• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Bộ ảnh đẹp tuyệt vời được chụp từ không gian ngoài vũ trụ

Khám phá

Cứ mỗi ngày, Trạm Không gian Quốc tế (ISS) chuyển động quanh Trái Đất khoảng 16 lần. Nghĩa là, các phi hành gia sẽ được đón bình minh và hoàng hôn hàng chục lần như vậy chỉ trong vòng 24 giờ.

Từ độ cao của ISS, những nhà du hành đã chụp được nhiều hình ảnh tuyệt vời về ngôi nhà chung của chúng ta. Dưới đây là loạt ảnh đẹp đến kinh ngạc được chụp từ không gian vũ trụ về hành tinh Trái Đất.

Ánh sáng của những ngôi sao và ánh đèn đô thị tạo nên những đường thẳng chạy dài. Hình ảnh này được chụp bằng kỹ thuật chụp phơi sáng trong thời gian dài, ISS khi trên đường di chuyển quanh Trái Đất, đã kéo những điểm sáng thành những tia sáng dài gần như song song nhau. Hình ảnh được chụp vào tháng 5 năm 2012 bởi phi hành gia Don Pettit, lúc này đang thực hiện sứ mệnh Expedition 30.

Ánh sáng của những ngôi sao và ánh đèn đô thị tạo nên những đường thẳng chạy dài. Hình ảnh này được chụp bằng kỹ thuật chụp phơi sáng trong thời gian dài, ISS khi trên đường di chuyển quanh Trái Đất, đã kéo những điểm sáng thành những tia sáng dài gần như song song nhau. Hình ảnh được chụp vào tháng 5 năm 2012 bởi phi hành gia Don Pettit, lúc này đang thực hiện sứ mệnh Expedition 30.

Phi hành gia Shane Kimbrough của NASA chụp đôi chân của mình đang lơ lửng bên trên Trái Đất. Lúc này ông vừa hoàn thành xong chuyến đi bộ ở bên ngoài ISS vào ngày 24 tháng 3 năm 2017.

Phi hành gia Shane Kimbrough của NASA chụp đôi chân của mình đang lơ lửng bên trên Trái Đất. Lúc này ông vừa hoàn thành xong chuyến đi bộ ở bên ngoài ISS vào ngày 24 tháng 3 năm 2017.

Hình ảnh chụp hòn đảo nhân tạo Pearl-Qatar ở ngoài khơi bờ biển Doha từ ISS, vào ngày 23 tháng 10 năm 2017.

Hình ảnh chụp hòn đảo nhân tạo Pearl-Qatar ở ngoài khơi bờ biển Doha từ ISS, vào ngày 23 tháng 10 năm 2017.

Phi hành gia Stephen Robinson đang 'cưỡi' trên Canadarm2, một cánh tay robot được kết nối với Trạm Không gian Quốc tế, trong sứ mệnh Discovery vào tháng 8 năm 2005.

Phi hành gia Stephen Robinson đang "cưỡi" trên Canadarm2, một cánh tay robot được kết nối với Trạm Không gian Quốc tế, trong sứ mệnh Discovery vào tháng 8 năm 2005.

Hình ảnh tự chụp (selfie) được chụp trong không gian vũ trụ bởi phi hành gia Aki Hoshide người Nhật Bản trong lúc ông đang đi bộ bên ngoài ISS vào ngày 5 tháng 9 năm 2012.

Hình ảnh tự chụp (selfie) được chụp trong không gian vũ trụ bởi phi hành gia Aki Hoshide người Nhật Bản trong lúc ông đang đi bộ bên ngoài ISS vào ngày 5 tháng 9 năm 2012.

Vào ngày 9 tháng 8 năm 2015, phi hành gia Kjell Lindgren đã chụp được một khoảnh khắc thú vị, ở đằng xa trong khi Dải Ngân Hà tỏa sáng trên bầu trời thì bên dưới Trái Đất đang có một đám mây dông. Bên trong cơn dông bão đó, sấm sét xuất hiện và phát sáng rất sáng đến nỗi phản chiếu lên tấm pin năng lượng Mặt Trời của ISS ở trên cao.

