• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Quá rảnh rỗi, các phi hành gia đã thực hiện 10 thí nghiệm kỳ lạ này trong vũ trụ (P1)

Cuộc sống

Những thí nghiệm này "phát sinh" nhờ vào sự rảnh rang của các phi hành gia khi họ du hành vũ trụ. Một số thí nghiệm được dựa trên những ý tưởng "điên rồ" giống như các nhà bác học trong phim hoạt hình, tuy nhiên cũng có một số thí nghiệm mang lại kết quả thực sự hữu ích.

1. Thí nghiệm "tinh trùng đông khô"

f68a5a 3a969020fd2247ab817ba2a894df3905 mv2

Những con chuột sinh ra từ tinh trùng đông khô được gửi về từ Trạm Không gian Quốc tế

Không dễ dàng gì để có thể trở thành phi hành gia. Bạn biết đấy, hàng nghìn người chỉ có thể chọn ra 1 người đủ tiêu chuẩn để có thể du hành không gian. Tuy nhiên, công việc này lại khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn những gì bạn nghĩ. Bức xạ không gian sẽ gây ra những thương tổn lên DNA, những phi hành gia có thể sẽ mất trí nhớ, cơ bắp suy yếu, giảm thị lực và có thể bị vô sinh.

Một cuộc nghiên cứu về vấn đề vô sinh đã được diễn ra. Các phi hành gia có nhiệm vụ đem tinh trùng đông khô của 12 con chuột lên ISS - nơi mà mức độ bức xạ cao hơn gấp 100 lần so với trái đất. Các phi hành gia đã đặt các mẫu trong tủ đá ở -95 ° C.

Sau hơn 9 tháng, họ đem tinh trùng đông khô từ không gian về lại trái đất và tiến hành so sánh vơi tinh trùng của chuột tại trái đất. Đúng như dự đoán, tinh trùng của ISS (Trạm Không gian Quốc tế) tiếp xúc với các mức bức xạ vũ trụ cao hơn, cho thấy ADN bị phân mảnh nhiều hơn tinh trùng ở trái đất. Nhưng khi cấy ghép tinh trùng đông khô trên không gian vào trứng của chuột mang thai hộ, họ đã khá ngạc nhiên với kết quả thu được. Sau khoảng 3 tuần, những con cái đã sinh ra 73 con, số lượng chuột con hình thành nhiều như họ mong đợi từ tinh trùng bình thường. Đây cũng là lần đầu tiên thí nghiệm này được thực hiện đối với loài động vật có vú.

Thí nghiệm này là tin tức tốt lành không chỉ cho các chú chuột không gian, mà còn cho nhiều phi hành gia khác giúp họ có niềm tin mình vẫn còn cơ hội sinh con sau khi du hành không gian trở về.

2. Phi hành gia sử dụng mô phổi người để nghiên cứu tái tạo mô trong không gian

astronauts want to know what and 39 s happening to their lungs photo u1 w650q50fmjpgfitcropcropfaces

Năm 2017, mô phổi người đã được đưa lên Trạm Không gian Quốc tế để nghiên cứu trên tàu vũ trụ xem rằng nó có thể phát triển thành một lá phổi mới không. Nếu chúng có thể phát triển thành một lá phổi mới thì các nhà khoa học sẽ có thể tiếp tục nghiên cứu không gian đã ảnh hưởng như thế nào lên lá phổi của con người.

Nghiên cứu này cũng sẽ giải thích được những gì mà bức xạ không gian gây ra bên trong cơ thể của những phi hành gia, đồng thời nó cũng đem lại ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực y học tái tạo các tế bào.

Joan Nichols, một giám đốc phụ trách nghiên cứu tại Đại học Y khoa Texas, người đang đảm nhiệm nghiên cứu tại trái đất, cho biết thí nghiệm sẽ được dùng để thử nghiệm các chiến lược phát triển mô phổi mới và để phát triển các mô tế bào phức tạp hơn để thay thế các cơ quan bị tổn thương hoặc giảm đi sự không thích ứng giữa các cơ quan nội tạng trong tương lai.

3. Phát hiện thú vị về không khí trên sao Hỏa

astronauts accidentally made super bacteria photo u1 w650q50fmjpgfitcropcropfaces

Một trong những mối quan tâm cũng như lo ngại lớn nhất của việc du hành vũ trụ ngày nay là những loài vi khuẩn có thể phát triển và biến đổi trong suốt chuyến du hành. Hiện tại, các phi hành gia chuẩn bị một chuyến đi dài du hành đến sao Hỏa và sẽ ở lại bề mặt hành tinh này trong thời gian dài, khi chuẩn bị cho nhiệm vụ vĩ đại đó, họ cố gắng khử trùng hết toàn bộ vi khuẩn có thể gây hại nếu chẳng may nó sống sót được trong không khí ở sao Hỏa.

NASA đã báo cáo rằng không khí trên sao Hỏa có thể diệt vi khuẩn trong vòng 30 giây, nhưng họ đã khám phá ra rằng các bào tử từ Bacillus pumilusSAFR-032 có thể sống sót vượt qua được cả điều trị bức xạ UV và chất hóa học để có thể sống sót trên ISS. Một thực tế khác nữa là vi khuẩn này tồn tại trong 18 tháng tại EuTEF, một cơ sở kiểm tra có không gian mô phỏng khí quyển của sao Hỏa được đặt bên ngoài ISS.

Phát hiện này quan trọng vì các sứ mệnh thăm dò trong tương lai có thể sử dụng các kết quả của những cuộc điều tra trước đó để có thể tìm ra cách giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh tật cho 1 hành tinh khác.

4. Thí nghiệm xem nhện giăng tơ trong không gian

spiders have woven weightless webs aboard the iss photo u1 w650q50fmjpgfitcropcropfaces

Theo Michaeloffcke đội trưởng của đoàn, sau khi một cặp nhện được đưa lên tàu ISS bằng chiếc tàu con thoi Endeavour năm 2008, chúng đã không biết làm thế nào để giăng một cái mạng nhện vì không có lực hút trái đất. Tuy nhiên, một khi chúng đã thích nghi với trạm không gian, nhện bắt đầu dệt một loạt các mạng lưới đối xứng trông khá đẹp mắt.

Những con nhện được đưa vào ISS như một phần của thí nghiệm, để trẻ em phân biệt nhện giăng tơ ở trái đất và ở ngoài không gian khác nhau như thế nào.

5. Phát triển robot giúp phi hành gia thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm

the robonaut is coming photo u1 w650q60fmjpgfitcropcropfaces

Để đảm bảo tính mạng cho các phi hành gia, các con robot được chế tạo ra nhằm giúp họ thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm ví dụ chúng có thể bay ra bên ngoài ISS để kiểm tra hệ thống, sửa chữa các động cơ hư hại.

Còn tiếp

Theo: Ranker
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.