• Về đầu trang
Chym Xà Nẹo
Chym Xà Nẹo

Nhà báo nước ngoài duy nhất hy sinh trên chiến trường Việt Nam năm 1979 - Takano Isao

Lịch sử

Trải qua bao nhiêu năm bom đạn chiến tranh, Việt Nam cũng từ đó thắt chặt thêm nhiều tình bạn với các quốc gia trên thế giới, mà trong số đó không thể không kể đến chính là Nhật Bản. Năm 2019, chúng ta cùng kỉ niệm 46 năm mối quan hệ Việt - Nhật. Tuy vậy, ít ai biết rằng nhà báo nước ngoài duy nhất hy sinh trên đất Việt lại chính là một người con của Nhật Bản. Anh Takano Isao, một nhà báo trẻ đầy tài năng, đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh vì lẽ phải và nằm xuống vĩnh viễn trên đất nước ta, để lại ở quê hương người vợ trẻ và đứa con thơ mới chỉ tròn 5 tuổi.

takano isao

Nhà báo Takano Isao.

takano isao family

Takano Isao bên vợ và con gái.

Tình yêu cháy bỏng dành cho Việt Nam

Takano Isao sinh năm 1943 tại Kobe, Nhật Bản. Đến năm 1967, khi 24 tuổi, anh được cử sang Việt Nam theo học Tiếng Việt tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tại đây, anh tốt nghiệp vào năm 1971.

Takano Isao không chỉ là một nhà báo tài năng mà còn là một dịch giả. Người đồng đội của anh lúc bấy giờ là ông Goro Nakamura đã nhận định: "Takano là một người ưu tú. Anh ấy học tiếng Việt giỏi đến nỗi nhiều người tưởng anh ấy là người Việt." Trải qua 4 năm học tập và làm việc tại Việt Nam, anh đã có thể dịch toàn bộ tập thơ hay truyện sang tiếng Nhật và được xuất bản rộng rãi. Nhờ anh mà các tác phẩm Việt được phổ biến, phủ sóng đến Nhật Bản.

takano isao translate 1

Bìa truyện Khi mẹ vắng nhà của Nguyễn Đình Thi do Takano Isao biên dịch.

takano isao poem

Bìa truyện Khi mẹ vắng nhà của Nguyễn Đình Thi doTakano Isao biên dịch.

takano isao translate 2

Bìa tiểu thuyết Áo trắng của Nguyễn Văn Bổng do Takano Isao biên dịch.

Con đường hoạt động quả cảm

Năm 1978, anh chính thức bắt đầu xông pha nơi chiến trường dưới tư cách phóng viên báo Akahata, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Từ đấy, anh đi mọi nẻo bom rơi đạn nổ để ghi lại tội ác chiến tranh và lên án sự phi nghĩa của nó. Chiến tranh biên giới năm 1979 ghi dấu chân anh. Nhà báo Goro Nakamura chia sẻ rằng các tác phẩm của anh được đánh giá là lột tả chân thực và nhanh chóng nhất chiến trường ngày ấy. Năm 1979, anh được cử đến chiến trường Lạng Sơn và đây cũng là nơi anh ghi lại nhiều hình ảnh về cuộc chiến nhất.

takano isao pic 1

Ảnh Takano chụp tại chiến trường Lạng Sơn.

takano isao pic 2

Tàu chạy bằng hơi nước tại nhà ga Lạng Sơn.

takano isao pic 3

Bức ảnh cuối cùng của Takano ngay trước khi hy sinh, ghi lại hình ảnh đường lớn đổ nát gần ga Lạng Sơn.

takano isao camera

Chiếc máy ảnh anh dùng để tác nghiệp.

Sự ra đi đầy tiếc nuối

Đó là ngày thứ 2 kể từ khi quân Trung Quốc tuyên bố rút quân. Tuy nhiên, cơn mưa đạn quân phục kích vẫn không ngừng đổ xuống đoàn xe đội quân ta, trên đó chở theo người anh hùng Takano. Nhà báo Goro Nakamura đi cùng đoàn nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng ấy: "Một người lính Việt liên tục gọi tôi chạy lại chỗ anh ấy nấp khi quân địch đang tạm ngừng bắn để nạp đạn. Trong hoàn cảnh hoạn nạn họ vẫn không quên chúng tôi." Nhưng Takano Isao không được may mắn như vậy.

