chấm tròn và gạch ngang để người ở đầu dây bên kia hiểu. Vào năm 1844, Morse trình diễn khả năng của máy điện báo bằng cách gửi một thông điệp cho Quốc hội Hoa Kỳ, ghi rằng “What hath God wrought” (Tạm dịch: Tạo phẩm của Chúa).

sheridans morse code

Một trong những mục tiêu ban đầu của Morse khi tạo nên thứ “ngôn ngữ” này là càng nhanh càng tốt, nghĩa là các chữ cái phổ biến phải có mã ngắn nhất. Và Morse đã nghĩ ra một cách tuyệt vời để đảm bảo điều này: Tìm đến nhà xuất bản địa phương.

il 570xn 1948446935 9l9x

Vào thời đó, các nhà in sản xuất báo bằng phương thức khá thô sơ: Những chữ cái được khắc vào những ô gỗ nhỏ, sau đó phủ mực lên. Các từ ngữ, câu cú được hình thành bằng cách để các ô gỗ chữ cái đã phủ mực gần nhau, sau đó lấy giấy ịn vào. Các nhà in giữ các chữ cái trong những ngăn riêng biệt. Tất nhiên là sẽ có một số chữ cái có nhiều ô hơn vì họ biết rằng họ sẽ phải dùng chúng nhiều hơn (Những nhà in thường có 5 đến 6 ô chữ E và chỉ 1 hoặc 2 ô chữ Z, vì chữ E thường xuất hiện nhiều hơn Z trong câu từ). Và Morse chỉ đơn giản là đếm số lượng ô của mỗi chữ cái. Ông thấy rằng chữ E là chữ cái được sử dụng nhiều nhất, từ đó ông gán cho chữ E mã ngắn nhất: Một dấu chấm duy nhất.

Vậy thì mã Morse thật sự có tác dụng không? Lịch sử sẽ trả lời chắc chắn là có rồi.

Vào năm 2010, đại tá Joe Espero đã gửi một thông điệp giải cứu bằng mã Morse trong một bài hát và gửi đi cho các đài phát thanh. Ông làm vậy vì biết rằng những con tin mà ông định giải cứu chắc chắn đang nghe đài phát thanh và biết mã Morse, còn những người bắt giữ họ thì sẽ không hiểu. Thông điệp trong bài hát của đại tá khi được dịch ra có nghĩa là:

19 người đã được giải cứu, bạn là người tiếp theo, đừng bỏ cuộc.

Sau khi bị giam giữ suốt 6 tháng bởi Đức quốc xã trong một trại tập trung, thiếu tá Alexis Casdagli được một tù nhân ở đó tặng một tấm vải, rồi ông bắt đầu học cách khâu vá, thêu dệt. Casdagli giết thời gian trong tù bằng cách thêu. Tác phẩm nổi bật nhất của ông là một tấm vải trang trí bao gồm nhiều chữ vạn và các biểu tượng trang trí. Ở giữa là những dòng chữ nói về ông, thời gian và nơi ông hoàn thành tác phẩm này. Ở gần viền ngoài là một số những dấu chấm và gạch ngang trông có vẻ hơi tùy hứng. Tấm vải này được trưng bày trong suốt 4 năm tiếp theo tại các trại tập trung của Đức, và những gã tàn bạo ở đó chưa một lần hiểu được thông điệp ẩn đằng sau những dấu chấm và gạch ngang có vẻ tùy hứng đó. Chúng là mã Morse của 2 thông điệp:

97817de5ec04411d60d7ffb437ba5474 xl

Chúa cứu lấy Đức Vua (God Save the King), và Đ.m Hitler (F*ck Hitler).

Trong lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, Jeremiah Andrew Denton Jr. đã bị bắt làm tù binh. Ông bị bắt ghi hình cho một video tuyên truyền nhưng ông cũng đã lén gửi đi một thông điệp bí mật cho bất cứ ai có thể giúp được mình. Trong lúc nhìn vào máy quay, ông đã nháy mắt rất nhiều theo vần điệu của những dấu chấm và gạch ngang của mã Morse. Thông điệp mà ông gửi đi chỉ vỏn vẹn 1 chữ: Tra tấn (Tortue).

SOS, tín hiệu cầu cứu quốc tế không thật sự đại diện cho cụm từ nào cả. Sở dĩ đây là thông điệp được mọi người công nhận là vì những chữ cái trong SOS rất dễ hiểu trong mã Morse. “S” là 3 dấu chấm và “O” là ba dấu gạch ngang. Như vậy, thông điệp SOS vừa dễ truyền và cũng vừa dễ hiểu : …---…

Điện báo sau khi được phát minh đã trở nên phổ biến gần như là ngay lập tức vì ai ai cũng muốn mình được gửi và nhận tin nhắn nhanh hơn. Các hệ thống điện báo mở rộng đã xuất hiện trên khắp châu Âu vào cuối thế kỷ 19, và đến năm 1866, cáp điện báo cố định đầu tiên đã được lắp đặt thành công ở Đại Tây Dương. Đến năm 1940, đã có 40 đường dây điện báo như vậy trải dài suốt Đại Tây Dương.

Trong những cuộc chiến, máy điện báo cũng đã gần như thay đổi hoàn toàn chiến lược và cách đánh nhau. Thay vì mất hàng tuần để chuyển đồ, hàng hóa bằng xe ngựa, những mẩu tin tức quý giá có thể được trao đổi giữa các trạm điện báo gần như ngay lập tức. Ngoài ra, máy điện báo cũng có một phần ảnh hưởng đến kinh tế, vì tiền cũng có thể được trao đổi nhanh chóng hơn.

Nhưng vào thế kỷ 19, các công nghệ mới bắt đầu xuất hiện, đa số cũng dựa vào những nguyên tắc được dùng cho hệ thống điện báo. Thời gian trôi dần, những loại công nghệ mới này làm lu mờ đi điện báo, những trạm điện báo không được rộng rãi sử dụng nữa, chúng được thay bằng fax, điện thoại, và Internet. Nhưng việc chiếc máy điện báo cùng với mã Morse được phát minh cũng vẫn là một bước ngoặt trong lịch sử của việc trao đổi, liên lạc.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.