• Về đầu trang
Kiên Nguyễn
Kiên Nguyễn

Các nhà khoa học đã làm gì để cứu lấy đại dương đang kêu cứu trong vô vọng?

Thiên nhiên

Con người thải những rác thải nhựa ra ngoài đại dương. Động vật biển tưởng những rác thải nhựa là đồ ăn và tiêu thụ chúng. Cuối cùng lại trở thành thức ăn cho con người chúng ta . Như vậy có thể hiểu rằng: Chính con người đang làm hại con người.

Để giải cứu môi trường các nhà khoa học liên tục đưa ra những ý tưởng, phát minh từ các sản phẩm phân hủy đến máy móc tiêu thụ nhựa. Những ý tưởng phát minh này có thể cứu lấy hành tinh trong tương lai không xa.

Nấm ăn nhựa

15126613 50540710 dcb3b699e6ae1207e3dc4c9e720b35c067609efe 1568145291 1200 1 1568145291 728 68263ffa0b 1568289304

Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên bề mặt Trái Đất và mỗi năm 300 triệu tấn rác thải nhựa lại được thải ra ngoài môi trường gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu.

Trong khi khoa học vẫn đang đau đầu tìm ra những phương án hữu hiệu để phân hủy khối lượng rác cứng đầu thì mẹ thiên nhiên đã bắt tay vào tái chế rác thải nhựa, theo đúng nghĩa đen.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loài nấm mới mang tên Aspergillus tubingensis với khả năng cực kỳ cần thiết trong thời hiện đại : ăn rác thải nhựa

Trong môi trường phòng thí nghiệm, các sợi nấm của Aspergillus tubingensis thể hiện khả năng xâm chiếm bề mặt nhựa, khiến chúng nhanh chóng xuống cấp và phân hủy

Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia tìm thấy sinh vật có khả năng ăn rác nhựa. Trước đó, đã từng có một số loại vi khuẩn có khả năng phân hủy nhựa, thậm chí đầu năm 2017, người ta còn tìm thấy hẳn một loài sâu ăn được túi nylon nữa.

Chiếc túi ni lông ăn được

Chiếc túi này có lẽ chính là thứ sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến chống lại rác thải nhựa trên toàn thế giới. Nó chẳng khác gì túi nilon nhưng lại bổ dưỡng cho sinh vật biển.

15126616 29541517 2039145183020131 319250943426816550 n 1568017509 728 4f9ddf95c1 1568289304

Mỗi phút, lại có 1 triệu chiếc túi nhựa bị vứt bỏ ra ngoài môi trường, và hàng năm có tới hàng triệu sinh vật thiệt mạng vì vô tình nuốt phải các mảnh nhựa. Vì mục đích không để câu chuyện đó xảy ra, công ty đã tạo ra một chiếc túi có khả năng tự phân hủy với tốc độ cực nhanh, và hoàn toàn không có hại cho môi trường.

photo 1 1482390441606

Chiếc túi này là sản phẩm của Avani. Nhìn không khác gì túi nhựa, nhưng đó là một chiếc túi nhựa 100% thân thiện với môi trường.

Theo như Avani, chiếc túi này hoàn toàn dựa vào nhựa cây tự nhiên và đặc biệt từ tinh bột từ củ sắn. Với nguyên liệu như vậy thì chiếc túi chỉ mất từ 3-6 tháng là phân hủy hoàn toàn trong khi những chiếc túi nilon khác phải mất tới 1000 năm để phân hủy.

Bọc thực phẩm bằng sáp ong

66654404 472153846902892 4798805050621405448 n

Không thể phủ nhận rằng màng bọc thực phẩm cực kỳ hữu ích trong việc giữ cho thức ăn sạch sẽ trong tủ lạnh. Thế nhưng sử dụng nhiều màng bọc thực phẩm lại khiến chúng ta thải ra môi trường lượng rác thải không hề nhỏ. Rất may là các nhà nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp thay thế tốt hơn. Giấy sáp ong để bọc thực phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường

67823976 119342212724936 634332606693735839 n

Đây sản phẩm được làm từ bông, sáp ong, nhựa cây, và dầu jojoba. Bất cứ thứ gì cũng có thể được bọc trong đó, như trái cây và rau quả, và thậm chí nó có thể được sử dụng để che bát và chảo. Hơn nữa, nó có thể giặt và phân hủy sinh học.

Công nghệ biến rác thải nhựa thành nhiên liệu

Một công ty của Anh có tên Rec Waste Technologies đã đưa ra một kế hoạch của riêng họ để khắc phục vấn đề ô nhiễm nhựa hiện nay. Đó chính là cỗ máy biến nhựa thành dầu. Cỗ máy biến nhựa thành dầu bằng cách làm nóng và chuyển nó thành 3 loại dầu. Công suất ước tính của cỗ máy này có thể chuyển đổi 7000 tấn nhựa thành 5000 tấn dầu. Đây quả thực là một con số khá ấn tượng.

15126617 46488191 1786076808182326 8669900324636459008 o 1568017700 728 fbd4d3b7ec 1568289304

Cỗ máy biến nhựa thành dầu

Sản phẩm cuối cùng được gọi là Plaxx. Sau đó Plaxx có thể được sử dụng trong mục đích công nghiệp như hóa dầu, động cơ tàu thủy và các sản phẩm đánh bóng giày.

plaxx recycling technologies 1020x718

Lưới đánh cá thông minh.

15126618 shutterstock 1010327500 1568117784 728 16c69caa39 1568289304

Mỗi khi đi biển bạn đã từng bao giờ bắt gặp những chiếc lưới đánh cá rách rạt vào bờ biển chưa ? Những chiếc lưới đấy không bao giờ biến mất mà cứ trôi nổi trong lòng đại dương. Chúng không chỉ bắt bẫy các sinh vật biển mà chúng còn phá hủy toàn bộ hệ sinh thái dưới mặt nước.

15126619 shutterstock 762545440 1568117869 728 408c12bb20 1568289304

Có vô vàn các chương trình tình nguyện dọn sạch những tấm lưới đánh cá trong lòng đại dương nhưng những điều này không giúp khắc phục hoàn toàn vấn đề. Ngay bây giờ đang diễn ra những cuộc thử nghiệm để tạo ra tấm lưới sinh học có thể tự phân hủy.

Nếu chúng ta không làm gì đó về ô nhiễm môi trường ngay bây giờ thì đây có thể là cách các thành phố lớn thay đổi trong tương lai.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.