• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Loài ốc sên ẩn mình dưới biển sâu có thể tự trang bị áo giáp kim loại khiến giới khoa học kinh ngạc

Thiên nhiên

Crysomallon squamiferum hay còn được biết đến với cái tên ốc sên chân vảy, là một trong những loài sinh vật biển sống ở môi trường khắc nghiệt nhất trên hành tinh, do đó chúng đã phát triển một bộ giáp sắt tự nhiên để sinh tồn.

Chân dung loài sinh vật sống ở một trong những hơi khắc nghiệt nhất hành tinh.

"Ốc sên chân vảy" là một cái tên nhàm chán được đặt cho loài ốc tuyệt vời nhất trên Trái Đất này. Chúng sống ở độ sâu 2,78 km dưới Ấn Độ Dương, xung quanh miệng phun thủy nhiệt (một khe nứt trên bề mặt hành tinh, tạo ra vùng nước được hâm nóng bởi địa nhiệt) có nhiệt độ lên đến 350 độ C. Chưa hết, ốc sên chân vảy còn là loài duy nhất có thể phát triển một bộ giáp kim loại tự nhiên. Thậm chí loài ốc sên này cũng không cần ăn, vì trong ruột có sẵn một loại vi khuẩn tạo ra đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tồn tại.

Ốc sên chân vảy được phát hiện lần đầu vào năm 1999 và trở thành kỳ quan đối với các nhà nghiên cứu sinh vật biển kể từ đó. Chúng có thể phát triển mạnh trong môi trường rất khắc nghiệt, hơn hết là sở hữu bộ giáp kim loại độc đáo.

Phần vỏ ốc bao gồm 3 lớp: lớp bên trong bị vôi hoá cao, lớp giữa là hữu cơ dày và lớp ngoài được hợp nhất với sunfua sắt dạng hạt, làm vỏ ốc chân vảy cứng hơn so với hầu hết các loại ốc khác.

Sau đó, một bộ giáp sắt sẽ bao phủ con ốc, lớp giáp này được làm từ sunfua sắt (pyrite và greigite) giúp bảo vệ loài này trước những kẻ săn mồi sống trong cùng môi trường với chúng.

Cơ chế tạo thành của lớp giáp này vẫn chưa được nghiên cứu chính xác nhưng một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vi khuẩn đã sống trên bề mặt của con ốc sên, dần dần chuyển hoá thành hợp chất sunfua độc hại.

Một đặc điểm khác đáng chú ý chính là kích thước của chúng. Chúng chỉ bé bằng những con ốc sên trong vườn nhà bạn. Tuy nhiên, so với môi trường mà chúng đang sinh sống thì ốc chân vảy thuộc hàng sinh vật biển có kích thước lớn, to gấp 3 lần so với những con ốc được phát hiện trong các vùng biển sâu khác. Đặc biệt là khi chúng không cần ăn mà chỉ duy trì năng lượng thông qua một quá trình gọi là phản ứng hoá học (vi khuẩn trong ruột tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết).

Theo: Odditycentral
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.