• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Khuynh hướng luyến đồng, lừa gạt tình cảm và lịch sử đen ít ai biết về loài đom đóm lãng mạn

Thiên nhiên

Những buổi tối mùa hè với cơn gió mát hiu hiu và vô vàn tia sáng đom đóm lấp lánh giữa cỏ và hoa, không khác gì ánh sao rơi xuống nhân gian, là kỷ niệm tuổi thơ của không biết bao nhiêu người.

Ấy vậy nên thời xưa người ta gọi loài đom đóm bằng những cái tên đầy ý thơ như lưu huỳnh, dạ quang, tiêu chúc,... Thậm chí người ta còn dùng thơ ca: “Tháng ba trời râm, đom đóm cất cánh” để miêu tả thời gian đom đóm xuất hiện.

Nhưng nếu bỏ qua sự lãng mạn trong văn học, chỉ xét đến tập tính sinh hoạt của chúng, sẽ rất khó để nảy ra bất kì liên tưởng thơ mộng nào.

Đom đóm là loài côn trùng thế nào?

Về mặt phân loại sinh học, đom đóm thuộc phân lớp côn trùng cánh cứng nhỏ được gọi chung là họ Đom Đóm có khả năng phát quang. Nhắc tới phân lớp côn trùng cánh cứng, đại diện quen thuộc nhất với chúng ta chính là bọ cánh cứng.

Hệ thống phát sáng đặc trưng của loài đom đóm thường nằm ở phần bụng của nó, do Enzym luciferase tác động vào luceferin, với sự có mặt của các ion magie, ATP và oxi tạo ra phản ứng phát quang sinh học.

Tất cả năng lượng sinh ra từ phản ứng bên trên đều được chuyển hoá thành ánh sáng, nếu so với đèn chân không chỉ chuyển hoá 10% năng lượng thành ánh sáng, 90% năng lượng còn lại đều thất lạc thông qua hình thức phát tán nhiệt thì có thể nói, đom đóm là một thiên tài về quang học.

Trong tự nhiên hiện tại có khoảng hơn 2100 loài đom đóm, và sự thật là không phải loài đom đóm nào cũng có khả năng phát sáng. Ngoài ra chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, đặc biệt phân bố dày đặc ở khu vực nhiệt đới và ôn đới.

Nhiều người nghĩ rằng đom đóm không có ở Bắc Mỹ, thực tế là Bắc Mỹ vẫn có, chẳng qua chúng không có khả năng phát sáng và được biết đến với cái tên sâu sáng mà thôi.

Tuổi thơ đầy rẫy "lịch sử đen tối"

Là một loài côn trùng biến thái hoàn toàn, cả đời đom đóm sẽ phải trải qua 4 thời kỳ: trứng - ấu trùng – nhộng – thành trùng, ở một số loài đom đóm, ngay khi còn ở giai đoạn trứng chúng đã có thể phát ra ánh sáng mờ nhạt.

Sau khi kết thúc giai đoạn ấp trứng, đom đóm sẽ vào giai đoạn ấu trùng, ở giai đoạn này chúng có bề ngoài giống hệt sâu lông, chỉ khác là ở đốt bụng gần đuôi có thể phát sáng. Trong suốt quá trình này chúng sẽ trải qua 4-6 lần lột da, sau đó hoá thành nhộng.

Nhưng khác hẳn với những chi tiết như hút sương sớm hoặc mật hoa để ăn trong phim hoạt hình hoặc tưởng tượng của chúng ta, ấu trùng đom đóm lại là sinh vật ăn thịt, chúng sẽ bắt giết ốc sên, giun hoặc các loài ốc khác để ăn. Vả lại quá trình này cực kì tàn nhẫn:

Ấu trùng đom đóm sẽ dùng hàm trên bắn dịch tiêu hoá vào cơ thể ốc sên, đợi khi cơ thể ốc sên phân giải hoàn toàn thành dịch, chúng sẽ uống phần dịch này, bình thường một con ốc sên thế này sẽ được chia cho rất nhiều ấu trùng.

Một vài loài ấu trùng của đom đóm sống dưới nước, lúc này chúng hô hấp bằng mang tai và bắt các loài ốc thuỷ sinh hoặc động vật nhuyễn thể khác để ăn.

Đến khi thành nhộng, lột xác và mọc cánh để bước sang giai đoạn thành trùng, chúng sẽ thay đổi hoàn toàn. Phần giác quan bên mép của chúng đã bị thoái hoá để thích ứng việc chuyển sang các món chay như mật hoa hoặc sương sớm,… Cũng có vài nghiên cứu cho rằng, trong suốt khoảng thời gian ở giai đoạn thành trùng, chúng không ăn bất kì thứ gì.

Tuy nhiên việc nhịn ăn này sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ của đom đóm, vì hầu hết thời gian sống của chúng đều thuộc giai đoạn ấu trùng.

Ấu trùng đom đóm sinh ra vào cuối xuân đầu hạ, dùng toàn bộ mùa thu để săn bắt và vỗ béo, sau đó chui vào lòng đất ngủ qua mùa đông, cuối cùng thức dậy vào mùa xuân hoá nhộng và thành trùng trong vài tuần sau đó. Cũng vì thế đom đóm trưởng thành chỉ có vỏn vẹn hai tháng để hoàn thành quá trình giao phối, đẻ trứng rồi chết.

