• Về đầu trang
Caroline
Caroline

6 loài vật có trái tim “kỳ lạ” nhất thế giới động vật

Thiên nhiên

Do kích thước cơ thể cùng những đặc điểm khác nhau nên trái tim của mỗi loài động vật cũng đa dạng về kích thước lẫn đặc trưng. Khi nghỉ ngơi, trái tim con người đập từ 60 đến 80 lần một phút, nhưng trong cùng thời gian đó, trái tim của một con nhím ngủ đông chỉ đập 5 lần và trái tim của một con chim ruồi có thể đạt tới 1.260 nhịp. Trái tim của con người nặng khoảng 0,6 pound (0,3 kg), trong khi hươu cao cổ có trọng lượng tim nặng khoảng 25 pound (11 kg). Cùng điểm qua những loài có trái tim đặc biệt nhất trong thế giới động vật qua danh sách dưới đây.

1. Loài ếch.

Daniel Mulcahy, cộng tác viên chuyên nghiên cứu về động vật lưỡng cư và bò sát tại Viện Smithsonian, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Washington, cho biết động vật có vú và chim có trái tim bốn ngăn nhưng con số này chỉ là ba ở loài ếch.

Đa số ở các loài, trái tim có nhiệm vụ lấy máu đã khử oxy từ cơ thể đưa đến phổi để lấy oxy và cung cấp cho các cơ quan khác. Ở người, máu oxy và máu khử oxy được chứa trong các ngăn riêng biệt. Nhưng ở ếch, các rãnh được gọi là trabeculae giữ cho máu được oxy hóa tách biệt với máu đã khử oxy trong cùng một ngăn.

Mulcahy cho biết ếch có thể lấy oxy không chỉ từ phổi mà còn từ da của chúng. Khi máu được khử oxy đi vào tâm nhĩ phải, nó sẽ được dẫn vào tâm thất sau đó ra phổi và da để lấy oxy.

Thậm chí kỳ lạ hơn là trái tim của những con ếch có thể đông lạnh. Tim của loài ếch gỗ hoàn toàn ngừng đập khi ếch bị đóng băng trong quá trình ngủ đông.

2. Cá voi

Trái tim của cá voi xanh giữ kỷ lục lớn nhất trong giới động vật sống ngày nay. James Mead thuộc khoa động vật có xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia thuộc Viện Smithsonian cho biết nó có kích thước bằng một chiếc ô tô nhỏ và nặng khoảng 430 pound (430 kg). Giống như các loài động vật có vú khác, tim của cá voi có bốn ngăn.

Khi cá voi xanh lặn sâu xuống đại dương, nhịp tim của chúng chậm lại còn 4 nhịp mỗi phút, điều này giúp chúng kéo dài hơi thở trong thời gian lặn và thậm chí có thể giảm thiểu chứng bệnh giảm áp.

3. Động vật thân mềm

Được biết đến khi sở hữu tới 3 quả tim trong một cơ thể, các loài động vật thân mềm như mực, bạch tuộc duy trì hô hấp bằng cách bơm oxy qua các mạch máu bằng 2 quả tim ở hai bên cơ thể trong khi quả tim trung tâm sẽ vận chuyển oxy đến các cơ quan còn lại.

Các loài Cephalopods (động vật thân mềm) cũng có máu xanh theo nghĩa đen vì chứa nguyên tố đồng trong máu.

4. Loài gián

Giống như các loài côn trùng khác, gián có một hệ tuần hoàn mở, có nghĩa là máu của nó không chứa đầy các mạch máu. Don Moore III, một nhà khoa học cấp cao tại Vườn Quốc gia Smithsonian ở Washington, D.C cho biết máu ở loài gián chảy qua một cấu trúc duy nhất với 12 đến 13 ngăn.

Moore nói: “Gián và các loài côn trùng khác thở bằng các khe hở trên bề mặt cơ thể thay vì phổi, do đó máu không cần vận chuyển oxy từ nơi này đến nơi khác.”

Thay vì gọi là máu, chất này được gọi là hemolymph, chứa các chất dinh dưỡng và có màu trắng hoặc vàng. Trái tim của gián cũng không tự đập. Cơ bắp trong khoang mở rộng và co lại để giúp tim gửi hemolymph đến phần còn lại của cơ thể.

Trái tim ở gián không cánh thường nhỏ hơn ở những con biết bay và trái tim của chúng đập với tốc độ tương tự trái tim của con người.

5. Giun đất

Bạn muốn “chiếm” được trái tim của loài giun? Đó là điều không thể vì thực tế chúng không có tim. Thay vào đó, loài giun có năm phần giả bọc quanh thực quản của nó. Những bộ phận giả này không bơm máu, mà chúng ép các mạch máu để giúp lưu thông máu khắp cơ thể.

Nó cũng không có phổi và hấp thụ oxy qua lớp da ẩm. Giun đất có máu đỏ chứa hemoglobin, một loại protein mang oxy, nhưng không giống như người, giun có hệ tuần hoàn mở.

6. Loài cá

Cá có trái tim độc đáo. Ngoài một tâm nhĩ và một tâm thất, chúng còn có hai cấu trúc chưa từng thấy ở người đó là xoang tĩnh mạch (là một túi nằm phía trước tâm nhĩ) và ống động mạch (là một ống nằm ngay sau tâm thất).

Nhưng tại sao trái tim ở cá lại được kết cấu như vậy? Bởi vì mang cá rất mỏng manh và có thể bị hỏng nếu huyết áp quá cao. Bản thân các ống động mạch bulbus rất có độ đàn hồi so với bản chất cơ bắp của tâm thất.

Theo: livescience.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.