• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Sau một ngày bận rộn triều chính, hoàng đế có những hoạt động giải trí nào để thư giãn?

Lịch sử

Có thể nói giải trí là một trong những điều thiết yếu của cuộc sống, là cách để chúng ta nạp điện sau những mệt mỏi của cuộc sống.

Còn với các đế vương thời cổ đại, hàng năm bận rộn chuyện chính sự, lo lắng cho tổ tông cơ nghiệp, dốc lòng dốc sức còn mệt mỏi gấp mấy lần chúng ta hiện nay, đồng thời cũng sở hữu cho mình một gia tài khổng lồ, giàu có tứ hải. Như vậy những đế vương tay cầm quyền to, tiền tài dư dả này sẽ có những trò vui nào để thư giãn sau khi làm việc quá căng thẳng?

Các hoạt động giải trí trong cung đình có thể nói là muôn màu muôn vẻ, quy mô to lớn, đại khái có văn nghệ, thể dục, đánh cờ, các hoạt động liên quan tới động vật khác.

0

Một: Văn nghệ giải trí

Trong cung đình, dù là thời nào thì hoạt động văn nghệ cũng không thể thiếu. Từ ti trúc quản huyền, tới bước nhảy thướt tha, đều rất được lòng các bậc quân vương. Thời hán Lý phu nhân nhờ một điệu nhảy “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” lấy được trái tim Hán Vũ Đế.

12

Đến thời Đường, Dương Ngọc Hoàn bằng một khúc Nghê thường vũ y khúc, làm Đường Huyền Tông say mê như điếu đổ.

13

Trần Thúc Bảo bằng một khúc Ngọc thụ hậu đình hoa, danh tiếng vang vọng khắp Giang Nam, Cao Vĩ bằng khúc Vô sầu tiếng tăm lan khắp Quan Đông.

Có thể nói từ Hán Vũ Đế cho tới Tề Hậu Chủ, từ Đường Minh Hoàng cho tới Lý Hậu Chủ, dù là bậc quân vương hùng tài vĩ lược hay một vị vua bù nhìn ngu ngốc vô năng, thì đều không thể cưỡng lại vẻ đẹp của âm nhạc, mỗi người đều xem không biết mệt.

Ngoài ca múa nhạc, thì các vở hí kịch truyền thống với cốt truyện gây cấn, diễn viên diễn xuất tuyệt diệu cũng được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khởi nguồn của hí kịch là Bài ưu hí lưu hành trong cung đình thời Ngũ Đại. Trang Tông Lý Tồn Úc thời Hậu Đường cực kì thích bài ưu hí, không chỉ xem diễn tìm niềm vui, ông còn thường xuyên lên sân khấu, và tự đặt cho mình nghệ danh Lý Thiên Hạ.

14

Đường Mục Tông Lý Hằng ngày ngày xem bài ưu hí mua vui, thậm chí còn bị mỉa mai “diễn xướng một bên, vui vẻ vô độ”.

Đến thời Tống kịch Nam bắt đầu phát triển hưng thịnh, trong ngày mừng thọ của mình Tống Huy Tông từng tổ chức hát kịch nam đãi khách.

Đến thời Thanh, kinh kịch phát triển, các hoạt động giải trí trong cung càng không thể thiếu bóng dáng kinh kịch, từ Đồng Trị, Quang Tự đến Từ Hi Thái hậu đều vô cùng say mê.

Ngoài ra tạp kỹ ảo thuật cũng là một trong những tiết mục giải trí trong cung đình thời Hán Đường.

1

Thời Hán Vũ Đế, quốc gia cường thịnh, thiên tử thường ở Thượng Lâm uyển xem biểu diễn tạp kỹ, ảo thuật, thậm chí còn có một màn ảo thuật tạp kỹ loại lớn từng được tổ chức tên Ngư Long mạn diên làm người đương thời vô cùng thích thú.

Vũ Đế người mặc áo gấm, đầu tự gối ngọc, nằm trên ghế cao, bên dưới các diễn viên xu nịnh. Đầu tiên là múa may những cái mai đủ màu sắc, khi không khí bắt đầu náo nhiệt, diễn viên nấp mình trong mai rùa lập tức thả ra những cuộn khói đủ màu sắc lên mai rùa, đó chính là “mạn diên”.

16

Ngư Long lại là quá trình suy diễn từ truyền thuyết cá chép hoá rồng, đầu tiên là để mèo rừng phun miếng vàng vào nước, sau đó mèo rừng lập tức biến thành cá bơi lội dưới ao, khi hơi nước dâng lên lan toả ra chung quanh, không khí náo nhiệt, cá sẽ biến mất, một con rồng vàng hơn thước nhảy lên, vô cùng hoành tráng.

