• Về đầu trang
Treng
Treng

Những trào lưu chụp ảnh độc lạ từng được ưa chuộng trong quá khứ

Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh đã đi một chặng đường dài. Đôi khi, thật khó để tin rằng vào vài thập kỷ trước, chúng ta chỉ có thể chụp những bức ảnh đen trắng. Ngày nay, chúng ta có nhiều sự lựa chọn hơn với các máy ảnh hiện đại và công nghệ Photoshop. Tuy nhiên, những mốt chụp kỳ quặc nhưng không kém phần thú vị trong quá khứ luôn là đề tài mà nhiều người muốn tìm hiểu.

1. Chụp ảnh người chết.

10 postmortem photo

Vào thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những người sống chụp ảnh cùng thi thể người thân đã chết là một chuyện vô cùng phổ biến. Vào thời điểm đó, chụp ảnh là một điều xa xỉ và hầu như người ta thường không chụp ảnh trong suốt cuộc đời của họ. Cơ hội duy nhất được chụp ảnh là sau khi đã chết.

Hầu hết các bức ảnh của trào lưu này là trẻ em. Vì tại thời điểm đó, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao. Những đứa trẻ được mặc quần áo đẹp, đôi khi còn được bao quanh bởi rất nhiều hoa và đồ chơi. Người thân của những đứa trẻ thậm chí cũng xuất hiện trong bức ảnh. Trong các bức ảnh đó, những đứa trẻ đã chết trông như thể chỉ đang ngủ trưa.

Bên cạnh đó, thi thể người lớn được chống đỡ bằng dây đai, ròng rọc và đòn bẩy. Một số thi thể còn được đứng như thể họ còn sống. Đôi khi, các nhiếp ảnh gia còn thêm đôi mắt thủy tinh để làm cho có vẻ như người chết đang nhìn vào máy ảnh.

Trào lưu chụp ảnh này dần biến mất khi những tiến bộ trong y học có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người. Nhiều người cũng qua đời trong bệnh viện thay vì nhà của họ. Ngoài ra, chi phí chụp ảnh cũng rẻ dần theo thời gian và người ta có thể sở hữu nhiều tấm ảnh của chính mình và người thân khi còn sống.

2. Những người mẹ giấu mặt.

9 hidden mother photo

Kỹ thuật chụp ảnh hồi xưa thường có thời gian phơi sáng lâu. Người mẫu ảnh phải giữ yên vị trí trong vòng 30 giây trước khi bấm máy. Người lớn ngồi yên vào nhìn chằm chằm vào camera trong vòng 30 giây đã là một chuyện khó khăn, chứ đừng nói đến trẻ con.

Vì vậy, đây chính là lý do tại sao cần những người mẹ trốn trong phông nền để giữ con của họ ngồi yên. Hầu hết các bà mẹ được mặc quần áo hòa trộn với phông nền. Đôi khi họ còn được ngụy trang thành ghế, rèm cửa hoặc bất cứ thứ gì để có thể không lộ diện trong bức ảnh.

3. Nhiếp ảnh ma.

8 ghost photos

Năm 1861, nhiếp ảnh gia William H. Mumler đã phát hiện phương pháp tạo ra các bóng ma trong các bức ảnh của mình. Thay vì tạo ra một thể loại nhiếp ảnh độc đáo, Mumler đã sử dụng kiến ​​thức của mình để lừa gạt khách hàng. Ông ta khẳng định với mọi người bản thân có thể chụp lại các linh hồn trong bức ảnh.

Không lâu sau đó, rất nhiều khách hàng đã tìm đến Mumler để chụp ảnh với hồn ma của người thân quá cố. Tuy nhiên, sau đó mọi người đã phơi bày các bức ảnh linh hồn của Mumler là giả. Thậm chí còn cáo buộc Mumler đột nhập vào nhà khách hàng của mình để lấy trộm ảnh của những người thân quá cố.

Từ một nhiếp ảnh gia được mọi người tôn sùng, Mumler chết trong cảnh nghèo đói.