Nhưng trong quá trình này chúng lại gặp phải rất nhiều vấn đề về “luân lý đạo đức”, như có “khuynh hướng luyến đồng” và "lừa gạt tình cảm".

“Khuynh hướng luyến đồng” và "lừa gạt tình cảm" ở loài đom đóm

Bình thường, đom đóm cái và đom đóm đực sẽ có bề ngoài khá tương đồng, trừ việc con cái hơi lớn hơn một xíu. Ở một số nhóm, con cái không có cánh vả lại có kích thước gấp vài lần con đực. Trông chúng không khác gì một con ấu trùng phiên bản khổng lồ. Điểm khác biệt duy nhất là con cái sẽ có mắt kép, còn ấu trùng thì không, người ta gọi những con cái thế này là sâu sáng.

Hiện tượng này được gọi là "neoteny" - tính ấu trùng ở những cá thể trưởng thành.

Ở những loài đom đóm này, con cái không có cánh sẽ phát sáng, con đực có cánh nhưng sẽ không phát sáng, nên cách giao phối của chúng cũng sẽ thay đổi. Bởi ở các loài đom đóm khác, con đực và con cái sẽ liên tục phát sáng để tìm được bạn tình thích hợp.

Còn ở loài này, trong suốt thời kì giao phối, con cái sẽ luôn phát sáng để hấp dẫn các con đực đến giao phối. Sau khi kết thúc giao phối, con cái sẽ chui vào lòng đất đẻ trứng, trong thời gian này đốt bụng của chúng vẫn sẽ phát sáng, đây là đặc điểm riêng mà những loài đom đóm khác không có.

Ngoại trừ khuynh hướng có vẻ như là "luyến đồng" khi giao phối với những con cái không khác gì phiên bản khổng lồ thời thơ ấu của mình, thì từ hình thức hành vi của chúng, chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng thú vị khác.

Năm 2011, một nghiên cứu ở Đại học Tuffs, Mỹ cho biết, số lượng thức ăn sâu sáng đạt được từ con đực trong suốt thời gian ấp trứng, ít hơn hẳn những con đom đóm cái.

Chuyện này liên quan tới nghi thức kết hôn của đom đóm, bình thường trong quá trình giao phối, đom đóm đực sẽ tặng “quà cưới” cho đom đóm cái, đó là một túi protit đựng tinh trùng có dinh dưỡng cực cao, túi này có thể giúp con cái đẻ được nhiều trứng nhất có thể và duy trì đủ dinh dưỡng trong quá trình ấp trứng.

Nhưng ở sâu sáng, con đực sẽ chỉ truyền tinh trùng chứ không hề có túi protit dinh dưỡng nào. Bằng việc từ bỏ khả năng bay, sâu sáng đã dồn hết năng lượng vào việc đẻ trứng, từ đó đạt được khả năng sinh sản cao hơn đom đóm cái thông thường.

Bởi vì đa số đom đóm sau khi trưởng thành đều ngừng việc hấp thu thức ăn, nên túi protit có dinh dưỡng cực cao kia trở thành vật rất quan trọng với cả con đực lẫn con cái.

Đương nhiên không phải tất cả những con cái của đom đóm đều sẵn sàng chịu đói, có một loài đom đóm là “chuyên gia lừa gạt tình cảm”, nhưng thứ chúng lừa gạt không phải là túi protit – “gia tài” của đom đóm đực, mà là chính bản thân con đực.

Như đã nói bên trên, đom đóm dùng việc phát sáng như một hình thức giao lưu truyền đạt tin tức giữa các con cùng loài và cũng là để tìm bạn tình, tuy nhiên loài đom đóm Photuris cái có thể phá giải và bắt chước những tín hiệu này để dụ bắt con đực.

Bằng việc mô phỏng các tín hiệu phát sáng của con đực, con cái Photuris sẽ dụ dỗ con đực vào phạm vi săn bắt, rồi biến chúng biến chúng thành bữa tối để bổ sung dinh dưỡng.

Càng thú vị là con cái loài Photuris còn có tập tính cướp thức ăn của loài khác, chúng thường xuyên cướp mồi, dẫn đến những trận chiến sống còn với nhện. Đôi khi chúng thành công nuốt trọn con mồi của nhện, đôi khi lại bị nhện dùng tơ bắt lại ăn thịt.

Trừ trường hợp trên, trong tự nhiên, loài nhện và rất nhiều loài khác cũng sẽ chủ động săn bắt đom đóm làm thức ăn, chính vì thế đom đóm đã tự sinh ra khả năng phòng vệ đặc biệt, để các loài động vật săn mồi cho rằng chúng “không ngon”.

Tóm lại, từ góc độ của con người để nhìn nhận sẽ phát hiện loài đom đóm có không ít tập tính thú vị.

Và có lẽ chính chúng cũng không ngờ rằng khả năng phát sáng tiến hoá sau mấy chục ngàn năm lại trở thành đại diện cho sự lãng mạn của con người, kéo theo đó là sự ảnh hưởng tiêu cực với hệ sinh thái của mình.

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.