• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Những thực phẩm khó hiểu mà Tổng thống Mỹ và người dân từng phải ăn trong Đại suy thoái

Độc lạ

Đại khủng hoảng (The Great Depression) hay còn gọi là Đại suy thoái là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến 1940. Có rất nhiều người dân Mỹ chết đói trên các đường phố, trước thềm các cửa hàng, nơi bán nhiều loại thực phẩm nhưng họ lại không có tiền để mua. Để sinh tồn, người dân đã phải tìm ra đủ loại thức ăn để dằn bụng.

1. Đến Tổng thống mà còn phải ăn trứng luộc sốt cà và mận khô

even the president ate prune pudding photo u1 w650q50fmjpgfitcropcropfaces

Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt không ngồi yên trước Đại suy thoái. Để tiết kiệm tiền giúp đỡ người nghèo, bà đã ra chỉ thị thức ăn được phục vụ tại Nhà Trắng phải đạm bạc nhất có thể.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt tội nghiệp phải ăn các món ăn kham khổ (ít nhất là trước mặt báo chí hoặc có khách đến thăm) như trứng luộc với sốt cà, khoai tây nghiền và món tráng miệng pudding mận khô. Loại mận khô này là sản phẩm phổ biến dùng để thay thế trái cây tươi trong thời kỳ Đại khủng hoảng.

2. Trải nghiệm món ăn "siêu thực": Hành phi với bơ đậu phộng

and 39 surreal and 39 peanut butter stuffed onions kept things super cheap photo u2 w650q50fmjpgfitcropcropfaces

Các nhà sử học thực phẩm Andrew Coe và Jane Ziegelman đã chuẩn bị món hành phi bơ đậu phộng theo hướng dẫn của cuốn sách nấu ăn trong thời kỳ Đại khủng hoảng và chia sẻ trải nghiệm này cho tờ New York Times. Món ăn đó như thế nào? “Nó không phải là món ăn phổ biến cho các bữa ăn bình thường” - Coe nói. Ziegelman gọi đây là trải nghiệm “siêu thực”, đáng chú ý là “bơ đậu phộng không liên quan gì đến với hành phi cả.”

3. Bánh Ritz Mock Apple Pie được dùng thay thế cho táo thật

ritz mock apple pie subbed crackers for apples photo u1 w650q50fmjpgfitcropcropfaces

Các loại trái cây tươi khá khan hiếm trong thời kỳ Đại suy thoái, vì vậy bánh Ritz Mock Apple Pie đã dùng các nguyên liệu khác thay thế cho táo. Công thức đơn giản thôi: đường, quế, bơ, và nước cốt chanh vị bơ, bánh Ritz trộn lại. Các hỗn hợp này sẽ đánh lừa vị giác của bạn, đem đến cảm giác như đang ăn một loại bánh được làm từ táo tươi.

4. Đệ nhất phu nhân giới thiệu món spaghetti với cà rốt luộc và sốt trắng

the first lady promoted spaghetti with boiled carrots and white sauce photo u1 w650q50fmjpgfitcropcropfaces

Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt đã cố gắng làm hết sức mình có thể để giúp những người nghèo đói. Bà Roosevelt tự mình giới thiệu một số món ăn dễ chế biến và tiết kiệm, chẳng hạn như món spaghetti hầm cùng với cà rốt luộc và nước sốt trắng gồm sữa, bột mì, muối và bơ. Vị của các món này dĩ nhiên chẳng mấy ngon lành nhưng vào thời điểm đó, ai cũng đặt việc sống sót lên trên nhu cầu được ăn ngon.

Để chế biến món này, đầu tiên bạn phải nấu nhừ spaghetti trong vòng 25 phút. Nếu như trong thời đại bình thường đủ ăn đủ mặc thì bước 2 chắc chắn sẽ là: Gọi một chiếc pizza cỡ lớn để ăn vì bước 1 đã hoàn toàn phá hủy món ăn rồi. Nhưng đây là trong thời kỳ Đại khủng hoảng nên ý tưởng nấu mì nhão giúp chúng dễ kết hợp với cà rốt luộc nhừ và sốt kem. Kết quả ta có một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng có thể khiến mọi người cảm thấy thà nhịn đói còn sướng hơn.

5. Giấm Cobbler giả vị trái cây

vinegar cobbler faked fruit flavor photo u1 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Vinegar Cobbler thuộc về một nhóm "quái vật ẩm thực", các nhà sử học thực phẩm và người làm bánh gọi đây là "Bánh nướng tuyệt vọng". Thay vì những miếng táo tươi, bạn sẽ sử dụng giấm táo để làm giả vị chua mà không phải tốn quá nhiều tiền. Nó được cho là có vị như một món sữa trứng được làm từ muối và giấm.

6. Món Mulligan's Stew được nêm nếm cùng với thuốc lá

mulligan and 39 s hobo stew was seasoned with tobacco photo u1 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Đây làm món ăn của dân nhập cư nghèo khổ trong cuộc Đại khủng hoảng của nước Mỹ.

Errol Lincoln Uys, tác giả cuốn Riding the Rails: Teenagers on the Move During the Great Depression cho biết, món Mulligan’s Stew theo như này có thành phần từ hành tây (ăn trộm được), bắp, khoai tây, thêm vào một hỗn hợp rau xanh trộn sẵn, cùng với một vài lát thịt siêu mỏng, một ít đậu hải quân "bị bỏ xó cả tháng trời". Bí quyết đặc biệt của món ăn này là thuốc lá Bull Durham và vải thô. Người nấu món này làm vậy để loại các đối thủ có bụng yếu ra khỏi bàn ăn, sau đó họ có thể ăn nốt phần của những người còn lại.

