• Về đầu trang
Quinie
Quinie

Cách xử trí kịp thời khi bị những loài 'thủy quái' nguy hiểm cắn

Thiên nhiên

1. Sứa lông châm "tàu chiến Bồ Đào Nha"

15122876 capture 1567027292 728 a2ddc3a451 1567682881

©PXhere

Sứa lông châm hay còn được biết với cái tên "tàu chiến Bồ Đào Nha" là một sinh vật phức tạp, sống ở vùng biển Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Sứa lông châm không chỉ sống tách biệt mà nó còn là nơi ký sinh cho một số loài động vật khác. Nó tiêm chất độc vào nạn nhân thông qua các xúc tu, khiến nạn nhân bị đau ngực, khó thở và thậm chí tử vong.

Môi trường sống: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương

Cách xử lý: Trong những năm qua, đã có rất nhiều biện pháp xử lí đa dạng của người dân Bỉ được sử dụng để điều trị các vết chích của loài động vật này từ rượu, nước biển và kem cạo râu cho đến nước tiểu và baking soda. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây tuyên bố rằng việc bôi giấm ấm vào vết thương là lựa chọn tốt nhất. Đồng thời cố gắng liên lạc với các dịch vụ y tế trong trường hợp khẩn cấp.

2. Sứa biển

15122877 jellyfish 931714 960 720 1567435431 728 bda791d326 1567682881

© Pixabay

Không giống với loài sứa lông châm, sứa biển là một loài sống độc lập. Những động vật biển này thường bơi tự do trong đại dương, một số được neo vào đáy biển bằng thân cây. Các xúc tu của chúng có các tế bào châm chích siêu nhỏ thường được sử dụng để bắt con mồi hoặc để phòng thủ. Thông thường, vết chích của chúng làm ta đau và đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, vết chích có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Môi trường sống : Khắp nơi trên thế giới, từ mặt nước đến lòng đại dương sâu thẳm.

Cách xử lý: Như đã đề cập ở trên, nước tiểu là một phương pháp điều trị khá phổ biến cho những vết chích, nhưng nó chỉ là một cách chữa trị truyền miệng. Tương tự như cách bạn xử lý sứa lông châm, giấm ấm là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng phải đảm bảo rằng các xúc tu được loại bỏ bằng nhíp, không phải bằng cách cạo chúng ra. Ngoài ra, hãy cố gắng để phân loại sứa. Vết chích của sứa bờm sư tử, sứa biển, và sứa hộp có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến ta, vì vậy hãy cố gắng điều trị y tế càng sớm càng tốt.

3. Hải quỳ

15122878 sand 2583478 1920 1567094160 728 b326b8ba8c 1567682881

© Pixabay

Mặc dù trông giống như thực vật, hải quỳ thực sự là một loài động vật. Nó được trang bị các tế bào đốt cnidocyte, giúp nó tiêm nọc độc với hỗn hợp độc tố và chất độc thần kinh vào nạn nhân thông qua các tiếp xúc. Thông thường, hải quỳ không tấn công con người nhưng điều đó vẫn xảy ra trong một số trường hợp hiếm gặp khi hải quỳ dạt vào bờ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nọc độc có thể gây tử vong.

Môi trường sống: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Cách xử lý: Cách điều trị vết thương tùy thuộc vào loại hải quỳ đã chích bạn, lượng chất độc bạn đã chịu và cách bạn phản ứng với độc tố. Nói chung, các gai cần phải được loại bỏ và chúng có thể được điều trị bằng nước biển. Bên cạnh đó, vết thương cũng cần được làm sạch. Tương tự như cách xử lý các vết thương của sứa, giấm có thể điều trị cơn đau. Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau có thể cần thiết nếu bạn không chịu được. Trong trường hợp nghiêm trọng, mọi người nên liên hệ với các dịch vụ y tế.

4. Cá đuối ó (cá đuối gai độc)

15122879 blue spotted stingrays 380035 1920 1567094287 728 a442b642a7 1567682881

© Pixabay

Cá đuối ó là một loại cá đuối biển, có họ hàng với cá mập. Chúng thường không tấn công con người, nhưng khi bị khiêu khích chúng sẽ đáp trả. Không giống như các sinh vật được đề cập trước đó, chúng tấn công bằng lưỡi kiếm thay vì xúc tu. Đã có một vài trường hợp báo cáo về việc chúng gây tử vong cho con người, đáng chú ý nhất là cái chết của nhà bảo tồn người Úc Steve Irwin năm 2016.

Môi trường sống: Trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới

Cách xử lý: Thông thường, cá đuối ó chỉ gây chết người nếu nó chạm phải các vùng quan trọng của ta. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật là việc bắt buộc để loại bỏ các vùng thịt hư đồng thời nhổ gai độc bằng nhíp. Sau đó, ta làm sạch khu vực nhưng đừng băng bó hay khâu vết thương. Có thể sử dụng áp lực để ngăn máu chảy nhiều đồng thời dùng kháng sinh để giúp điều chỉnh cơn đau và nhiễm trùng. Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, bạn nên đến các dịch vụ y tế.