Vào ngày 9 tháng 8 năm 2015, phi hành gia Kjell Lindgren đã chụp được một khoảnh khắc thú vị, ở đằng xa trong khi Dải Ngân Hà tỏa sáng trên bầu trời thì bên dưới Trái Đất đang có một đám mây giông. Bên trong cơn giông bão đó, sấm sét xuất hiện và phát sáng rất sáng đến nỗi phản chiếu lên tấm pin năng lượng Mặt Trời của ISS ở trên cao.

Toàn cảnh Trạm Không gian Quốc tế đang bay lơ lửng bên trên Trái Đất. Hình ảnh được chụp bởi phi hành đoàn của Tàu con thoi Atlantis sau khi con tàu này cập cảng ISS và vận chuyển hàng hóa cho các phi hành gia ở ISS, được chụp vào ngày 23 tháng 5 năm 2010.

Toàn cảnh Trạm Không gian Quốc tế đang bay lơ lửng bên trên Trái Đất. Hình ảnh được chụp bởi phi hành đoàn của Tàu con thoi Atlantis sau khi con tàu này cập cảng ISS và vận chuyển hàng hóa cho các phi hành gia ở ISS, được chụp vào ngày 23 tháng 5 năm 2010.

Thung lũng Sông Nile rực rỡ ánh đèn của những khu dân cư nằm dọc theo hai bên bờ sông, được chụp từ Trạm Không gian Quốc tế vào ngày 28 tháng 10 năm 2010.

Thung lũng Sông Nile rực rỡ ánh đèn của những khu dân cư nằm dọc theo hai bên bờ sông, được chụp từ Trạm Không gian Quốc tế vào ngày 28 tháng 10 năm 2010.

Trong hình ảnh này được chụp vào ngày 9 tháng 8 năm 2017 bởi phi hành gia trên ISS, các hồ nước đang được để bốc hơi phi tự nhiên tại thành phố Moab, tiểu bang Utah, nhằm mục đích khai thác kali clorua từ các quặng mỏ sâu bên dưới lòng đất. Mỗi độ sắc của màu cho thấy mức độ bốc hơi khác nhau.

Trong hình ảnh được chụp vào ngày 9 tháng 8 năm 2017 bởi phi hành gia trên ISS, các hồ nước đang được để bốc hơi phi tự nhiên tại thành phố Moab, tiểu bang Utah, nhằm mục đích khai thác kali clorua từ các quặng mỏ sâu bên dưới lòng đất. Mỗi độ sắc của màu cho thấy mức độ bốc hơi khác nhau.

Ngày 4 tháng 1 năm 2017, phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế đã chụp được hình ảnh gây ngỡ ngàng khi khu rừng nằm cạnh sông Priest, phía bắc Idaho, có họa tiết như một bàn cờ. Theo đó, những ô vuông màu trắng chính là khu vực có cây đã bị đốn hạ, để lại một khoảng đất trống cho tuyết rơi phủ đầy lên; những ô tối màu hơn là những khu vực cây vẫn chưa bị chặt, lá cây tạo nên màu tối tương phản với những ô màu trắng.

Ngày 4 tháng 1 năm 2017, phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế đã chụp được hình ảnh gây ngỡ ngàng khi khu rừng nằm cạnh sông Priest, phía bắc Idaho, có họa tiết như một bàn cờ. Theo đó, những ô vuông màu trắng chính là khu vực có cây đã bị đốn hạ, để lại một khoảng đất trống cho tuyết rơi phủ đầy lên; những ô tối màu hơn là những khu vực cây vẫn chưa bị chặt, lá cây tạo nên màu tối tương phản với những ô màu trắng.

Cái nhìn từ trên cao luôn cho chúng ta cảm giác bất ngờ về những công trình đầy tính sáng tạo của con người. Trong hình ảnh này được chụp ở Sharq El Owainat, tây nam Ai Cập vào ngày 6 tháng 10 năm 2016, các cánh đồng có dạng hình tròn đang xuất hiện và tạo nên một bức tranh họa tiết đẹp mắt. Những cánh đồng xanh tươi nằm giữa sa mạc khô cằn, là kết quả của hệ thống tưới tiêu thông minh, tận dụng tối đa nguồn nước khan hiếm nhằm tăng năng suất cho nông nghiệp.

