• Về đầu trang
Chim Thiên Đường
Chim Thiên Đường

Ngay cả kiến trúc sư giỏi nhất của loài người cũng phải ngưỡng mộ những chiếc tổ chim tự nhiên này

Thiên nhiên

Cò đầu búa (Scopus umbretta)

hamerkop nest

Tổ loài cò đầu búa trong tự nhiên. Nguồn: Richard du Toit/NPL

Loài cò đầu búa thường phân bố hầu hết các vùng nhiệt đới châu Phi, tây nam Arabia và Madagascar. Chúng thường làm tổ trên một cái cây gần khu vực gần sông hoặc hồ và việc làm tổ mất khoảng 8 tuần với hơn 10.000 cành cây để có được cái tổ hoàn chỉnh. Các đôi cò đầu búa thường cùng nhau làm tổ và dường như 1 cái tổ là chưa đủ nên chúng thường làm đến 4 cái tổ trong 1 năm.

Chim ruồi họng đỏ (Archilochus colubris)

ruby throated hummingbird nest

Nguồn: All About Birds

ruby throated hummingbird nest 1

Một chú chim ruồi họng đỏ và đàn chim non. Nguồn: William Leaman/Alamy

Chim ruồi họng đỏ thường xuyên xây tổ về phía đông của sông Mississippi Bắc Mỹ. Những con chim ruồi này xây một cái tổ nhỏ, như một cái nút thắt được gắn vào cành cây bằng tơ nhện.

Cấu trúc tổ bao gồm vỏ cây, sợi lá và tơ, làm cho nó trông cứng cáp và có thể co giãn được. Chim ruồi thường trang trí bên ngoài cái tổ của mình với địa y để ngụy trang và lót bên trong bằng tóc hoặc lông để cách nhiệt.

Đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus)

Đây là loài chim biểu tượng cho nước Mỹ, Chúng thường phân bố ở phần lớn lãnh thổ Canada và bang Alaska (Mỹ), tất cả phần Hoa Kỳ lục địa và miền bắc Mexico. Vào cuối thế kỷ 20, đại bàng đầu trắng đã ở bên bờ vực của sự tuyệt chủng tại Hoa Kỳ.

bald eagles

Tổ loài đại bàng đầu trắng trong thiên nhiên Nguồn: Louis Gagnon/NPL

Tuy nhiên nhờ sự phục hồi ổn định và nỗ lực bảo tồn của các tổ chức phi chính phủ, loài đại bàng đã được loại khỏi danh sách động vật hoang dã nguy cấp và bị đe dọa

300px bald eagle helga haliaeetus leucocephalus2

Nguồn: Wikipedia

Cái tổ của loài đại bàng đầu trắng là một đống cành cây lớn được gom lại và lót lá cây ở giữa để nó được chắc chắn và an toàn hơn. Các chú chim đại bàng thường có tập tính làm tổ ở trên ngọn cây cao hoặc vách đá để chim bố mẹ có thể trông thấy nguy hiểm từ phía xa.

Chim yến (Aerodramus fuciphagus)

Là một họ chim có bề ngoài rất giống với các loài én nhưng thực ra lại không có quan hệ quan hệ họ hàng gần với nhau. Yến là những loài chim ở trên không nhiều nhất, thậm chí thậm chí chúng còn ngủ và giao phối khi đang bay.

edible nest 1

Nguồn: Its Nature

edible nest

Tổ yến. Nguồn: Konrad Wothe/NPL

Loài chim yến thường làm tổ từ nước bọt của chúng, tổ của chúng gồm nhiều lớp nằm đan xen với nhau. Bọn chúng có thói quen làm tổ trên những vách đá cheo leo và trong hang tối để tránh các loài săn mồi khác. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết khai thác tổ chim yến để chế biến món súp tổ yến trứ danh mà chúng ta vẫn thường thấy bán trong các nhà hàng hiện nay.

