• Về đầu trang
Treng
Treng

Rùng mình trước những phương pháp kỳ quái người xưa dùng để xác định ai đó chết thật hay chưa

Độc lạ

Làm thế nào bạn có thể chắc chắn một người đã thực sự chết? Trong thời đại mà y học còn chưa phát triển, thầy thuốc rất khó khăn khi xác định một người nào đó thực sự đã chết hay chưa. Vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện vô số thử nghiệm lên xác chết để chứng minh họ đã tử vong.

Trong suốt hai thế kỷ 18 và 19, rất nhiều người ở Bắc Mỹ và Châu Âu lo sợ bị chôn sống nên các phương pháp xét nghiệm tử thần dưới đây càng được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, đa số phương pháp đều khá kỳ quặc và không hiệu quả.

1. Tra tấn bàn chân

foot torture photo u1

Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của con người nhưng điều đó chỉ đúng với người còn sống. Bởi vậy, để xác định một người nào đó có thực sự chết hay không, các bác sĩ đã thực hiện phương pháp tra tấn khủng khiếp lên bàn chân của họ.

Các phương pháp kinh dị này bao gồm cắt lòng bàn chân bằng dao cạo, đâm kim xuống dưới móng chân và dùng những miếng sắt nóng đỏ ấn xuống vị trí này.

Nếu một người vượt qua được những thử nghiệm kia mà không thấy đau đớn gì thì họ sẽ được chôn cất một cách an toàn.

2. Phương pháp lá cờ tim

stabbing photo u1

Một nhà khoa học người Đức tên Middeldorph đã đưa ra một thử nghiệm gọi là lá cờ tim để kiểm tra xem ai đó đã thực sự chết hay chưa.

Phương pháp này sử dụng một cây kim dài gắn với một lá cờ dùng để đâm vào trái tim của cơ thể người bệnh. Nếu trái tim còn đập, lá cờ sẽ bật lên và mở ra, chứng minh người đó còn sống.

Đây không chỉ là thử nghiệm trên giả thuyết, thực chất nó đã được áp dụng lên rất nhiều người. Năm 1893, một bác sĩ tên là Séverin Icard đã sử dụng phương pháp lá cờ tim lên một người phụ nữ để chứng minh cho người thân của cô thấy rằng, người này đã chết. Tuy nhiên, thật không may cho Séverin Icard, gia đình của người phụ nữ buộc tội ông giết cô ấy bằng lá cờ tim. Việc này đã trở thành một vụ bê bối tốn nhiều giấy mực của báo chí.

3. Quan tài bảo tồn tính mạng

life preserving coffin photo u1

Năm 1843, Christian Eisenbrandt đã nhận được bằng sáng chế về chiếc quan tài bảo tồn tính mạng do ông tạo ra. Thay vì sử dụng bản lề điển hình, chiếc quan tài này sở hữu đòn bẩy và lò xo. Bất kỳ chuyển động nào của xác chết cũng sẽ khiến quan tài bật mở. Ngoài ra, chiếc quan tài đặc biệt này còn có một tấm lưới để không khí có thể lưu thông.

Christian Eisenbrandt đề nghị mọi người nên giữ chiếc quan tài này trong hầm cho đến khi xác chết bắt đầu phân hủy.

4. Chờ đợi xác chết phân hủy

waiting mortuaries photo u1

Chờ đợi xác chết phân hủy rồi mới đem đi mai táng là phương pháp đơn giản nhất để chắc chắn không vô tình chôn sống một người nào đó. Chính vì vậy, phương pháp này rất phổ biến ở Đức vào cuối những năm 1800.

Tuy nhiên, việc giữ xác chết tại nhà tang lễ cho đến khi phân hủy mới đem đi mai táng cũng xuất hiện vài vấn đề. Điển hình là mùi thịt thối rữa và những mầm bệnh tiềm ẩn. Để che giấu mùi khó chịu, những đóa hoa thường được đóng gói chung với các xác chết.

5. Chặt ngón tay

fingers photo u2

Trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19, có rất nhiều thử nghiệm liên quan đến ngón tay. Một phương pháp khủng khiếp để kiểm tra ai đó chết hay chưa là chặt ngón tay. Người ta tin rằng chặt ngón tay sẽ tạo ra cú shock khiến cơ thể sống lại hoặc chứng minh người đó đã chết.

6. Cọ xát cơ thể với một bụi gai

prickly bushes photo u1

Một chuyên gia pháp y tên M. Weber đã đưa ra một thử nghiệm tử vong liên quan đến các bụi gai. Ông đề nghị chà xát một bàn chải cứng (tương tự các bụi gai) lên da người chết trong nhiều giờ. Nếu người đó thực sự đã chết, da của họ sẽ xuất hiện kết cấu giống như giấy giả da sau khi bị chà xát.

Phương pháp này của M. Weber được coi trọng đến mức ông giành được giải thưởng từ Học viện Khoa học ở Paris.

7. Máy kéo lưỡi

doctor photo u1

Tương tự như phương pháp chặt bàn chân hay ngón tay, tiến sĩ JV Laborde cho rằng lưỡi cũng là một bộ phận vô cùng nhạy cảm đối với người sống. Ông cho hay, nếu quá trình hô hấp nhân tạo có thể cứu người, vậy tại sao không kéo lưỡi ra để xem cơ thể cần kiểm tra có thực sự chết hay không.

Laborde đã thành công cứu sống một người phụ nữ bị chết lâm sàng bằng cách giật mạnh lưỡi của cô trong suốt ba giờ. Người phụ nữ than phiền rằng phương pháp này rất đau đớn, nhưng may mắn nó đã cứu sống cô.

Thậm chí Laborde còn phát minh ra một cỗ máy kéo lưỡi xác chết. Với cỗ máy này, ngay cả những người không có kỹ năng cũng có thể kiểm tra xác chết trước khi mang đi mai táng.

8. Đưa nhiệt kế vào trong dạ dày của xác chết

thermometer photo u1

Năm 1841, Christian Friedrich Nasse đã sáng chế ra một chiếc nhiệt kế dài có thể đưa vào dạ dày của xác chết. Nhiệt kế sau đó sẽ đo nhiệt độ của cơ thể để xác định khả năng tử vong. Tuy nhiên, nếu người đó không thực sự chết thì việc đưa nhiệt kế vào dạ dày của họ có thể gây ra phản ứng tiêu cực đối với cơ thể.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.