• Về đầu trang
Hạ Vũ Hà
Hạ Vũ Hà

Nguồn gốc lịch sử của 10 tên thành phố ở phía Bắc nước Anh

Lịch sử

Miền Bắc nước Anh vào thời Trung Cổ là một nơi đắm chìm trong biển lửa chiến tranh. Cả người Celt, Anglo-Saxon và người La Mã đều bận bịu để chinh phục, chia năm xẻ bảy vùng đất này.

Trải qua nhiều thế kỷ, ảnh hưởng của các dân tộc trên vẫn còn tồn tại qua ngôn ngữ cũng như tên gọi các thành phố, khu định cư. Cho dù là người La Mã ở Manchester, người Viking ở York hay người Celt ở Scotland thì tất cả di sản của họ vẫn được bảo tồn.

Bộ tranh dưới đây được một hoạ sĩ sáng tạo tại Transpennine Express phác hoạ dựa theo lịch sử hình thành của từng khu vực, lãnh thổ ở miền Bắc nước Anh.

Jorvik (York)

Bất cứ ai từng tìm hiểu về York sẽ biết rằng nơi đây chịu ảnh hưởng văn hóa từ người Viking rất sâu sắc. Được biết, người Viking đã đánh bại và giành quyền cai trị mảnh đất từ tay người Anglo-Saxon vào năm 865 sau Công nguyên. Thoạt đầu, York có tên là Eoforwic, có nghĩa là "nơi trú ẩn của lợn rừng". Tuy nhiên sau khi người Viking nắm quyền thì nơi đây được đổi tên thành Jórvík, mang ý nghĩa là "ngựa bay".

Glasgu (Glasgow)

Cái tên thuở đầu theo *tiếng Gael của thành phố là Glaschu hoặc Cumbric Glas Cau. Cả hai tên này có nghĩa là "Thung lũng xanh ở cao nguyên" hoặc là "Thung lung xanh". Đến năm 1116, tên Glasgu mới bắt đầu xuất hiện và dần trở nên phổ biến hơn khi có một cộng đồng tôn giáo được thành lập và một nhà thờ được xây dựng. Điều này bắt nguồn từ sự xuất hiện của Saint Kentigern, còn được gọi là Thánh Mungo. Ông là một nhà truyền giáo ở Vương quốc Strathclyde của Scotland vào cuối thế kỷ thứ VI, và là người sáng lập cũng như vị thánh bảo trợ của thành phố Glasgow.

*Tiếng Gael Scotland hay tiếng Gael Scot, có khi được gọi là ngắn gọn là tiếng Gael, là một ngôn ngữ Celt, là ngôn ngữ của người Gael ở Scotland. Là một ngôn ngữ trong nhánh Goidel, tiếng Gael Scotland phát triển từ tiếng Ireland trung đại. (theo Wikipedia)

Din Eidyn (Edinburgh)

Nhiều người tin rằng tên của thành phố được dịch ra đơn giản chỉ là "Lâu đài đá"; tuy nhiên, sự thật không hề giản đơn như thế. Chuyện kể rằng vào năm 600 sau Công nguyên, Edinburgh được gọi là Din Eidyn, nó có nghĩa là pháo đài của Eidyn, thuộc loại pháo đài nằm trên đồi của người Celt. Vì cái tên này mà kha khá người tự hỏi rằng Eidyn liệu có quan hệ với Edwin và liên quan trực tiếp với vị vua Edwin của Northumbria (thế kỷ thứ VII) hay không. Các nhà Sử học địa phương đã bác bỏ giả thuyết Edwin đi xa đến tận phía Bắc chỉ để đặt tên cho vùng đất này là Edinburgh.

Liuerpul (Liverpool)

Mersey đồng nghĩa với Liverpool và dường như dòng sông kia thậm chí còn có tác động mạnh mẽ đến cái tên ban đầu của thành phố. Tên Liverpool được bắt nguồn từ năm 1190 khi nơi đây được biết đến dưới cái tên Liuerpul, có nghĩa là một hồ bơi hoặc một con suối đầy nước bùn. Mặc dù ý nghĩa trên không khiến chúng ta liên tưởng đến một thành phố hoa lệ như bây giờ nhưng ít ra nó cũng giải thích phần nào xuất xứ của vùng đất này. Qua nhiều năm, Liverpool vẫn đều đặn rẽ dòng chảy vào sông Mersey ngày nay.