Chim thợ dệt (Philetairus socius)

Loài chim này thường được phân bố ở Nam Phi, chúng thường sống với nhau thành một đàn lớn với khoảng 100 cặp chim bố mẹ. Mỗi cặp góp phần xây dựng, bảo trì và sửa chữa cái tổ mỗi khi bị hư hỏng.

sociable weaver nest

Tổ chim thợ dệt Nguồn: Ingo Arndt/NPL

sociable weaver nest 1

Nguồn: Wired

Theo một nghiên cứu khoa học trên tạp chí PLOS One. Những con chim quản đốc hung dữ sẽ phát hiện và trừng phạt cá thể chim lười biếng trong quá trình xây chiếc tổ khổng lồ bằng cỏ ở miền nam châu Phi. Những con chim trốn tránh nhiệm vụ kiến tạo cấu trúc mái che chính của tổ mà chỉ chăm chăm xây ổ riêng sẽ bị đuổi khỏi tổ.

Chim ăn ong châu Âu (Merops apiaster)

Thường được biết đến với tên chim trảu châu Âu, chúng phân bố nhiều ở ở Nam Âu và trong các khu vực Bắc Phi và Tây Á. Trảu châu Âu là một loài chim di trú, trú đông ở vùng nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ và Sri Lanka.

european bee eater

Nguồn: Wild Wonders of Europe

Trảu châu Âu có thân hình mảnh khảnh với bộ lông sặc sỡ. Phần lưng có màu vàng và nâu trong khi đôi cánh có màu xanh lá cây chiếc mỏ có màu đen. Chúng có thể đạt chiều dài cơ thể từ 27 đến 29 cm (gồm cả hai chiếc lông đuôi dài). Chim trống và mái có vẻ ngoài giống nhau.

european bee eater 1

Nguồn: Bernard Van Elegem

Để bắt đầu làm tổ, chúng thường dùng mỏ đào cát bên bờ sông tạo thành một cái hang nhỏ và dùng chân đẩy cát ra ngoài tạo khoảng không cho cái hang của mình. Chúng chọn cho mình vùng đất phía gần bờ sông để cho nơi trú ngụ phải mềm mại, nhưng vẫn an toàn khi chui ra chui vào.

Chim rồng rộc (Ploceus philippinus)

Rồng rộc (có tên khoa học là Ploceus philippinus) là một loài chim được tìm thấy nhiều ở các tiểu lục địa Ấn độ và khu vực Đông Nam Á, chúng sống thành bầy đàn và thường kiếm ăn ở các đồng cỏ, khu vực trồng trọt và cây bụi, thức ăn của chúng là các hạt, kể cả lúa giống do con người gieo trồng nên thường được xem là loài phá hoại, chúng còn ăn côn trùng, ếch nhỏ và loài nhuyễn thể.

baya weaver nest

Tổ chim rồng rộc. Nguồn: komkrit tonusin

Chiếc tổ của chim rồng rộc tạo nên dựa trên một cấu trúc đan xen, treo lơ lửng trên cây nhìn xuống nước. Con trống khéo léo dệt những dải cỏ để tạo thành một cái tổ, sau khi hoàn thành, nó sẽ báo hiệu với con cái bằng một cú đập cánh. Nếu một con cái ưng ý với chiếc tổ, nó sẽ bắt đầu giao phối với chim trống.

Chim sâm cầm (Fulica cornuta)

Sâm cầm là một loài chim thuộc họ gà nước (Rallidae), có đầu và cổ màu đen tuyền, mắt nâu đỏ, mỏ nhọn dài và miếng sừng sau mỏ có màu trắng, trọng lượng trung bình 400-500gr nhưng cũng có con nặng 700gr, thức ăn chủ yếu là thực vật tìm thấy dưới đáy ao hồ như rong rêu thủy sinh. Sâm cầm sinh sản tại nhiều vùng hồ và đầm nước ngọt. Khi thời tiết băng giá vào mùa đông, sân cầm di cư về phía Nam và phía Tây.

horned coot nest

Nguồn: Chris Howarth

Quan niệm dân gian cho rằng loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm.

