• Về đầu trang
Caroline
Caroline

50 khoảnh khắc ấn tượng đến “nín thở” bên dưới đại dương

Thiên nhiên

Đại dương tiếp tục là nguồn khám phá tuyệt vời và mê hoặc nhiều người. Với môi trường hoang dã lôi cuốn, đời sống thực vật tuyệt đẹp, thế giới dưới đáy đại dương ẩn chứa nhiều “kỳ quan” làm chúng ta phải kinh ngạc.

Cùng nhau điểm qua 50 bức tranh bắt trọn những khoảnh khắc tuyệt đẹp này của thế giới còn nhiều bí ẩn – đại dương.

Con cá lớn nhất thế giới

Hình ảnh một người phụ nữ bơi bên cạnh một con cá mập voi, loài cá lớn nhất đại dương đã tạo nên một khung cảnh thực sự ấn tượng.

Mặc dù có kích thước cơ thể khổng lồ (có thể lớn hơn một chiếc xe buýt), chúng không săn mồi và thích ăn sinh vật phù du. Và để làm được điều này, cá mập voi vừa bơi và vừa thở bằng miệng.

Loài tôm có cú đánh tốc độ

Loài giáp xác có màu sắc rực rỡ này là tôm bọ ngựa Peacock. Chúng thường có màu đỏ ở con cái và nhiều màu hơn ở con đực.

Chúng tấn công con mồi bằng cú đấm cực nhanh và đủ mạnh đến mức co thể phá vỡ bức tường kính của một bể cá.

“Trái tim” của Great Barrier Reef

Được coi là hệ thống san hô lớn nhất thế giới, Great Barrier Reef tạo nên từ hơn 3.000 rạn san hô riêng lẻ và 900 hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía Đông của nước Úc.

Và một trong số đó có rạn san hô hình trái tim. Rạn san hô này thuộc quần đảo Whitsunday. Và vì là khu vực được bảo vệ nghiêm ngặc, bạn chỉ có thể ngắm nó từ trên cao.

Rùa xanh

Hình ảnh la một con rùa xanh đang bơi trong rặng san hô Great Barrier Reef ở Queensland, Australia.

Loài này có thể sống đến 80 năm và đạt tới chiều dài 5 feet (1,5 mét).

“Hóa thạch sống”

Bức ảnh là cận cảnh một con Crinoid, một loài thuộc họ sao biển và nhím biển. Chúng được mệnh danh là hóa thạch sống vì có mặt và tồn tại khoảng hơn 459 triệu năm cho đến ngày nay.

Bức ảnh được chụp ở một rạn san hô ở quần đảo phía Bắc Mariana.

Vòng xoáy cá

Bức ảnh ngoạn mục này chụp lại khoảnh khắc một đàn cá nhồng đang cuộn lại thành một vòng xoáy.

Chúng là loài cá nhanh nhất trên thế giới với vận tốc bay lên tới 36 dặm/giờ (58km/h).

Cá heo “tò mò”

Là một trong những loài cá heo phổ biển nhất, cá heo mũi chai gây ấn tượng với khuôn mặt luôn tươi cười và “tính cách” tò mò lém lĩnh.

Chúng có thể sống tới 60 năm và giao tiếp với con người bằng tiếng huýt sáo.

Nhím “giả”

Nhím bút chì thường được tìm thấy ở đáy các rạn san hô, đầm phá hoặc trong cỏ biển.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một con nhím bút chì tại rạn san hô Kingman trong Đài tưởng niệm Quốc gia Hàng hải Thái Bình Dương.

Mảnh vỡ thủy phi cơ của Palau

Xác chiếc thủy phi cơ Jake gần như còn nguyên vẹn này bị đánh chìm vào Thế chiến thứ 2.

Nó nằm ở độ sâu 45 feet (gần 14 mét) dưới đáy đại dương ngoài khơi Palau, Micronesia.

Sư tử biển “thần tốc”

Sư tử biển California nhanh hơn bất kỳ loài sư tử biển nào khác. Chúng có thể bơi với vận tốc 25 dặm/giờ (40km/h) và làm nhịp tim chậm lại để lặn xuống nước tối đa 10 phút.

San hô có hình não

Hình ảnh cận cảnh về rạn san hô có kết câu khá giống não người này được chụp tại Dry Tortugas, Florida.

Các rãnh sâu của nó tạo thành các cấu trúc hình tròn lớn có đường kính hơn 6 feet (1,8 mét).

Vùng nước nông

Cá bướm hai yên Thái Bình Dương thống trị vùng nước nông ở đây. Chúng thường được tìm thấy ở những vùng nước nông và dòng chảy mạnh.

