• Về đầu trang
Chim Săn Mồi
Chim Săn Mồi

15 loại tổ chim có kiến trúc đặc biệt đến mức ngay cả loài người cũng thấy thán phục

Thiên nhiên

Nhắc đến "tổ chim", trong đầu bạn có thể hiện ra ngay hình ảnh một "chiếc rổ" nho nhỏ được làm từ bùn, lá cây, tơ nhện hoặc nước bọt và ti tỉ thứ lũ chim có thể tha về để xây nhà... Tuy nhiên, không phải tổ chim nào cũng giống nhau như vậy đâu.

Sau đây là 15 loài chim xây tổ độc lạ đáng kinh ngạc trong thế giới tự nhiên.

1. Cú lùn hoang mạc Cactus Ferruginous làm tổ trong cây xương rồng

pygmy owl in saguaro cavity

Loài này được tìm thấy ở vùng hoang mạc thuộc tiểu bang Arizona miền Tây Nam nước Mỹ. Chúng có thân hình nhỏ nhắn, con trưởng thành có thể nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn.

Kích thước khiêm tốn này thực chất lại là lợi thế của loài cú lùn, chúng dễ dàng thích nghi với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và tìm được nơi ẩn náu bên trong những cây xương rồng.

cactus ferruginous pygmy owl 8

Cú lùn nhỏ nhắn và dễ thương

Thường thì cú lùn sẽ trưng dụng những cái lỗ do chim gõ kiến tạo nên trên thân các loài cây như cây keo, cây đậu, cây lim và tất nhiên chủ yếu là những cây xương rồng thân ống.

Hiện tại loài cú lùn vùng hoang mạc này lại đang có nguy cơ bị đe dọa do môi trường sống bị thu hẹp bởi hoạt động của con người.

2. Chim Bower xây ''khuê phòng'' lộng lẫy đón bạn đời

bowerbird1

Tổ chim Bower được trang trí với ống hút và nút chai màu xanh

Chim Bower (Đinh Viên), "bower'' ở đây có thể được dịch theo nghĩa đen là ''khuê phòng''.

Chim trống nổi tiếng với bản năng xây tổ vô cùng tỉ mỉ và đầy màu sắc để thu hút bạn đời trong mùa sinh sản. Tổ của chúng không chỉ độc đáo về mặt kiến trúc mà đồ trang trí cũng vô cùng phong phú.

Đặc biệt chúng rất yêu màu xanh dương, con chim trống càng lớn tuổi sẽ càng thể hiện được ''kinh nghiệm tình trường'' của mình khi mang về nhiều màu xanh dương hơn. Chúng sẽ đặt ở lối vào tổ quả mọng xanh, hoa có màu xanh, những cây bút nhựa màu xanh và cả các loại rác thải nhựa màu xanh mà chúng tìm được.

bowerbird2

Anh chàng nào mang về nhiều màu xanh nhất sẽ có được bạn đời ưng ý

Tổ chim Bower được trang trí với ống hút và nút chai màu xanh. Theo nghiên cứu, màu xanh dương là một trong những màu khó tìm nhất trong tự nhiên, thế nên con trống kinh nghiệm hơn sẽ tìm được nhiều màu xanh dương hơn và có cơ hội kết đôi với nhiều con cái hơn.

Đây là một tin buồn cho những chàng chim Bower mới lớn vì thống kê cho thấy 75% chim mái sẽ đồng ý ''động phòng'' ngay sau lần đầu tiên gặp con trống với tổ có nhiều màu xanh dương. Anh chàng nào mang về nhiều màu xanh nhất sẽ có được bạn đời ưng ý.

Có khoảng 20 giống chim Bower tạo thành 8 phân loài chính, mỗi phân loài có thể có những thị hiếu khác nhau về màu sắc. Một số loài sẽ ưu ái màu xanh lá hoặc màu trắng hơn là xanh dương.

4wkrrkh

3. Én cát đào đất làm tổ trên những con đê

sandmartin1

Một quần thể én cát cùng làm tổ trên bờ đê dựng đứng

Loài én cát (Sand Martin) nhỏ xinh này có tập tính bầy đàn với số lượng cực lớn, có thể lên đến 4000 cá thể. Chúng sống theo cặp, mỗi đôi chim sẽ tìm nơi đất mềm, đủ để đào một cái tổ nhỏ sâu khoảng 50 cm trên những bờ đê tự nhiên hoặc nhân tạo.

sandmartin2

Thêm một loài chim có ngoại hình bụ bẫm đáng yêu nữa!