Các cặp chim này xây tổ của chúng ở vùng nước nông, chúng thường lấy đá cuội mang ra giữa một gò đất nhỏ nhô lên ở giữa hồ nước để làm tổ. Sau khi hoàn thành, cái tổ có thể nặng đến 1.5 tấn, được bao bọc bởi một thảm thực vật. Tuy chiếc tổ được bao quanh là nước nhưng nhờ cái gò đất ấy nên tổ của chúng luôn được an toàn.

Chim cắt Bắc cực (Falco rusticolus)

Chúng là loài lớn nhất trong chi Cắt (Falco). Loài cắt này sinh sản ở trên bờ biển Bắc Cực và các đảo ở Bắc Mỹ, châu Âu, và châu Á. Nó chủ yếu loài không di trú nhưng một số con lại di chuyển đến các khu vực khác sau mùa sinh sản, hoặc trong mùa đông. Cắt Bắc Cực phân bố ở phần lớn Bắc bán cầu, với số lượng sinh sống ở Bắc Mỹ, Greenland và Bắc Âu.

gyrfalcons nest

Nguồn: Wild Wonders of Europe

Loài chim này có một tập tính khá đặc biệt, thay vì bỏ công xây dựng nên chiếc tổ cho mình, chúng lại đi cướp tổ của loài chim khác. hoặc đào một vùng trũng trên một mỏm đá ở vách núi. Những cái tổ này sẽ được tái sử dụng hàng năm, bởi các thế hệ tiếp theo. Theo các chuyên gia về tự nhiên, họ đã tìm thấy một cái tổ cũ của chim cắt Bắc cực ở Greenland đã được sử dụng trong suốt 2.500 năm.

Chim le hôi (Tachybaptus ruficollis)

Le hôi là một loài chim thuộc họ Chim lặn. Chúng có chiều dài 23–29 cm. Đây là thành viên nhỏ nhất châu Âu của họ Chim lặn. Chúng thường được tìm thấy ở Ấn Độ,

little grebe nest

Nguồn: Roger Powell

Tổ của chúng được làm từ những cành cây và thảm thực vật nổi trên nước, những chiếc tổ độc đáo này thường ở vùng nước nông, với cây cỏ và rêu bao bọc xung quanh để ngụy trang khỏi kẻ thù và duy trì nhiệt độ phù hợp để phát triển.

Chích bông đầu dài (Orthotomus sutorius)

Thuộc họ chim chiền chiện (Cisticolidae). Loài này phân bố ở khắp các xứ nhiệt đới châu Á nhất là ở Sri Lanka.

common tailorbird nest

Nguồn: Gertrud & Helmut Denzau

Như một người thợ may tài ba, chim chích bông đầu dài dùng 1 sợi tơ, khéo léo luồn qua các cạnh 1 chiếc lá và nối sợi tơ lại với nhau thành hình vòng cung như một chiếc lá. Trong tự nhiên, tổ của chúng nằm khuất giữa những tán lá dày để ngụy trang đảm bảo an toàn.

Gà lôi nước châu Phi (Actophilornis phius)

african jacana

Nguồn: Tony Heald

Loài gà lôi nước thường làm những cái tổ mỏng manh đến kinh ngạc. Chỉ với vài cành cây nhỏ là chúng đã có thể tạo ra một cái tổ cho mình. Tuy vậy chúng làm nhiều cái và sau đó chọn ra 1 cái ưng ý nhất và đẻ trứng vào đó. Vì cái tổ quá lỏng lẻo nên đôi khi cái tổ chìm nghỉm trong khi chúng vẫn còn đang mải mê ấp trứng.

Chim gõ kiến (Leuconotopicus borealis)

Chúng có mặt ở hầu khắp thế giới, ngoại trừ Australia, New Zealand, Madagascar, và rất hiếm ở các vùng cực. Hầu hết chim gõ kiến sống trong rừng hoặc các khu vực nhiều cây cối, riêng một số loài sống trên các triền đồi nhiều đá hoặc trên sa mạc.

red cockaded woodpecker nest

Nguồn: William Leaman

Gõ kiến được cả thế giới biết đến với những cái tổ độc nhất vô nhị. Một con chim gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút với vận tốc lên đến 24 km/h – tương tự như con người chạy thật nhanh rồi đâm sầm vào gốc cây. Tuy nhiên, loài chim gõ kiến lại hoàn toàn không bị thương tích gì nhờ có cơ cổ mạnh mẽ, cột sống linh hoạt và một lớp bao bọc xung quanh bảo vệ hộp sọ.