Người phóng viên quả cảm ấy đã mãi nằm xuống tại chiến trường Lạng Sơn. Takano Isao hy sinh ngày 7/3/1979, là phóng viên nước ngoài duy nhất hy sinh trong chiến tranh biên giới tại Việt Nam. Anh ra đi khi vừa tròn 33 tuổi.

takano isao died

Nơi Takano Isao nằm xuống, chụp bởi Goro Nakamura.

takano isao jeep

Chiếc xe chở Takano khi ấy bị tàn phá bởi đạn bom.

takano isao diary 1

Nhật kí của Takano Isao vào ngày anh hy sinh. Trên ấy vẫn ghi "Lạng Sơn, ngày 7".

Sự hy sinh anh dũng hóa thành vĩnh cửu

Dù hiện nay không nhiều người còn nhớ đến sự ra đi đầy ý nghĩa của anh, nhưng vào thời điểm chiến tranh vẫn còn gây đau thương ấy, Takano Isao đã được vinh danh anh hùng.

takano isao family pham van dong

Gia đình của Takano Isao được thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp đón nồng hậu.

takano isao medal

Huân chương Hữu nghị do Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng.

takano isao journal published

Nhật lý chiến trường của anh đã được xuất bản dưới cái tên 'Lạng Sơn ngày 7 tháng 3' tại Nhật.

Cảm phục trước những hy sinh và lòng dũng cảm của người anh hùng xứ hoa anh đào, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết nên bài hát "Takano Nhân Chứng Quả Cảm". Một khi sự hy sinh đã được nên thơ thành nhạc thì sẽ không thể bị lãng quên.

Và bài thơ của Anh Ngọc gửi bé Emi Takano, con gái của Takano Isao.

"Emi Takano

Ai nỡ trách khi cháu còn quá bé

Chửa hiểu được nỗi gì trong mắt mẹ

Sấm sét và mây đen

Khi nội già nua cúi gập tấm lưng còng

Tay cầm chiếc gối bông

Giọt nước mắt chảy suốt hai đầu lục địa

Cháu ngơ ngác: có chuyện gì thế nhỉ?

Và cúi tìm hỏi bạn búp bê

Cái mũi đỏ ngô nghê

Khiến cháu bật cười

Emi Takano

Trong buổi sáng hôm nay

Giọt nước mắt của bà và nụ cười của cháu

Đã cứa vào lòng chú

Hai vết thương sâu

Emi Takano

Cháu chưa hiểu được đâu

Buổi sáng ấy trời Lạng Sơn đầy gió

Gió thổi lên từ những ngôi nhà đỏ

Gạch ngói nằm trên chiếu, trên chăn

Gió thổi qua đầu con búp bê gãy chân

Mình đắp đầy lá rụng

Và gió thổi về trong tiếng súng

130 ly

Bố Takano bước đi

Dưới những hàng tràm chảy máu

Thị xã và lòng bố rung lên trong trận bão

Bố đã đi từ Hiroshima đến Lạng Sơn

Với chiếc mũ tai bèo trắng đã sờn

Trên mái đầu trai trẻ

Chỉ vài phút nữa thôi, có thể

Bố sẽ không đi đến được tuổi già

Điều ấy có sao đâu

Nhưng khúc sông kỳ cùng này thì bố Takano phải đến

Chiếc cầu gãy này thì bố Takano phải đến

Cuốn phim nằm trong máy ảnh đã lên phim

Gương mặt tình yêu đã lọt giữa khuôn hình

Cao cả và thiêng liêng cái phút giây bấm máy

Khi bố Takano đặt tay vào nút bấm

Thì bọn chúng đặt tay vào cò súng

Hai tiếng nổ vang lên

Dữ dội và dịu êm

Hai tiếng nổ…

Tiếng súng bạo tàn rồi sẽ bị lãng quên

Duy cái tiếng khẽ khàng kia còn lại

Tiếng bền bỉ của ngón tay bấm máy

Lẫn vào trong nhịp đập trái tim…"

- Trích bài thơ của Anh Ngọc đăng trên báo Nhân Dân ngày 25/3/1979.

Takano Isao đã cống hiến trọn vẹn để làm tròn sứ mệnh của một nhà báo. Đây không chỉ là một câu chuyện cảm động về tình cảm của một người ngoại quốc đối với Việt Nam. Đây còn là bài học cho những người làm báo, làm truyền thông, phải luôn hết mình đấu tranh vì sự thật.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.