• Về đầu trang
Dorothy
Dorothy

Nghiên cứu cho thấy: 'Cuộc chiến giới tính' đã xuất hiện ngay từ trong bụng mẹ

Khám phá

Các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện ra rằng, "cuộc chiến giới tính" đã bắt đầu trước cả khi đứa trẻ ra đời. Các gene thừa hưởng từ cha luôn cạnh tranh lượng dinh dưỡng với gene thừa hưởng từ mẹ.

Trong một nghiên cứu mới công bố hôm thứ Hai trên tạp chí Development Cell, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy, khi thai nhi thông báo nhu cầu bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách gửi đi một tín hiệu nội tiết tố được gọi là IGF2, sẽ có một cuộc “giằng co” diễn ra giữa các gene từ cha và từ mẹ trong tử cung.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge cho biết, có một "cuộc chiến giới tính" bắt đầu từ trong bụng mẹ, tại đây các gene của cha và mẹ tranh nhau lượng dinh dưỡng của thai nhi (Ảnh: University of Cambridge)

Nghiên cứu đã tìm hiểu lý do vì sao một số trẻ sơ sinh phải vật lộn để phát triển đúng cách trong tử cung người mẹ. Khoảng 10-15% trẻ phát triển kém trong bụng mẹ thường có biểu hiện giảm phát triển mạch máu nhau thai. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những con chuột biến đổi gene, giống với con người về mặt sinh học.

Họ phát hiện các gene của cha phản ứng với tín hiệu IGF2 bằng cách mở rộng các mạch máu trong nhau thai để tăng sự cung cấp dinh dưỡng. Trong khi đó, gene từ mẹ cố gắng hạn chế sự mở rộng này.

Quá nhiều hay quá ít IGF2 đều có liên quan đến các biến chứng về sức khỏe (Ảnh: Development Cell)

Quá nhiều IGF2 sẽ dẫn đến tăng trưởng quá mức, còn quá ít (do gene mẹ chi phối) sẽ làm kém tăng trưởng. Tuy nhiên dù là quá nhiều hay quá ít cũng đều gây ra các biến chứng về sức khỏe.

Một giả thuyết về các gene in dấu là, các gene từ cha thì tham lam và ích kỷ. Chúng muốn khai thác nhiều tài nguyên nhất có thể từ người mẹ. Nhưng các gene từ mẹ lại hoạt động như những biện pháp đối phó để cân bằng các nhu cầu này.

Tác giả chính của nghiên cứu, Miguel Constancia, cho biết.

Gene của người cha thúc đẩy nhu cầu của thai nhi, đòi hỏi các mạch máu lớn hơn và nhiều chất dinh dưỡng hơn. Còn gene của mẹ ở nhau thai cố gắng kiểm soát lượng chất dinh dưỡng mà người mẹ cung cấp. Có một cuộc giằng co đang diễn ra, một cuộc chiến giới tính ở cấp độ bộ gene.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, sự cạnh tranh này thực sự là một điều tốt, vì các gene đang cân bằng lẫn nhau và đảm bảo thai nhi nhận được lượng dinh dưỡng chính xác (Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, sự cạnh tranh này thực sự là một điều tốt, vì các gene đang cân bằng lẫn nhau và đảm bảo thai nhi nhận được lượng dinh dưỡng chính xác.

Nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện của họ sẽ giúp nâng cao hiểu biết về cách thức giao tiếp của thai nhi, nhau thai và người mẹ trong thai kỳ. Điều này có thể giúp tìm ra những phương pháp mới để đo mức IGF2 trong thai nhi và mở ra phương pháp sử dụng thuốc nhằm bình thường hóa các mức độ này.

Theo: RT
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.