Én cát thường làm tổ ở bờ đê vì nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng sống tập trung tại những nguồn nước lân cận. Được biết, mùa sinh sản của én cát bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8. Vào thời gian này, các cặp đôi chim én sẽ nhộn nhịp đi thu thập cỏ, rễ cây, lá cây và lông vũ để chuẩn bị lót tổ. Sau đó, khoảng 2 đến 7 cái trứng nhỏ xinh màu trắng sẽ được lấp đầy trong tổ và con mái có nhiệm vụ ấp trứng. Én cát trưởng thành trong mùa sinh sản.

4. Chim thợ dệt xây tổ to như đống rơm

Nhìn hình bên dưới các bạn có thể thấy tổ của chúng to và thô kệch, một khối hỗn tạp của rơm và cành cây. Trên thực tế đây chính là một cấu trúc tương tự như những "khu phức hợp" hoặc chung cư của loài người, là nơi trú ngụ của hơn 400 cá thể chim thợ dệt.

1

Tổ của một quần thể chim thợ dệt

Chim thợ dệt (Weavers, hay đầy đủ hơn là Sociable Weavers) là một loài thuộc họ chim sẻ đặc hữu của Nam Phi, chúng có tập tính bầy đàn và tổ chức xã hội rất cao. Chim thợ dệt cùng nhau xây tổ và có sự phân chia nhiệm vụ vô cùng chặt chẽ. Được biết, trong quá trình tìm rơm và cành cây về xây tổ, các con chim đầu đàn sẽ giám sát và trừng phạt những con chim lười biếng trong bầy. Bất cứ thành viên nào tỏ ra ích kỷ, chỉ chăm chút tổ của mình mà quên đi nghĩa vụ cùng lợp mái che chính cho cả quần thể thì sẽ bị chim giám sát đuổi khỏi tổ. Thế nhưng một điều gây ngạc nhiên khác cho các nhà nghiên cứu là chim thợ dệt có bản tính "đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại". Nếu những con chim phạm lỗi biết quay đầu là bờ, trở lại với tinh thần hợp tác hơn thì chúng sẽ được cả bầy thu nhận lại.

unnamed 1

Cận cảnh tổ của chim thợ dệt

Tổ chức xã hội của loài chim này là độc nhất vô nhị trong tự nhiên, đúng với tiền tố "Sociable" trong tên của chúng. Chim thợ dệt sống rất đoàn kết, cái tổ khổng lồ mà chúng xây có thể được sử dụng cho nhiều thế hệ chim con cháu đời sau. Ngoài việc che mưa nắng và có khả năng cách nhiệt tốt, độ bền của cái tổ này có thể lên đến 100 năm. Thật đáng ngạc nhiên đúng không?!

5. Chim cu đất Châu Úc xây tổ to nặng nhất thế giới

Australian Malleefowl là một loài tương tự như chim cu đất ở Việt Nam nhưng có kích thước to cỡ một con gà. Chúng có tập tính đào đất làm tổ và tổ của chúng là một trong những cấu trúc tổ chim to nhất từ được ghi nhận, thậm chí từng được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

2

Cái tổ to đùng của chim cu đất Châu Úc nhìn từ trên cao

Các nhà sinh vật học khám phá ra rằng loài chim này không xây tổ để ở, chúng dùng cái tổ to đùng này chỉ để ấp trứng mà thôi. Con chim trống sẽ đào một cái lỗ tròn to, bên trên vun lên như một gò đất. Sau đó nó sẽ mang về hàng đống lá cây, vỏ cây và nhánh cây nhỏ để lót đầy bên trong tổ. Công đoạn khiến chim trống mất thời gian nhất để chuẩn bị cho việc sinh con đẻ cái chính là trộn những vật liệu lót ổ để biến chúng thành một thứ giống như phân hữu cơ mà chúng ta hay dùng để bón cây. Thứ vật liệu này trong thời gian phân hủy sẽ sinh ra nhiệt, và chim trống sẽ dùng cái mỏ của nó tương tự như một cảm biến để xác định nhiệt độ trong tổ. Khi nhiệt độ đạt mức thích hợp khoảng 32 độ C, chim mái sẽ tiến hành đẻ trứng.

malleefowl

Cu đất Malleefowl trưởng thành

Cái tổ chim cu đất Malleefowl to nhất từng được ghi nhận cao đến 4,5 mét và có đường kính đến hơn 10 mét, cả khối đất này có thể nặng đến 300 tấn, bằng một chiếc máy bay Boeing 747, quá ấn tượng! Có điều lạ là loài chim này không nuôi con mà lại rời đi ngay khi trứng nở. Có lẽ chúng nghĩ rằng lũ chim non sẽ tự lập thật tốt với cơ ngơi khổng lồ mà bố mẹ để lại chăng?