5. Nhím biển

15122880 urchin sponge 79942 1280 1567094363 728 6de2153387 1567682881

© Pixabay

Nhím biển là loài động vật có gai nhọn và chúng phải đối mặt với rất nhiều kẻ săn mồi như rái cá biển, lươn sói và thậm chí là sao biển. Điều đó có nghĩa rằng chúng sử dụng gai để tự bảo vệ mình. Trên khắp thế giới, một số loài nhím biển tạo ra nọc độc, đặc biệt là các loài đến từ các khu vực nhiệt đới.

Môi trường sống: Trên toàn thế giới, đặc biệt là dưới đáy biển.

Cách xử lý: Nhím biển có thể đâm vào nạn nhân của chúng đồng thời truyền nọc độc (tùy loài). Vết chích của chúng khác nhau về mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào chủng loại. Để xử lý, hãy loại bỏ các gai nhọn bằng nhíp hoặc cạo khu vực ấy bằng dao cạo. Tương tự như trên, giấm và kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị cơn đau.

6. Cá sư tử

15122881 lionfish 53988 1920 1567097987 728 2e7d193739 1567682881

© Pixabay

Cá sư tử có nhiều tên như cá vằn, hay cá bơn, được biết đến với các tia vây nọc độc, thứ rất nguy hiểm đối với con người, có thể gây sốt, nôn mửa, ợ nóng, suy tim và thậm chí tử vong. Mặc dù độc tố của chúng hiếm khi gây tử vong cho người trưởng thành, nhưng nó đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già, những người có hệ miễn dịch yếu và những người bị dị ứng với nọc độc.

Môi trường sống : Đại Tây Dương, biển Caribbean và biển Địa Trung Hải

Cách xử lý: Thông thường, những phần bị nhiễm độc nên được nhanh chóng ngâm trong nước nóng nhằm phá vỡ các protein trong nọc độc, giúp giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng. Nhiệt độ được khuyến nghị là từ 110 độ F đến 115 độ F. Sử dụng nước nóng hơn có thể khiến nạn nhân bị bỏng. Bạn nên liên lạc với các dịch vụ y tế trong trường hợp dị ứng với nọc độc.

7. San hô lửa

15122882 800px fire coral 1567098100 728 3437a4a461 1567682881

© Rob / Wikimedia Commons

Mặc dù tên của nó là "san hô lửa" song nó lại không phải là san hô thật - chúng là loài động vật có họ hàng với sứa. Khi tiếp xúc, nạn nhân cảm thấy vết thương đau rát do dịch nọc độc được tìm thấy bên ngoài trên sinh vật. Trong một số ít trường hợp, nọc độc có thể gây độc tính toàn thân.

Môi trường sống: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Biển Caribê

Cách xử lý: Nước biển thường được sử dụng để làm sạch vết thương từ nọc độc san hô lửa. Giấm cũng có thể được sử dụng để điều trị độc. Hãy sử dụng nhíp hoặc băng để loại bỏ chất thải, đồng thời xử lý vết thương bằng rượu hoặc axit. Kem hydrocortisone cũng có thể được sử dụng để điều trị ngứa do trúng độc. Bạn nên liên lạc với các dịch vụ y tế trong trường hợp dị ứng với nọc độc.

8. Thú mỏ vịt

15122883 platypus in geelong1 1567094757 728 5ce7671a84 1567682881

© TwoWings / Wikimedia Commons

Thú mỏ vịt là một loài động vật kỳ lạ. Nó trông giống như động vật lai giữa một con vịt và hải ly. Tuy thú mỏ vịt là một động vật có vú nhưng con cái lại đẻ trứng và không có núm vú, chỉ đổ mồ hôi sữa để nuôi con non. Nhưng thú mỏ vịt đực có mũi nhọn độc ở mắt cá chân. Những con đực thường sử dụng nó để chiến đấu với các đối thủ trong mùa giao phối, nhưng chúng cũng tấn công con người nếu bị khiêu khích.

Môi trường sống: Sông suối ở Úc

Cách xử lí: Nói chung, nọc độc thú mỏ vịt không gây tử vong cho con người và chưa bao giờ xảy ra trường hợp có người chết vì bị chích. Điều thú vị chính là khi bị thú mỏ vịt chích, morphine không thể điều trị cơn đau và các bác sĩ thường phải điều trị cho nạn nhân bằng cách tiêm thuốc gây tê cục bộ. Mặt khác, các nhà khoa học tin rằng họ có thể sử dụng cùng loại nọc độc này để điều trị bệnh tiểu đường ở người.

Theo: pxhere
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.