7. Cháo Milkorno

and 39 milkorno and 39 mixed milk and corn for an unlikely superfood photo u1 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Năm 1933, các nhà khoa học "điên" tại Đại học Cornell đã phát minh ra một loại cháo gọi là Milkorno. Một hỗn hợp gồm sữa bột, bột bắp và muối, giúp các gia đình có thể kéo dài ngân sách mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng, loại cháo này đảm bảo cung cấp "bữa ăn cho gia đình 5 người chỉ tốn 5$ mỗi tuần". Chỉ cần bỏ vào nồi nước nấu sôi lên là hỗn hợp Milkorno biến thành cháo. Tên sản phẩm này là sự kết hợp giữa từ "Milk" (sữa), "corn" (bắp) và cảm thán "Oh!"

Không chỉ có 1, mà sản phẩm Milkorno còn có những "anh chị em" khác như Milkwheato, Milkoato. Riêng Milkwheato đã bán được một số lượng lớn khi chính phủ mua 25 triệu pound để thực hiện công tác cứu trợ.

8. Bánh mì

there were loaves galore photo u1 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Các nhà sử học thực phẩm cho biết những ổ bánh mì này rất phổ biến trong thời kỳ Đại suy thoái bởi vì chúng được làm từ một loại thành phần rẻ tiền. Có nhiều loại bánh mì như bánh mì gan, đậu lima, bánh mì đậu phộng, và một loại bánh mì "sang trọng" - bánh mì thịt. Bánh mì đậu Lima được cho là có vị "hơi giống như falafel" (falafel: chả chiên làm từ đậu xanh). Tuy nhiên thịt thà khá khan hiếm vào thời kỳ Đại suy thoái, vì vậy thịt thường được độn vào bánh mì, bánh quy giòn, yến mạch, khoai mì, ngũ cốc và hỗn hợp nước sốt bột..

9. Xà lách bồ công anh trong vườn cây

dandelion salad was sourced from yards and parks photo u1 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Trong thời kỳ Đại suy thoái, người Mỹ luôn tìm kiếm những loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng ít tốn kém. Họ dĩ nhiên không bỏ qua việc học hỏi các món ăn từ người dân nhập cư, miễn bổ và rẻ là được.

Một trong những món ăn người Mỹ "học lỏm" được của dân nhập cư Ý sống tại New York là cây bồ công anh. Loại cây này có thể thu hoạch trong công viên, bãi cỏ và ở những lô đất trống vào đầu mùa xuân. Lá cây bồ công anh có thể thêm vào món xà lách, xào với dầu ô liu, đậu hải quân, món ăn này không có vị khó ăn như mì spaghetti cà rốt luộc. Món xà lách bồ công anh này dễ ăn và hoàn toàn miễn phí.

10. Bột Gelatin là món ăn thời đại

gelatin was a cutting edge food photo u1 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Gelatin là một nguồn protein giá rẻ, tiên tiến trong thập niên 1930, nó đã "thâm nhập" vào rất nhiều sách dạy nấu ăn thời kỳ Đại suy thoái.

Tuy nhiên sự lạm dụng và kết hợp vô tội vạ gelatin với các loại thức ăn đã tạo ra nhiều món ăn có mùi vị, màu sắc khá thảm họa.

11. Trẻ em phải uống cả tấn sữa

kids especially drank a ton of milk photo u2 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Sữa bò được cho là hỗ trợ và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tất nhiên sữa bò được khuyến khích cho trẻ uống thường xuyên nhưng trong thời kỳ Đại khủng hoảng số lượng sữa mà chính phủ khuyến cáo nên cho trẻ em uống ở mức đáng báo động, họ đã quảng cáo rằng nên uống 1 lít sữa mỗi ngày.

Bữa ăn trưa ở trường của các học sinh hầu như luôn có sữa trên bàn. Thậm chí sữa còn được biến tấu thành kem bắp cải, kem cà rốt, bánh pudding bột bắp.

12. Món bò nướng có tên "Sh*t on a Shingle"

creamed chipped beef photo u1 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Trong cuốn sách A Square Meal: A Culinary History of the Great Depression, nhà sử học ẩm thực Jane Ziegelman và Andy Coe đã nghĩ đến món thịt bò thái mỏng sốt kem, một sự kết hợp "hầm bà lằng" của thịt bò đóng hộp, bột gelatin, đậu đóng hộp, giấm và nước cốt chanh. Biệt danh của món này có tên là "SOS" nghĩa là "Sh*t On a Shingle".

Món bò lát mỏng sốt kem này được phết lên trên bánh mì nướng. Hỗn hợp giàu dinh dưỡng nhưng khó ăn này lại trở nên khá phổ biến trong thời kỳ Đại khủng hoảng ở Mỹ.

13. Xúc xích trở thành món ăn chính

Trong video này, bà Clara sinh năm 1916 đã hướng dẫn cách làm một bữa ăn cho người nghèo. Đầu tiên, chiên khoai tây và hành tây sau đó, thêm một vài lát xúc xích.

Xúc xích là một thành phần chủ yếu trong nhiều công thức nấu ăn thời kỳ Đại suy thoái với cái tên ảm đạm "món hầm của người nghèo". Trên bàn ăn của các gia đình Mỹ thời kì này thường có món xúc xích thái mỏng ăn kèm với mì ống nấu chín, hai lon cà chua hầm, bắp đóng hộp hoặc đậu Hà Lan.

Theo: Ranker
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.