• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Trong mắt người Ai Cập Cổ và Babylon Cổ, một năm dài như thế nào?

Lịch sử
Một năm thực tế dài bao nhiêu?

Dựa theo quy luật năm nhuận công lịch hiện hành (Lịch Gregorius) đưa ra, mỗi 400 năm sẽ có 97 năm nhuận, tức 146.097 ngày, chia ra tức là một năm có 365, 2425 giây chỉ kém chu kỳ quay thật sự của trái đất có 26 giây.

Điều đáng nhắc đến là vào thế kỷ 13, một nhà thiên văn học thời Nguyên, Quách Thủ Kính khi xây dựng lịch Thụ Thời, đã sử dụng độ dài năm quy hồi như lịch hiện hành bây giờ. Trong khi lịch Gregorius được tổng hợp ra vào thế kỷ 16.

Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu khoa học Ai Cập Cổ và Babylon Cổ mới là những nền văn minh đầu tiên đưa ra hệ thống tính lịch chính xác hoặc gần chính xác nhất với lịch Gregorius hiện đại.

Vậy một năm của người Ai Cập cổ dài bao nhiêu?

2 1

Trong một thời gian khá dài, người Ai Cập cổ sử dụng Civil calendar chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng cố định 30 ngày, mỗi năm vào tháng 12 sẽ cộng thêm 5 ngày, như vậy 1 năm vẫn có 365 ngày. Cách tính lịch này có thể đã xuất hiện khoảng 3000 TCN.

Người Ai Cập cổ tại sao lại chọn 365 là số ngày của một năm? Điều này tới nay vẫn là bí ẩn, các nhà khoa học chưa tìm ra được bằng chứng hoặc ghi chép nào về cách tính lịch Civil calendar. Trên thực tế Civil calendar có thể đã được ra đời trước khi hệ thống chữ viết của Ai Cập hoàn thành.

2

Có nhà khoa học cho rằng con cố 365 này được tính ra từ khoản cách trung bình trong chu kỳ dâng sông Nin; mặt khác cũng có người cho rằng đó là kết quả khi quan sát sao trời của người Ai Cập cổ, cụ thể là quan sát chu kỳ biến hoá của hằng tinh nào đó trên trời, ví dụ như sao Thiên Lang.

3

Nói tới sao Thiên Lang, thì trong văn hoá người Ai Cập Cổ có một thứ gọi là chu kì sao Thiên Lang (Sothic cycle), tức là 1460 năm Thiên Lang (Sothich year) tương dương 1461 năm Civil (Civil year), từ đó tính ra được độ chênh lệch 1 năm Thiên Lang là 365.25 ngày.

Rất có thể đây là kết quả sau khi người Ai Cập Cổ phát hiện 4 năm Cilvil kém 4 năm Thiên Lang một ngày , mà không phải kết quả thực trắc sau hơn 1000 năm.

Năm Thiên Lang của người Ai Cập cổ trên thực tế là một cách tính năm dựa theo số tuổi của hằng tinh, trên bản chất nó khác với năm hồi quy và không giống với năm hằng tinh (năm thiên văn) hiện tại đang được sử dụng. Sau này người ta nhận ra sự khác biệt rất nhỏ giữa hai loại năm, nên phát hiện ra độ sai lệch hàng năm.

Và, một năm của người Babylon Cổ dài bao nhiêu?

Theo wikimedia, thế kỷ thứ 4 TCN, có một nhà thiên văn học tên Kidinnu của Babylon đã tính ra chiều dài một năm quy hồi là 365 ngày 5 tiếng 44 phút 12.2 giây, tức 365,2390 ngày. Có tài liệu cho rằng cái tên Kidinnu là xuất phát từ văn hiến trong Hy Lạp Cổ, cho nên chúng ta không biết chắc được kết quả này có trải qua sự gia công của các học giả Hy Lạp cổ hay chưa.

4

Còn về lịch của Babylon Cổ (Lưỡng Hà -Mesopotamia), họ cũng chia 1 năm làm 12 tháng. Người Babylon cổ quy định mặt trăng non đầu tiên khi mặt trời lặn xuống núi là ngày đầu tháng, như vậy mỗi tháng sẽ có khoảng 29-30 ngày, một năm có 354 hoặc 355 ngày, hơi ngắn hơn chiều dài một năm quy hồi. Dần dà sẽ xuất hiện việc tháng và mùa bị lệch nhau, người Babylon Cổ sẽ canh thời gian và bỏ thêm một tháng vào trong năm để bù lại sự chênh lệch này.

5

Ngay từ đầu việc bỏ thêm tháng nhuận vào không hề có quy luật, nhưng theo những tài liệu nghiên cứu, các nhà thiên văn người Babylon Cổ trong vòng 19 năm đã nhập 7 lần tháng nhuận, vì chiều dài năm hồi quy của 19 năm rất gần 235 tháng âm lịch. Mối quan hệ giữa năm và tháng này được gọi là Chu kỳ Meton, sau này lịch của Trung Quốc cũng đã chọn cách đưa thêm tháng nhuận vào năm thế này.

6

Trong các văn bản đất sét cũng không có ghi chép về việc một năm có 365 ngày hay 365.25 ngày, tuy nhiên người Babylon cổ cực kì quan tâm tới việc một năm dài bao nhiêu. Theo phân tích của John P. Britton sau khi tập hợp độ dài một năm từ vô số những văn bản đất sét trong khoảng 1000 năm TCN, thì ông đã cho ra được một bảng phân tích quan hệ năm và tháng cùng với chiều dài một tháng âm lịch như sau:

7

Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy, trong vòng 1000 năm, người Babylon cổ đã nắm giữ được trị số năm quy hồi gần với giá trị thực tế nhất. Ban đầu số liệu khá bừa bộn, nhưng khoảng thế kỷ thứ 6 TCN, họ đã đạt được con số gần như chính xác thậm chí vượt qua người Ai Cập cổ. Những số liệu này về sau lại được người Hy Lạp tiếp tục sửa lại.

Tham khảo và mở rộng:

Lịch sử thiên văn học do Cambirdge xuất bản, Michael Hoskin chủ biên. Giang Hiểu Nguyên Dịch.

Depuydt, L. (2007). Calendars and Years in Ancient Egypt: The Soundness of Egyptian and West Asian Chronology in 1500–500 BC and the Consistency of the Egyptian 365-Day Wandering Year. In Steele J. (Ed. ),Calendars and Years: Astronomy and Time in the Ancient Near East(pp. 35-82). Oxford, UK: Oxbow Books.

Britton, J. (2007). Calendars, Intercalations and Year-Lengths in Mesopotamian Astronomy. In Steele J. (Ed. ),Calendars and Years: Astronomy and Time in the Ancient Near East(pp. 115-132). Oxford, UK: Oxbow Books.

Neugebauer, O. (1969). The exact sciences in antiquity(Vol. 9). Courier Corporation.

Theo: astrolaws
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.