Cái nhìn từ trên cao luôn cho chúng ta cảm giác bất ngờ về những công trình đầy tính sáng tạo của con người. Trong hình ảnh này được chụp ở Sharq El Owainat, tây nam Ai Cập vào ngày 6 tháng 10 năm 2016, các cánh đồng có dạng hình tròn đang xuất hiện và tạo nên một bức tranh họa tiết đẹp mắt. Những cánh đồng xanh tươi nằm giữa sa mạc khô cằn, là kết quả của hệ thống tưới tiêu thông minh, tận dụng tối đa nguồn nước khan hiếm nhằm tăng năng suất cho nông nghiệp.

Những đường thẳng gấp khúc tối màu cắt ngang vùng không gian trắng xóa tạo độ tương phản và sự hút mắt rất cao, các phi hành gia trên ISS đã không thể bỏ qua khoảnh khắc này và chụp lại nó vào ngày 16 tháng 2 năm 2017. Những đường kẻ đó chính là các hàng rào được tạo nên từ những thân cây nằm chắn gió từ Sông Volga vào vùng thảo nguyên bên trong, ở miền nam của nước Nga.

Những đường thẳng gấp khúc tối màu cắt ngang vùng không gian trắng xóa tạo độ tương phản và sự hút mắt rất cao, các phi hành gia trên ISS đã không thể bỏ qua khoảnh khắc này và chụp lại nó vào ngày 16 tháng 2 năm 2017. Những đường kẻ đó chính là các hàng rào được tạo nên từ những thân cây nằm chắn gió từ Sông Volga vào vùng thảo nguyên bên trong, ở miền nam của nước Nga.

Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ và Pháp đang tỏa sáng rực rỡ trong đêm qua hình ảnh được chụp vào ngày 2 tháng 4 năm 2017, các điểm sáng nổi bật nhất trong hình chính là các thành phố London và Paris.

Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ và Pháp đang tỏa sáng rực rỡ trong đêm qua hình ảnh được chụp vào ngày 2 tháng 4 năm 2017, các điểm sáng nổi bật nhất trong hình chính là các thành phố London và Paris.

Tàu con thoi Atlantis xuất hiện làm tiền cảnh, trong khi hậu cảnh là dãy núi Andes gần biên giới của Argentina và Chile. Con tàu đang trên đường bay cao hơn để ghép nối với Trạm Không gian Quốc tế vào ngày 16 tháng 5 năm 2010.

Tàu con thoi Atlantis xuất hiện làm tiền cảnh, trong khi hậu cảnh là dãy núi Andes gần biên giới của Argentina và Chile. Con tàu đang trên đường bay cao hơn để ghép nối với Trạm Không gian Quốc tế vào ngày 16 tháng 5 năm 2010.

Cận cảnh Núi Phú Sĩ của đảo quốc Mặt Trời mọc được chụp từ ISS vào ngày 8 tháng 2 năm 2016. Ánh hoàng hôn của Mặt Trời dần lặn tạo sự đối lập ở hai phía của núi.

Cận cảnh Núi Phú Sĩ của đảo quốc Mặt Trời mọc được chụp từ ISS vào ngày 8 tháng 2 năm 2016. Ánh hoàng hôn của Mặt Trời dần lặn tạo sự đối lập ở hai phía của núi.

Cực quang màu xanh lục tỏa sáng rực rỡ như những dải lụa mềm mại lướt qua bầu trời, hình ảnh được các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế chụp lại khi trạm đang bay qua vùng biển Ấn Độ Dương vào ngày 17 tháng 9 năm 2011. Ở nền trời phía xa, có thể dễ dàng thấy được chòm sao Orion với ba ngôi sao thẳng hàng dễ nhận biết.

Cực quang màu xanh lục tỏa sáng rực rỡ như những dải lụa mềm mại lướt qua bầu trời, hình ảnh được các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế chụp lại khi trạm đang bay qua vùng biển Ấn Độ Dương vào ngày 17 tháng 9 năm 2011. Ở nền trời phía xa, có thể dễ dàng thấy được chòm sao Orion với ba ngôi sao thẳng hàng dễ nhận biết.