6. Chim chích đầu vàng "dệt tổ" từ tơ nhện như một người thợ may lành nghề

3

Tổ chim chích được làm từ lá cây và tơ nhện

Chim chích đầu vàng (Golden-Headed Warbles, hay Cisticolas) có cách gia cố tổ ấm thật là độc đáo. Chúng là loài chim ăn côn trùng, sau khi "chén" vài em nhện thì chim chích đầu vàng sẽ trưng dụng luôn tơ nhện của nạn nhân để làm tổ.

cisticolas

Một tổ chim Cisticolas được ngụy trang cẩn thận

Đầu tiên, chim chích sẽ đâm thủng những chiếc lá cây bằng cái mỏ nhọn như mũi kim, sau đó luồn tơ qua đó để giữ chắc lại với nhau tạo thành một cái tổ có mái che. Chim chích thường chỉ làm tổ trong bụi rậm cách mặt đất khoảng 50 cm và cái mái che bện bằng tơ nhện kia sẽ che giấu chúng khỏi cặp mắt của những kẻ săn mồi bay lượn trên cao.

7. Chim ó đen làm tổ bằng các loại rác thải nhựa

Chim ó đen Châu Âu (European Black Kite) là một loài chim săn mồi phổ biến với số lượng lên đến khoảng 6 triệu cá thể trên toàn cầu. Tất nhiên chúng không phải là loài chim duy nhất tha rác về làm tổ, nhưng là loài chim duy nhất làm tổ bằng rác với một lý do vô cùng độc đáo.

4

Túi nhựa trắng làm chim ó cảm thấy mình ''quyền lực'' hơn

Theo nghiên cứu, chim ó đen thực sự đã tiến hóa để thích nghi với sự hiện diện của loài người. Chúng xé các túi nhựa màu trắng để lót tổ, loại vật liệu này thì lại rất dễ tìm ở xung quanh các khu dân cư. Các nhà khoa học cho rằng chúng làm thế để ngụy trang cho những cái trứng cũng có màu trắng. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây còn chỉ ra chúng làm thế để chứng tỏ quyền lực và thể hiện bản thân đối với những con chim ó khác.

blackkite

Chim ó đen non nằm trong tổ được lót bằng túi nhựa trắng

Đối với chim ó đen, sở hữu một cái tổ được lót bởi túi nhựa trắng sẽ vinh dự giống như con người sở hữu một biệt thự trên đồi cao vậy. Có vẻ chúng không chỉ tiến hóa để cùng chung sống với con người mà còn học hỏi bản tính thích thể hiện luôn rồi.

8. Chim yến làm tổ bằng nước bọt

edible nest swiftlet1

Nói tới chim yến (Edible-nest Swiftlet) thì có thể ai cũng biết nhưng vì sự độc nhất trong cách xây tổ nên chắc chắn chúng cũng được xếp vào trong danh sách này. Loài này chỉ phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á nên đối với các nhà nghiên cứu phương Tây chúng vẫn còn khá xa lạ. Hơn nữa, người Âu Mỹ luôn thắc mắc vì sao người Trung Hoa và Đông Nam Á lại thích ăn tổ yến.

5

Ăn tổ yến là một trong những sai lầm của nhân loại

Chim yến làm tổ trong hang động hoặc trên vách đá, chúng dùng chính nước bọn của mình phun ra để làm tổ. Nghiên cứu cho thấy tổ yến không có mùi vị cũng không có nhiều chất dinh dưỡng như người ta lầm tưởng, thế những điều đó không ngăn chúng trở thành một trong những thứ thức ăn đắt giá nhất thế giới. Nhiều quốc gia Châu Á còn phát triển cả một ngành công nghiệp khai thác tổ yến và khiến chúng chết dần chết mòn.

swiftlet nest edible white black

9. Chim sẻ Rufous Hornero xây tổ giống một cái lò bằng đất

rufous hornero red ovenbirdfurnarius rufus and nest 2

Loài sẻ Rufous Hornero ở Nam Mỹ còn được gọi với cái tên Ovenbird- tức chim có tổ giống như lò đất, dựa trên chất liệu và cách thức xây tổ. Chúng dùng bùn và đất mùn để đắp thành một cấu trúc có hình dạng như cái tô úp ngược trên cành cây, với một cái lỗ nhỏ để chui ra chui vào. Ánh mặt trời sẽ nung nóng và làm khô cái tổ bằng bùn đất, khiến nó cứng lại thành một khối vững chắc.

