• Về đầu trang
Chym Chung
Chym Chung

Ted Kaczynski: Từ thần đồng toán học Harvard đến kẻ khủng bố khét tiếng lịch sử

Lịch sử

Vào sáng sớm ngày 25/5/1978, tại bãi đậu xe của Đại học Chicago, nhân viên đã tìm thấy một bưu kiện, người nhận là Smith, một giáo sư kỹ thuật tại Học viện Bách khoa Rensselaer. Vào ngày hôm sau, bưu kiện được trả lại cho người gửi trên bao bì, trên bàn làm việc của Buckley Crist, một giáo sư vật liệu kỹ thuật Đại học Northwestern, ông ta bị dòng chữ nhỏ ở góc bưu kiện dọa hết hồn, "Đây có thể là một quả bom". Crist lập tức gọi điện cho cảnh sát, cảnh sát đã đến để mở bưu kiện và gây ra một vụ nổ lớn. Toàn bộ văn phòng bị bao phủ bởi khói, tay trái của cảnh sát thì bị thương, Crist may mắn không sao. Sau khi các cuộc điều tra của cảnh sát thất bại, vụ việc nhanh chóng chìm dần. Nhưng không ai nghĩ rằng đây mới chỉ là khởi đầu của 16 vụ đánh bom tiếp theo, thậm chí không ai tin nổi kẻ gửi bom lại là một thiên tài toán học của Đại học Harvard.

Kaczynski sinh ngày 22/5/1942, ở Chicago, Illinois, là thế hệ người Ba Lan nhập cư thứ 2. Ở lớp năm của trường tiểu học, y đã hoàn thành bài kiểm tra IQ do trường tổ chức trong một thời gian rất ngắn, nhưng đạt được số điểm cao nhất toàn trường là 167 điểm. Một thú vị nhỏ là IQ của Stephen Hawking, nhà thiên văn học vĩ đại, mới là 160.

Năm 1958, ở tuổi 16, y được nhận vào Đại học Harvard khoa Toán. Năm 1962, y tốt nghiệp Đại học Harvard, và chỉ mất vài tháng để có được bằng Tiến sĩ Toán học, Đại học Michigan. Luận văn của y cũng là bài luận văn tốt nhất trong năm đó. Sau đó, y đến Đại học Carlifornia và trở thành trợ lý Giáo sư trẻ tuổi nhất trong lịch sử của trường. Năm 1969, Ted từ chức năm 1971, hắn đến Canada ở trong một cabin nhỏ, sống cuộc sống không điện không nước, dựa vào những công việc vặt vãnh để tồn tại.

Ngày 22/5/1978, y đã triển khai vụ đánh bom thư đầu tiên, nhưng cảnh sát chỉ nghi ngờ một số học sinh còn Ted thì không. Năm 1979, y đặt bom trong một vali trên chuyến bay của hãng hàng không Mỹ từ Chicago đến Washington, nhưng do lỗi hẹn giờ, quả bom không phát nổ mà chỉ bốc khói. Cuộc điều tra sau đó phát hiện ra rằng quả bom đủ mạnh để phá hủy toàn bộ máy bay. Tính đến năm 1995, Ted đã thực hiện 16 vụ đánh bom, dẫn đến tổng cộng 3 người chết và 23 người bị thương.

Vào năm 1995, y gửi một số thư đến các phương tiện truyền thông vạch ra mục tiêu của mình và yêu cầu rằng bài luận dài 35.000 từ mang tên Xã hội công nghiệp và Tương lai của nó (còn được gọi là Tuyên ngôn Unabomber) được xuất bản. Y nói rằng nếu yêu cầu này được đáp ứng, hắn sẽ "khước từ khủng bố". Giám đốc FBI và Bộ trưởng Bộ Tư pháp cuối cùng chấp thuận yêu cầu của y vì không muốn bất kì một cuộc đánh bom nào nữa. Các phương tiện truyền thông gọi đây là "bản Tuyên ngôn" bởi vì nội dung nói lên niềm tin và động cơ phạm tội của Ted. Y cho rằng khoa học phát triển đã đem đến cho con người nhiều tai họa, nền văn minh công nghiệp và các cấu trúc xã hội đã khiến con người mất đi tự do, do đó hắn hi vọng phá hủy xã hội, khiến khoa học thụt lùi sẽ giúp giải phóng nhân loại. Thật bất ngờ, sau khi được xuất bản, bài báo nhận được không ít sự hưởng ứng và ủng hộ.