Ladenses (Leeds)

Nguồn gốc tên gọi của thành phố vẫn là một đề tài tranh luận chưa hồi kết. Một số ý kiến cho rằng cái tên đầu tiên là Loidis, rồi được đổi thành Ledes. Nó được nhắc đến trong cuốn sách Domesday sau cuộc xâm lược của Norman: "Đối với những người ở trong trại này, họ tin rằng đây chính là một khu vực sở hữu rừng ở Vương quốc Elmet của người Celt, tồn tại đến thế kỷ thứ VII. Tuy nhiên, một số khác cho rằng tên ban đầu của vùng đất là là Ladenses, chính là một thuật ngữ của người Celt mang nghĩa 'những người dân bên bờ của dòng sông chảy xiết'."

Pen Rith (Penrith)

Cũng giống như Ladenses, nguồn gốc cái tên Pen Rith (Penrith) vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể, thống nhất. Đối với nhiều người, tên gọi vùng đất này bắt nguồn từ tiếng Celt là "penn""rid", có nghĩa là "đầu nguồn của khúc sông cạn". Tuy nhiên, một bộ phận khác thì cho rằng cái tên này cũng thuộc về người Celt (cụ thể là *tiếng Cumbria) nhưng mà nó phải là từ "Pen Rith", được dịch ra là "thị trấn đỏ".

*Tiếng Cumbria là một ngôn ngữ Celt nhánh Britton từng được nói vào thời Sơ kỳ Trung Cổ ở miền Hen Ogledd, tức nơi ngày nay là Bắc Anh và Nam Scotland. Nó có quan hệ gần gũi với tiếng Wales cổ và các ngôn ngữ Britton khác.(theo Wikipedia)

Mamucium (Manchester)

Manchester là một vùng đất từng bị người La Mã cai trị và tên gọi trước kia của vùng lãnh thổ này đã phần nào phản ánh sự hùng mạnh của quân La Mã thời đó. Cái tên Mamucium được đặt vào thế kỷ thứ 1, khoảng năm 78-86 sau Công nguyên, sau khi người La Mã xây dựng một pháo đài nhỏ trên đỉnh ngọn núi giữa sự hội tụ của sông Irwell và sông Medlock. Mamucium theo tiếng Celt dưới dạng Latin hoá có nghĩa là "ngọn đồi có hình bầu ngực". Đây là tên gọi được người La Mã sử dụng trong việc đánh bại một bộ lạc người Celt địa phương.

Sheth-Feld (Sheffield)

Tên gốc của thành phố là một từ tiếng Anh cổ hoặc tiếng Anglo-Saxon và được cho là sự bắt nguồn của người Anglo-Saxon ở khu vực này. Việc đặt tên có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào giữa thế kỷ thứ VI và thế kỷ thứ IX. Tên gọi vùng đất này có nguồn gốc từ sông Sheaf (sông Sheth), cả hai đều mang nghĩa là "chia cắt" hoặc "phân chia". Feld trong tiếng Anh cổ có nghĩa là một khu rừng bị chặt phá. Do đó, người dân cảm thấy an toàn khi định cư ở một nơi đã bị phá huỷ và nằm gần ngã ba sông Sheaf và sông Don.

Skardaborg (Scarborough)

Bên cạnh York thì Scarborough cũng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của người Viking. Vào năm 966 sau Công nguyên, một người Viking đột kích có tên là Thorgils Skarthi đã đặt tên nơi đây là Skarðaborg. Ông đánh bại người Anglo-Saxon để chiếm lấy vùng đất này và không thể cưỡng lại việc phô trương sức mạnh của mình nên đã quyết định đặt tên vùng đất này theo tên ông. Trong tiếng Viking, từ borg, căn cơ của từ cổ *borough có nghĩa là "pháo đài" hoặc "thành trì". Tất cả đều dẫn đến ý nghĩa là "Thành trì của Skarthi".

*Về nguyên tắc, thuật ngữ borough chỉ định một thị trấn có tường bao quanh tự trị, mặc dù trong thực tế, việc sử dụng chính thức của thuật ngữ này rất khác nhau. (theo Wikipedia)

Stoc-Port (Stockport)

Đôi khi những cái tên đơn giản lại mang nhiều ý nghĩa nhất. Điển hình như Stockport, theo nghĩa đen là một lâu đài trong rừng. Khu định cư ban đầu là Saxon, nằm trên một vách đá nhìn ra sông Mersey. Đây là một địa điểm nổi bật, nơi mà nhiều con đường người La Mã gặp nhau và qua sông. Thoạt đầu, tên đầu tiên của vùng đất này bắt nguồn từ hai từ cụ thể là Stoc, có nghĩa là "một lâu đài của thành phố" và Port nghĩa là "gỗ".

Đọc thêm: Bí mật đằng sau những bức tường lượn sóng khác thường nhan nhản khắp nước Anh

Theo: Bored Panda
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.