6

Chiếc tổ hình cái lò đất của anh chàng chim đa tình

Đặc biệt là chim trống có tập quán là phải xây nhà mới mỗi khi nó có thêm... vợ bé. Người ta dễ dàng tìm thấy trên cùng một cành cây có nhiều cái tổ, do cùng một con chim xây nên, mỗi cái tổ đó dành cho một con cái khác nhau. Chim trống tuy không được chung thủy cho lắm nhưng lại rất tận tâm nên có vẻ các cô chim mái cũng vui lòng chia sẻ anh chàng này.

10. Montezuma Oropendola – loài chim xây tổ như những bao tải treo ngược

img 9148adj

Loài chim đặc hữu ở Nam Mỹ này bện những cái tổ lủng lẳng trên cành cây từ dây leo và lá chuối khô. Những cái tổ này có thể dài từ 1,5 đến 2 mét và trông như những quả bóng được bọc trong chiếc tất. Oropendola sống theo bầy đàn và chúng có thể làm từ 30 đến 150 tổ trên cùng một cái cây.

7

Quần thể chim Oropendola với tổ treo lủng lẳng

Điều buồn cười ở loài chim này là con mái buộc phải nhận toàn bộ trách nhiệm xây tổ. Và nếu con trống nhìn không thuận mắt, nó sẽ xé nát cái tổ vừa xây và bắt con mái phải làm lại từ đầu. Có lẽ cô chim máy này phải rất kiên nhẫn trước một ông chồng gia trưởng như vậy.

11. Chim ưng vùng cực bắc với cái tổ 2500 tuổi

422bcb435ac8abc29dc15b48ab2be943

Gyrfalcon là loài chim ưng sống và sinh sản ở những bờ biển phía bắc, nơi có khí hậu lạnh lẽo quanh năm. Sống trong môi trường khắc nghiệt, chúng thiếu thốn vật liệu xây dựng và phải làm tổ trong những hốc đá.

gyrfalcon

Chim ưng vùng cực bắc trưởng thành

Qua hàng ngàn năm, các thế hệ chim ưng cùng chia sẻ một tổ ấm. Năm 2009 các nhà nghiên cứu thuộc đại học Oxford là làm thí nghiệm đồng vị carbon vật chất tìm thấy trong tổ Gyrfalcon và có phát hiện đáng ngạc nhiên.

8

Những chú chim ưng con ở trong cái tổ có niên đại hàng ngàn năm

Bằng chứng trong cái tổ lâu đời nhất được tìm ra cho thấy nó đã có niên đại đến 2500 tuổi. Nhiều tổ chim ưng khác trên các khe đá đạt 1000 tuổi, và lông chim ưng sót lại trong tổ có niên đại hơn 600 tuổi. Những con chim ưng này đã làm tổ ở đây từ thời đế chế La Mã còn hưng thịnh, thậm chí trước cả thời của chúa Jesus.

12. Đại bàng đầu bạc làm tổ to quá mức cần thiết

Là biểu tượng của nước Mỹ, đại bàng đầu bạc (Bald Eagle) có vẻ bắt đầu giấc mơ Mỹ của mình với một cái tổ rất đúng "xì-tai", chúng luôn làm tổ to hơn nhiều so với nhu cầu. Sau khi kết đôi, đôi vợ chồng son đại bàng đầu bạc sẽ làm một cái tổ vừa phải trước, bắt đầu với việc chồng chất những nhánh cây nhỏ theo hình tam giác.