Bơi cùng cá mập

Hai con cá mập màu xám tuyệt đẹp này bơi giữa đàn cá anthias đầy màu sắc ở đảo Jarvis, khu vực cách xa Đài tưởng niệm Quốc gia Hàng hải. Con đực của loài này có thể dài tới 4,8 feet (1,5 mét).

Nhím biển tía Thái Bình Dương

Loài nhím biển đặc biệt này được bao phủ bằng lớp gai chùm kín cơ thể. Chúng lấy thức ăn và phòng vệ bằng những chân ống và gai màu tím này.

“Bẫy” biển

Một con hải cẩu bị mắc kẹt trong lưới đánh cá và may mắn được các thợ lặn giải cứu.

Những mảnh rac trên biển như thế này có thể gây thương tích cho các sinh vật dưới biển cũng như gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.

Cá đuối “tươi cười”

Các đuối không có xương trong cơ thể của chúng mà thay vào đó làm sụn dẻo. Chúng cũng có những “bộ phận cảm biến” chứa đầy gel giúp chúng phát hiện tín hiệu điện từ các động vật khác khi di chuyển.

“Ngồi xổm” trên san hô

Bức ảnh ghi lại khoảnh khác một con tôm hùm ngồi xổm trên đỉnh của một đàn quạt biển có tên là Lophelia pertusa.

Bức ảnh được chụp trong một chuyến thám hiểm của NOAA ở Roatan, Honduras trong nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa san hô chủ và các loài sống nhờ trên chúng.

Tìm kiếm con mồi

Bức ảnh ghi lại cảnh săn mồi của một con cá mập đầu đen được chụp từ trên cao. Theo Bảo tang Lịch sử Tự nhiên Florida, loài cá này có xu hướng săn những con cá nhỏ khi chúng bơi theo một đàn lớn bằng cách phá vỡ “bức tường” cá.

Cá Ếch có lông

Sinh vật có vẻ ngoài độc đáo này là Cá ếch có lông. Chúng không có vảy mà thay vào đó là những chiếc gai thịt giống như tóc.

Chúng có khả năng thay đổi màu sắc để hòa vào môi trường xung quanh.

Cá hề “âu yếm” lẫn nhau

Hãy quên “Đi tìm Nemo” đi, hai con cá hề này giành chiến thắng trong cuộc đua dễ thương khi chúng âu yếm nhau giữa các xúc tu của hải quỳ. Chất nhầy bao phủ cơ thể loài cá này để bảo vệ chúng khỏi các tế bào đốt của hài quỳ.

Cuộc phiêu lưu dưới đáy biển

Một thợ lặn khám phá Khu bảo tồn quốc gia Flower Garden Banks ở vịnh Mexico. Khu vực này là một trong 14 khu vực được bảo vệ bởi Văn phòng của NOAA.

Cá mập trắng khổng lồ

Trong hình là một con cá mập trắng lớn (Carcharadon carcharias) đang bơi tại đảo Guadalupe, Mexico.

Các trường hợp cá mập trắng tấn công con người rất hiếm, ngược lại, con người đang là mối đe dọa lớn nhất của loài này.

Theo Oceana, một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ đại dương thì hiện nay cá mập trắng đang bị đánh bắt một cách vô tình khi khai thác thủy sản và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tượng chúa Giê – su

Bức tượng đồng đúc nguyên bản của chúa Giê – su Christ do Guido Galletti chế tác được đặt ở dưới đáy biển giữa Camogli và Portofino (Ý).

Những “đôi mắt to” ở Rapture Reef

Những con cá mắt to màu đỏ tươi này đang bơi tại rạn san hô Repture trong Đài tượng niệm Quốc gia Hàng hải Hawaii.

Hầu hết cá mắt to Bigeye là loài ăn thịt và sống về đêm.

Cá nóc

Một con cá nóc được chụp lại khi đang bơi ở đảo Moorea, Polynesia (Pháp).

Hiện có hơn 120 loài các nóc và hầu hết chúng đều chứa một chất độc có thể gây chết người được gọi là tetrodotoxin. Chất độc này gấp 1.200 lần cyanua, và lượng độc tố trong một con cá nóc có thể giết chết 30 người.

Bạch tuộc độc

Là một trong những loài bạch tuộc có nọc độc nhất trên thế giới, bạch tuộc vòng xanh có những chiếc vòng xanh sặc sỡ khi nó trở nên kích động.

Nọc độc của nó mạnh gấp 1.000 lần so với xyanua và sinh vật nhỏ bé này chứa đủ nọc độc giết chết 26 người trưởng thành trong vòng vài phút.

Theo: livescience.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.