Tiết mục biểu diễn nổi tiếng này đã để lại ký ức vô cùng sâu sắc trong lòng các nhà thơ và sử học đương thời, vì thế Ban Cố từng miêu tả tỉ mỉ tiết mục này trong Hán Thư.

Đến thời Đường, còn có một bộ, ngành chuyên quản lý các gánh xiếc tạp kỹ gọi là Lập Bộ Kỹ. Chuyên tổ chức các tiết mục tạp kỹ phục vũ cho cùng đình. Bạch Cư Dị còn từng làm thơ khen ngợi: “Lập bộ kỹ, cổ địch huyên. Vũ song kiếm, khiêu thất hoàn. Niểu cụ tác, điệu trường can. (Lập bộ kỹ, kèn sáo trống. Mua song kiếm, nhảy vòng, đi dây thừng, múa uống dẻo).

2

Hai: Thể dục thể thao

Các hoạt động như ca múa nhạc và tạp kỹ có thể giúp người cổ đại thư giãn tâm thần, còn các phong trào thể dục có thể giúp họ rèn luyện sức khoẻ thả lỏng cơ bắp cũng rất được ưa chuộng trong cung đình.

Các loại hình vận động này có rất nhiều dạng, như Tần Vũ Vương thích cử tạ, thường chọn các đại lực sĩ làm bạn bên mình, sau khi đánh vào thành Nghi Dương của nước Hàn, nghe nói trong thành có một cái hình khắc hoạ tiết hình rồng đỏ, ông vội vàng chạy tới nâng đỉnh làm vui, chẳng ngờ bị đỉnh đè chết.

11

Đô vật thì có thể giúp luyện tập kỹ năng quyết đấu, cận chiến, từ thời Tây Chu đã được xem trọng, Chu Thiên Tử hàng năm tới tiết mạnh Đông đều phải xem biểu diễn đô vật; Hán Vũ Đế từng cử hành đấu đô vật ở Trường An, trận đấu này làm muôn người đổ xô ra xem, Nguỵ Võ Đế từng liệt đô vật vào một trong những hạng mục tạp kỹ trong cung. Tôn Hạo Thời từng lệnh cung nữ mang vòng vàng nhảy múa, để các đô vật nâng lên.

Tuy nhiên trong các hoạt động thể thao, môn được yêu thích nhất vẫn là đá bóng.

Môn bóng đá từng xuất hiện trong sách Chiến Quốc dưới cái tên Xúc Cúc. Banh thời Hán là một trái cầu được kết từ lông. Thời Đường banh được “dùng da bao bên ngoài, nén khí bên trong thành hình cầu”. Lưới làm từ trúc đan thành, thiết lập thành các mắt phong lưu, cầu thủ chia làm hai đội, đội nào đá vào mắt phong lưu thì thắng.

8

Hán Vũ Đế, Hán Thành Đế đều thích xúc cúc, Tào Tháo thường dẫn theo các cao thủ xúc cúc bên mình, Cao Cầu vì giỏi xúc cúc mà một bước lên mây càng là chuyện ai ai cũng biết.

Mã cầu cực kì thịnh hành vào thời Đường. Khi Đại Đường vừa lập quốc, Lý Thế Dân vì tập luyện cho kỵ binh, thường xuyên tổ chức các buổi đánh mã cầu. Cầu dùng để chơi mã cầu to như nắm tay, được đan từ những loại gỗ cực kì chắc chắn, bên ngoài phủ lớp sơn màu đỏ thắm, điêu khắc các dạng hoa văn. Binh sĩ cưỡi ngựa cầm một cây gậy dài khoảng hơn thước, phần đầu bè ra như gậy đánh gold, dùng gậy đánh cầu, chia làm hai đội, đội nào đánh cầu vào lưới đối phương thì thắng.

5

Trong cung đình thời Đường có rất nhiều sân chơi mã cầu, trải rộng từ điện Lân Đức tới điện Trung Hoà, điện Ung Hoà, ngoài ra sân tổ chức chơi mã cầu cũng rất được chú ý, mặt sân phải bằng phẳng như giấy, không được có bất kì chỗ lồi lõm nào.

Đường Chương Hoài Thái tử Lý Hiền, Đường Huyền Tông, Hiến Tông, Mục Tông, Kính Tông, Võ Tông, Tuyên Tông, Hi Tông, đều là những người yêu thích mã cầu, Đường Huyền Tông còn là cao thủ chơi mã cầu. Vào những năm Cảnh Long thời Trung Tông, Thổ Phiên cử sứ giả tới Trường An nghênh cưới công chúa Kim Thành, hai bên tổ chức thi đấu mã cầu, sứ giả Thổ Phiên thắng cao thủ trong cung, vô cùng kiêu ngạo, Đường Huyền Tông lúc này còn là Lâm Truy Vương cùng với Quý, Thích bước xuống khiêu chiến, đánh bại đội Thổ Phiên, lấy lại mặt mũi cho Đại Đường.