Cuồng phong cấp 5 Maysak đang ở ngoài khơi Philippines và tiến gần đến đảo quốc này. Hình ảnh được chụp bởi phi hành gia Samantha Cristoforetti của ESA vào ngày 31 tháng 3 năm 2015.

Cuồng phong cấp 5 Maysak đang ở ngoài khơi Philippines và tiến gần đến đảo quốc này. Hình ảnh được chụp bởi phi hành gia Samantha Cristoforetti của ESA vào ngày 31 tháng 3 năm 2015.

Triều Tiên gần như không tồn tại và bị hòa lẫn vào vùng biển xung quanh khi chụp hình ảnh từ trên cao vào ban đêm. Ở hai phía trên và dưới, lần lượt là Trung Quốc và Hàn Quốc với ánh đèn sáng rực rỡ. Đốm sáng ở phía dưới hình chính là Thủ đô Seoul, cách biên giới ngăn cách hai miền bán đảo chỉ khoảng 56 km.

Triều Tiên gần như không tồn tại và bị hòa lẫn vào vùng biển xung quanh khi chụp hình ảnh từ trên cao vào ban đêm. Ở hai phía trên và dưới, lần lượt là Trung Quốc và Hàn Quốc với ánh đèn sáng rực rỡ. Đốm sáng ở phía dưới hình chính là Thủ đô Seoul, cách biên giới ngăn cách hai miền bán đảo chỉ khoảng 56 km.

Ba rạn san hô lớn thuộc Rạn san hô Great Barrier của Úc được chụp hình từ trên ISS vào ngày 12 tháng 10 năm 2015. Đây là quần thể san hô lớn nhất trên Trái Đất với khoảng 3.000 rạn san hô lớn nhỏ và độc lập. Đây cũng là hệ sinh thái tự nhiên phức tạp nhất với khoảng 600 loại san hô và hàng ngàn loài sinh vật từ các sinh vật phù du đến cá voi khổng lồ. Các rạn san hô dễ dàng được nhìn thấy từ không gian vì màu xanh óng ánh của chúng đối lập với màu xanh sẫm của nước biển sâu.

Ba rạn san hô lớn thuộc Rạn san hô Great Barrier của Úc được chụp hình từ trên ISS vào ngày 12 tháng 10 năm 2015. Đây là quần thể san hô lớn nhất trên Trái Đất với khoảng 3.000 rạn san hô lớn nhỏ và độc lập. Đây cũng là hệ sinh thái tự nhiên phức tạp nhất với khoảng 600 loại san hô và hàng ngàn loài sinh vật từ các sinh vật phù du đến cá voi khổng lồ. Các rạn san hô dễ dàng được nhìn thấy từ không gian vì màu xanh óng ánh của chúng đối lập với màu xanh sẫm của nước biển sâu.

Các thành phố nằm dọc theo đường bờ biển của Việt Nam là những đốm sáng nằm chi chít trong hình, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh là vệt sáng rực rỡ nằm ở phía nam của lãnh thổ. Ở khu vực Biển Đông, những giàn khoan khai thác dầu khí và các đảo nhỏ có người sinh sống cũng le lói những đốm sáng. Chạy dọc theo đường bờ biển, Thủ đô Hà Nội cũng có thể nhìn thấy trong hình nhưng không rõ. Hình ảnh được chụp vào ngày 30 tháng 4 năm 2012 bởi phi hành gia André Kuipers khi Trạm Không gian Quốc tế bay ngang khu vực Biển Đông.

Các thành phố nằm dọc theo đường bờ biển của Việt Nam là những đốm sáng nằm chi chít trong hình, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh là vệt sáng rực rỡ nằm ở phía nam của lãnh thổ. Ở khu vực Biển Đông, những giàn khoan khai thác dầu khí và các đảo nhỏ có người sinh sống cũng le lói những đốm sáng. Chạy dọc theo đường bờ biển, Thủ đô Hà Nội cũng có thể nhìn thấy trong hình nhưng không rõ. Hình ảnh được chụp vào ngày 30 tháng 4 năm 2012 bởi phi hành gia André Kuipers khi Trạm Không gian Quốc tế bay ngang khu vực Biển Đông.

Theo: Newsweek
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.