Để có được những cái tổ hoàn chỉnh có khi chim gõ kiến phải mất đến cả năm để đục thủng thân cây. Chính nhờ việc xây tổ trong hốc cây sẽ giúp chúng tránh được kẻ thù như rắn và chuột.

Chim cu đất Úc (Leipoa ocellata)

Đây là một loài chim đất ở Úc có kích cỡ ngang gà nhà. Chúng nổi bật ở việc con trống biết xây gò tổ lớn, và chim non không được cha mẹ chăm sóc. Đây là loài duy nhất còn sinh tồn trong chi Leipoa đến hiện tại.

malleefowl nest

Nguồn: Dave Watts

Chim cu đất là loài chim nhút nhát, cảnh giác, đơn độc thường bay chỉ để thoát khỏi nguy hiểm hoặc lên cây để ngủ. Mặc dù rất năng động, chúng hiếm khi đứng yên nếu bị quấy rầy, dựa vào bộ lông phức tạp của chúng để làm cho chúng vô hình, hoặc mờ dần và nhanh chóng vào bụi cây (chỉ bay đi nếu ngạc nhiên hoặc bị truy đuổi). Chúng có nhiều chiến thuật để chạy trốn khỏi những kẻ săn mồi.

Những cái tổ của chúng là một đám lá mục nát được bao bọc bởi cát. Chính nhiệt độ của cát sẽ ấp trứng nở và chúng kiểm soát nhiệt độ bằng cách điều chỉnh lượng đất cát cho phù hợp.

Chim hồng hoàng (Buceros bicornis)

Hồng hoàng hay phượng hoàng đất là thành viên to lớn nhất trong họ Hồng hoàng (Bucerotidae). Thường phân bố trong các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Kích thước to lớn và màu sắc đầy ấn tượng của chúng đã góp phần làm cho chúng trở thành một phần trong văn hóa và nghi lễ của một số các bộ lạc địa phương. Hồng hoàng sống khá thọ với tuổi thọ đạt tới 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

great hornbill

Nguồn: Tim Laman

great horlbill nesting 1

Nguồn: Oriental Bird Images

Loài chim hồng hoàng thường làm tổ trong các hốc cây tự nhiên hoặc các tổ chim gõ kiến bỏ hoang. Trước khi chúng đẻ trứng, hồng hoàng mái sẽ ẩn nấp trong tổ, phía sau một bức tường ngăn bằng bùn và phân để tránh các loài thú săn mồi. Và chim trống sẽ cung cấp thức ăn cho các thành viên trong tổ thông qua một cái khe nhỏ trên bức tường.

Chim xít (Porphyrio porphyrio)

Còn có tên khác là chim trích, là loài chim lớn thuộc họ Gà nước, phân bố ở châu Á và châu Úc. Có nhiều phân loài khác nhau. Xít sinh sản theo mùa, nhưng mùa sinh sản thay đổi theo khu vực địa lý, thường là mùa mưa ở nhiều nơi, hoặc mùa hè tại những vùng có nhiệt độ cao.

purple moorhen nest

Nguồn: Jose B. Ruiz

Ở New Zealand, loài này được biết đến với tên phổ biến là pūkeko. Tổ của nó là một cấu trúc hình bát được xây dựng trên một nền tảng được dệt từ những cây sậy chết khô, được lót thêm dương xỉ và cỏ. Mỗi con chim thường làm nhiều cái tổ, sau đó đẻ trứng vào một một cái nó thấy phù hợp. Những quả trứng sau này sẽ được che phủ bởi cây cỏ để tránh xa kẻ săn mồi như rắn hay chuột

Theo: BBC
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.