Bài luận khiến em trai của Ted là David vô cùng nghi ngờ, nó gợi cho anh ta nhớ về trước đây anh trai mình đã từng bày tỏ quan điểm không tin tưởng vào khoa học. Sau khi kiểm tra toàn bộ, so sánh với những lá thư tìm thấy trước đây của anh trai mình, anh vô cùng kinh hãi khi phát hiện chân tướng kẻ khủng bố. Anh ta và mẹ thuê một thám tử tư, sau khi thảo luận và phân tích, họ đã phải đưa ra một quyết định đau đớn là giao nộp những bằng chứng đó cho FBI. Năm 1996, Ted cuối cùng bị bắt và bị kết án tù chung thân. Mặc dù mẹ và em trai đã cố gắng thuyết phục quan tòa giảm án vì vấn đề thần kinh của Ted, nhưng đều bị chính Ted từ chối. Y nhấn mạnh rằng thần kinh của mình bình thường và động cơ phạm tội là kết quả của suy nghĩ cẩn thận. Mọi người thì cho rằng y hoàn toàn là một kẻ điên. Nếu không thì tại sao một thiên tài Toán học của Đại học Harvard lại có thể biến thành một kẻ sát nhân hàng loạt điên rồ như vậy? Đơn giản như vậy ư?

Theo một người bạn cùng lớp của Ted cho biết trong thời gian ở trường Ted đã trải qua thí nghiệm Murray, đối tượng gồm 22 sinh viên. Nhà trường khẳng định rằng đó chỉ là một thí nghiệm tinh thần của Viện Khoa học, nhưng trên thực tế lúc đó đang là thời kì chiến tranh lạnh, CIA đã phát triển một loại phương pháp thẩm vấn đặc biệt, hợp tác với Đại học Harvard đem những sinh viên không biết tình hình làm "chuột thí nghiệm". Họ thấy Ted có IQ rất cao, lại có niềm tin mãnh liệt với khoa học, nếu phương pháp này có thể đánh tan niềm tin của y, thì những gián điệp của Liên Xô được cho là có niềm tin kiên định cũng sẽ bị đánh bại.

Đầu tiên, họ yêu cầu Ted viết một bài luận về niềm tin khoa học, trong bài luận y chỉ ra rằng tại sao khoa học khiến con người tốt hơn, là điều không thể thiếu đối với văn minh nhân loại. Sau đó, CIA cử ra một người thẩm vấn, yêu cầu Ted phân tích từng câu từng chữ, hết ngày đến đêm đả kích, chế giễu y, mặc dù không gây bất kì tổn thương vật lý gì đến Ted, nhưng tâm lý lại phải chịu một đòn đả kích khủng khiếp.

Buổi thẩm vấn kết thúc, Ted từ đó rơi vào trạng thái hoài nghi đối với khoa học. Khoảng thời gian nghi ngờ đó kéo dài đến mãi sau này, khi y làm trợ lý Giáo sư cho đến thời điểm bùng nổ, y từ chức, đến Canada sống trong một cabin nhỏ, dùng một đời nỗ lực sửa lại bài luận năm đó, từ luận điểm "Khoa học đem điều tốt đẹp đến văn minh nhân loại" thành "Khoa học chỉ mang đến cho con người tai họa". Sau khi hoàn thành bài luận, y hi vọng thế giới sẽ nhìn thấy quan điểm của mình nên đã triển khai 18 cuộc tấn công khủng bố.

ted kaczynski

Như vậy, phải chăng "kẻ đánh bom cuồng sát" Ted thực ra cũng chỉ là nạn nhân đáng thương của một thí nghiệm tâm lý tàn ác?

Theo: The Atlantic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.