Thời Tống Sơ, mã cầu vẫn còn lưu hành, Tống Thái Tổ cũng là cao thủ, đế thời Huy Tông lại thích những thứ văn nhã, mã cầu dần bị loại bỏ, thậm chí còn đổi ngựa thành lừa.

Ba: Các loại cờ

Hầu hết các môn cờ đều có tác dụng giúp khai phá đầu óc, cũng là một cách giết thời gian rất tốt trong cung đình.

10

Cờ vây xuất hiện sớm xuất, Hán Cao Tổ Lưu Bang cũng từng chơi cờ với Thích phu nhân trong rừng trúc. Nguỵ Vũ Đế thường triệu các cao thủ cờ vây vào cung bàn luận;

Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm từng lệnh Trung thư lệnh Trương Hoa chơi cờ với mình, còn vì thế chậm trễ chính sự; Tống Vũ Đế Lưu Dụ càng suy mê cờ như sinh mệnh, lúc chơi cờ với Dương Huyền Bảo, lấy chức Thái thú Tuyên Thành làm cá cược;

Đường Huyền Tông đánh cờ với Lý Tích mắt thấy sắp thua, bèn ra hiệu cho Dương Ngọc Hoàng thả con chó đang ôm trong lòng lên bàn cờ, cả bàn cờ bị huỷ việc này xem như xong; Khi xảy ra loạn An Sử, trên đường trốn đến Tứ Xuyên, Huyền Tông còn không quên dắt theo vài cao thủ chơi cờ;

Tống Huy Tông cũng yêu cờ như mạng, thường ngâm “Quên đi buồn sầu nhờ chơi cờ”. Hai đời Minh Thanh, cũng xuất hiện rất nhiều hoàng đế thích chơi cờ, Khang Hi, Ung Chính, Càn Long càng là cao thủ chơi cờ.

6

Ngoài ra còn một cách chơi cờ khác nữa là bán cờ, nó xuất hiện vào thời Hán Thành Đế, phát triển mạnh vào thời Nguỵ Tấn. Bàn cờ dùng để chơi bắn cờ thường được làm bằng đá, chung quanh bằng phẳng, chính giữa đôn cao, có hai màu cờ, mỗi bên 6 quân, khi chơi cờ, các quân cơ được chia ra hai bên, người chơi dùng tay búng cờ từ bên này qua bên kia, nếu búng trúng thì thắng. Sau thời Đường bắn cờ dần thất truyền.

Bốn: Động vật

Trong hoàng cung thường nuôi dưỡng không ít các loài động vật, hoặc dùng để ngắm nghía, hoặc dùng để tìm niềm vui.

Chọi gà là một hoạt động vui chơi rất lưu hành trong cung, thời Tây Chu Tuyên Vương cực kì thích chơi chọi gà. Hán Thánh Đế Lưu Ngao xem chọi gà như mạng, từng từ Giao Chỉ (Việt Nam thời Bắc Thuộc) lấy được mấy con gà rất giỏi, cực kì yêu thích, cả khi cải trang du ngoại cũng mang theo không rời.

Thời Đường, chọi gà càng trở thành hoạt động yêu thích trong cung, Huyền Tông từng xây dựng một phường gà giữa cung Hưng Khánh và cung Đại Minh, trong đó nuôi hơn 1000 con gà chọi.

7

Đấu dế là một loại hình giải trí cũng hấp dẫn không kém và có thể nói là chưa từng lạc hậu qua các thời đại. Tống Ly Tông cực thích trò này. Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ từng hạ mật chỉ cho tri phủ Tô Châu, lệnh tri phủ chọn dế tiến công, người đương thời còn làm thơ châm chọc “Dế lấm lét gọi, Tuyên Tông Hoàng đế cần” Bồ Tùng Linh thời thanh còn cho ra một bài văn Con dế nổi tiếng.

9

Chuyện giải trí vốn là chuyện thường tình của con người, không có gì đáng trách. Nhưng bậc đế vương ngồi trên cao, mỗi một hành động đều làm mẫu cho dân chúng khắp thiên hạ, chỉ một hành động vô ý cũng có thể bị các triều thần khuyên can, rất hiếm khi hưởng thụ được niềm vui giải trí.

Cũng như xã hội ngày nay, vui chơi giải trí cũng cần mức độ, vừa giải trí vừa có lợi cho sức khoẻ, bảo dưỡng tinh thần nâng cao văn hoá, đó mới là chuyện nên làm.

Theo: Baike Baidu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.