9

Đôi vợ chồng đại bàng đang chăm con trong một cái tổ quá cỡ

Mỗi năm sau đó, chúng sẽ tiếp tục ‘’bành trướng’’ chiếc tổ của mình bằng cách mang về thêm càng nhiều nhánh cây hơn nữa, cho đến khi nó to đến mức con người có thể ngồi trên đó. Cái tổ đại bàng đầu bạc to nhất được ghi nhận ở St. Petersburg, Florida vào năm 1963. Nó rộng 3 mét và sâu 6 mét.

baldeagle

Đại bàng đầu bạc là biểu tượng của nước Mỹ

13. Tổ chim ruồi bé nhỏ và dễ thương

bee hummingbird nest

Xét về kích cỡ, chúng ta đã điểm qua khá nhiều loài chim xây tổ to nhất thế giới, thế nhưng cũng có một kỷ lục cho cái tổ nhỏ nhất của loài chim nhỏ nhất – chim ruồi. Chim ruồi hay còn gọi là chim ong (Bee Hummingbird) tại Cuba với biệt danh Zunzuncito theo tiếng địa phương là loài chim nhỏ nhất thế giới và cũng rất đáng yêu.

10

So sánh kích cỡ tổ chim ruồi với một đồng xu

Chim ruồi làm tổ có hình dạng giống như cái tách nhỏ bằng cách dệt tơ nhện cùng với chính lông của mình, sau đó trộn với lá cây để nó bền hơn và có thể đàn hồi được. Cuối cùng nó còn phải phủ bên ngoài tổ một lớp rêu, có lẽ là để tăng hiệu quả cách nhiệt, rất khoa học. Lũ chim sẽ chỉ đẻ khoảng 2 trứng, mỗi trứng chỉ to bằng một hạt cà phê mà thôi.

bee hummingbird1 386x400

14. Chim yến đen làm tổ phía sau thác nước hiểm trở

Yến đen (Black Swift) được xem là loài chim bí ẩn nhất ở Mỹ, có rất ít dữ liệu được thu thập về loài này. Chúng có tập tính làm tổ phía sau những thác nước hiểm trở nhất, đây là một cơ chế phòng thủ hiệu quả. Tổ của chúng hầu như rất khó để tiếp cận được.

blackswift

Chim yến đen trưởng thành, mặt cũng ''cute'' quá chứ!

Trước đây người ta vẫn nghĩ chúng đã trải qua mùa đông ở Bắc Mỹ, thế nhưng phát hiện gần đây của những chuyên gia trắc địa đã định vị được chúng ở những con sông khúc khuỷu sâu trong lòng núi ở tận miền tây Brazil. Chúng đã di trú hơn 4000 dặm (khoảng 6500km) cách nơi làm tổ ở Colorado để tránh rét.

blackswift2

Xin chào! Không dễ gì gặp được chim yến đen đâu!

15. Chim thợ dệt Baya xây cái tổ phức tạp nhất

Được mệnh danh là vua của những loài chim xây tổ. Chim thợ dệt Baya (Baya Weavers) sở hữu những kỹ năng điêu luyện nhất không chỉ để tạo nên mái ấm mà còn thu hút được người tình trong mơ. Trong mùa kết đôi, chim mái sẽ đi vòng khắp lượt và soi xét thật kỹ cái tổ đang xây của từng con trống và tìm ra cái vừa ý nhất.

baya1

Chim Baya trống đan tổ với những sợi cỏ thô và lá cọ

Tổ chim Baya tương tự như chim Oropendola, có hình dạng như một cái vớ treo lủng lẳng, tuy nhiên nó có cấu trúc phức tạp hơn. Chim trống đầu tiên sẽ xây một phòng chính trong tổ, sau đó trổ thêm một cửa sau dẫn tới một phòng khác ở bên dưới, công việc này không hề đơn giản.

baya2

Chàng chim trống đã hoàn thành ngôi nhà và chờ tình nhân đến ''trải nghiệm''

Để hoàn thành lâu đài tình ái này thì chàng chim trống buộc phải đi đi về về đến 500 chuyến để có thể thu thập đủ nguyên liệu. Sau đó, nó phải làm việc không mệt mỏi để đan những cọng cỏ khô và lá cọ thành một cấu trúc tổ chim phức tạp nhất từng được biết. Một điều thú vị là chim mái sẽ xem trọng vị trí thuận lợi của tổ hơn là quá trình xây dựng.

baya3

Có vẻ như cô nàng đã đồng ý nên duyên cầm sắc rồi nè!

Chim thợ dệt Baya phân bố chủ yếu ở tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, người ta thường thấy chúng đi theo bầy với đội hình rất chặt chẽ và trình diễn khả năng bay lượn linh hoạt đến tài tình.

Theo: http://mentalfloss.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.