4. Mọi người thường không cười khi chụp ảnh.

7 smileless photo

Trong thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, mọi người hiếm khi cười trong lúc chụp ảnh. Có rất nhiều lý do giải thích điều này.

Nhiếp ảnh ban đầu được coi là phần mở rộng của hội họa và nó bị ảnh hưởng khá nhiều từ các bức vẽ chân dung truyền thống. Điều này có nghĩa là người mẫu không được mỉm cười trong khi chụp ảnh.

Một lý do khác là kỹ thuật chụp ảnh hồi xưa có thời gian phơi sáng lâu. Vì vậy họ phải duy trì một biểu cảm trong suốt thời gian bấm máy. Tất nhiên, việc duy trì một nụ cười trên khuôn mặt trong thời gian dài khó hơn rất nhiều so với việc không cười.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ Victoria, mọi người thường rất ít khi cười. Theo quan niệm của họ, chỉ có những kẻ ngốc mới mỉm cười. Vì vậy, không ai muốn bị coi là kẻ ngốc chỉ vì họ mỉm cười trong một bức ảnh.

5. Chân dung không đầu.

6 headless portrait

Các nhiếp ảnh gia đã biết thao túng hình ảnh trước khi máy tính và phần mềm chỉnh sửa xuất hiện. Một số nhiếp ảnh gia đã phát hiện ra phương pháp cắt và dán hai bức ảnh lại với nhau để tạo ra một bức ảnh mới.

Trong thế kỷ 19, nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Oscar Rejlander đã sử dụng kỹ thuật này để tạo ra những bức ảnh chân dung không đầu.

Trong các bức ảnh này, những người mẫu sẽ xuất hiện mà không có đầu. Họ sẽ giữ đầu trong tay hoặc đặt chúng lên đĩa. Thậm chí, một số người còn cầm con dao dính máu để làm như thể họ vừa cắt đầu xong.

6. Máy ảnh chim bồ câu.

4a pigeon photography

Năm 1907, Tiến sĩ Julius Neubronner đã nộp bằng sáng chế cho máy ảnh chim bồ câu. Như cái tên của nó, một máy ảnh nhỏ đã được gắn vào con chim bồ câu. Khi con chim bồ câu bay lượn, chiếc máy sẽ tự động chụp ảnh nhờ vào đồng hồ bấm giờ.

Máy ảnh chim bồ câu là một bước ngoặt cho chụp ảnh trên không vào thời điểm đó. Trước khi có máy ảnh chim bồ câu, người ta thường chụp ảnh trên không với máy ảnh được gắn vào bong bóng hoặc diều. Tuy nhiên, diều và bóng bay di chuyển chậm và chỉ hoạt động trên một quãng đường giới hạn.

Một điều thú vị là ban đầu Tiến sĩ Julius Neubronner không có ý định tạo ra một máy ảnh để chụp ảnh trên không. Ông phát minh ra máy ảnh này chỉ nhằm mục đích ghi lại các tuyến đường bay của chim bồ câu.

7. Chỉnh sửa ảnh thủ công.

3a manual retouching

Có thể nói, trong bất kì thời kỳ nào thì chúng ta đều có một niềm đam mê nhất định với việc... chỉnh sửa ảnh. Ngay sau khi phát minh ra máy ảnh, mọi người đã tìm cách để có thể nhìn đẹp hơn trong ảnh. Tuy nhiên, trong thời Victoria không hề có máy tính hay phần mềm chỉnh sửa như bây giờ.

Vậy làm cách nào để họ có thể khiến các bức ảnh của mình trở nên đẹp hơn? Người Victoria đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng bút chì để chỉnh sửa ảnh.

Họ sử dụng bút chì sắc để khiến các đường nét cơ thể trở nên táo bạo hơn. Bút chì cùn được sử dụng để làm sáng các vùng tối hơn trên cơ thể. Kỹ thuật này phổ biến trong thời đại Victoria đến nỗi hầu như mọi bức ảnh đều được chỉnh sửa thủ công.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.