• Về đầu trang
Chim Nho Nhỏ
Chim Nho Nhỏ

Những khoảnh khắc phi thường mà nhiếp ảnh gia Shah Marai dùng cả tính mạng để lưu giữ

Nhiếp ảnh

Trong 20 năm gắn bó với nghề phóng viên ảnh, Shah Marai không ngần ngại lựa chọn tác nghiệp tại Afghanistan - quốc gia luôn chứa đựng những nguy cơ xung đột, bạo loạn, chiến tranh.

Marai đã sử dụng ống kính để ghi lại những khoảnh khắc gian khổ, lo âu nay được mai mất của người dân qua từng giai đoạn biến động của đất nước Hồi giáo này. Người phóng viên tài hoa và tận tâm với nghề ấy đã không may qua đời vì vụ nổ bom liều chết tại thủ đô Kabul vào ngày 30/4 vừa qua.

shah marai

Chân dung cố phóng viên ảnh Shah Marai

Theo thông tin từ BBC, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại thủ đô Kabul.

Đầu tiên, một kẻ chạy xe mô-tô tấn công và kích nổ ngay quận Shash Darak, nơi đặt trụ sở của Bộ Quốc phòng, cơ quan tình báo Afghanistan, văn phòng của NATO và một số đại sứ quán các nước khác.

Khoảng 15 phút sau đó, khi mọi người và các nhà báo đổ tới hiện trường vụ đánh bom thứ nhất, một kẻ tấn công liều chết khác trà trộn vào các phóng viên đang có mặt tại hiện trường và kích nổ.

Số lượng thương vong lên tới ít nhất 21 người chết và 45 người bị thương, trong đó có 4 nhà báo thiệt mạng, bao gồm Shah Marai.

danh bom o kabul reuters 15250736839661601789113

Hiện trường vụ đánh bom ngày 30/4.

Marai là phóng viên ảnh của hãng Thông Tấn Xã Pháp (AFP) từ năm 1998 với sự nghiệp đồ sộ hơn 18.000 tấm ảnh.

Vào năm 2016, Marai đã viết một bài báo cho trang thông tin của AFP với tiêu đề "Khi Hi Vọng Biến Mất", miêu tả chi tiết những khó khăn cùng nỗi cơ cực của người dân dưới sự cai trị của Taliban.

(Taliban là phong trào chính thống Hồi giáo Sunni Pashtun cực đoan và thống trị phần lớn Afghanistan từ năm 1995 đến năm 2001, trước khi những lãnh đạo của họ đã bị loại bỏ quyền lực bởi lực lượng quân sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Anh quốc và Liên minh phía Bắc).

Cùng Lost Bird ngắm nhìn những khoảnh khắc phi thường Shah Marai mạo hiểm mạng sống của mình để ghi lại:

stream img

Cậu bé bán bóng bay Afghanistan Arash, 19 tuổi, đang chờ đợi khách hàng của mình ở khu phố Kabul vào ngày 12 tháng 1 năm 2015.

stream img 1

Một cậu bé Afghanistan vừa dựa vào tường vừa khóc ở vùng ngoại ô của Kabul vào ngày 04 tháng 10 năm 2011.

stream img 2

Những cậu bé Afghanistan bán nước sạch đang đi qua nghĩa trang Kart-e-Sakhi ở Kabul vào ngày 12 tháng 1 năm 2015.

"Những cấm đoán từ Taliban khiến công việc trở nên cực kỳ khó khăn - họ cấm chụp ảnh tất cả những sinh vật sống, ví dụ như đàn ông hay động vật", Marai viết trong bài báo năm 2016 của mình.

Để chụp ảnh, anh phải mặc trang phục truyền thống shalwar kameez khi ra ngoài và giấu chiếc máy ảnh của mình dưới chiếc khăn quấn quanh tay.

mskp17602 beige 1

Trang phục shalwar kameez truyền thống.

Để không bị nhà chức trách bắt gặp, Marai thường đánh dấu hình ảnh bằng nếp gấp thay vì viết tên mình trên đó.

stream img 3

Một phụ nữ Afghanistan đi qua nghĩa địa phủ đầy tuyết ở Kabul, ngày 04 tháng 1 năm 2006.

stream img 4

Một phụ nữ Afghanistan ngồi trên một con đường đầy ẩm ướt vì tuyết rơi ở Kabul để cầu xin bố thí vào ngày 4 tháng 2 năm 2013.

Shah Marai từng phải nói dối một nhà cầm quyền của Taliban khi anh chụp ảnh những người xếp hàng bên ngoài tiệm bánh. Để tránh bị bắt, anh đã giả vờ như đang chụp bánh mì. "May mắn thay, đây là thời kì trước máy ảnh kỹ thuật số, vì vậy họ không thể biết tôi đã nói dối" Marai chia sẻ.

stream img 5

Một phụ nữ Afghanistan dùng điện thoại di động chụp ảnh khi cô và những người ủng hộ tham dự cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan ở Jalalabad vào ngày 18 tháng 2 năm 2014.

stream img 6

Cảnh những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Ashraf Ghani rời đi sau cuộc họp ở ngoại ô tỉnh Kunduz, phía bắc Kabul vào ngày 19 tháng 3 năm 2014.stream img 7

Ngọn lửa bốc lên từ nơi xảy ra vụ nổ bom ở Kabul nhắm vào các lực lượng NATO ngày 7 tháng 7 năm 2015. Mọi thứ đã thay đổi sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi Mỹ tiến quân vào Afghanistan và lật đổ chính quyền Taliban.

"Một buổi sáng, Taliban đã biến mất, tựa như tan biến vào không khí. Bạn nên nhìn thấy khoảnh khắc đó. Những con đường nhộn nhịp dòng người, giống như họ vừa bước ra khỏi bóng tối và tiến đến ánh sáng của đời mình một lần nữa", ông viết.

Tuy nhiên, vào năm 2004, Taliban bắt đầu quay trở lại. Đến năm 2014, tất cả các lực lượng phương Tây đã di dời khỏi khu vực và lực lượng này lại tiếp tục lên nắm quyền ở Afghanistan. "Không còn hy vọng nữa", Marai viết, sau khi nhìn thấy người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Kabul.

stream img 8

Những người đàn ông Afghanistan đào mộ cho các nạn nhân trong cuộc tấn công tự sát tại Kabul vào ngày 24 tháng 7 năm 2016.

stream img 9

Cảnh sát Afghanistan đứng gác tại một siêu bị bom phá hủy ở Kabul vào ngày 7 tháng 8 năm 2015.

stream img 10

Một nhiếp ảnh gia của AFP ở Kabul, Afghanistan, đã bị giết trong một vụ đánh bom tự sát.

Ở phần cuối bài báo, Shah Marai đã viết một câu dường như mang theo dự cảm xấu về cuộc đời mình: "Tất cả những gì tôi nghĩ mỗi khi đi ra đường là những chiếc xe có thể bị đặt bẫy, hay những kẻ đánh bom tự sát bước ra từ đám đông".

Hai năm sau đó, vị nhiếp ảnh gia nổi tiếng ra đi trong sự tiếc thương của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và để lại gia đình với 6 người con thơ. Dẫu vậy, những tác phẩm nghệ thuật và cống hiến của Shah Marai với nghề báo, với xã hội sẽ sống mãi cùng thời gian.

Theo: itv.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.