• Về đầu trang
Caroline
Caroline

Những kẻ săn mồi thống trị Trái Đất thời tiền sử

Thiên nhiên

Những mẫu hóa thạch và tàn tích để lại đã tiết lộ cho giới khoa học manh mối về những loài sinh vật cổ đại với kích thước ngoại cỡ và hung dữ.

Tiêu chí phân loại không tập trung vào kích thước của chúng mà dựa vào khả năng săn mồi, cũng như cấu trúc của các bộ phận như móng vuốt, mồm, răng nanh…, những thứ cho thấy chúng phù hợp với công việc săn bắt, giết chóc.

1. Cá mập Megalodon

Megalodon là một loài cá mập khổng lồ đã tuyệt chủng, xuất hiện vào thời kỳ Đại Tân Sinh, cách nay khoảng 15.9 tới 2.6 triệu năm.

Các mẫu hóa thạch cho thấy loài cá mập khổng lồ này có thể đạt tới kích thước 18 mét dài (59 ft) và nặng tới 60 tấn.

Với kích thước cực đại, chúng dễ dàng chiếm ưu thế và phát triển giống loài ở đại dương. Bằng chứng là các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của chúng trên phạm vi toàn cầu.

Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng sự tuyệt chủng của Megalodon đến từ thiên nhiên, loại trừ tác nhân đối thủ cạnh tranh.

2. Lười khổng lồ Megatherium

Megatherium thuộc chi họ lười đất, chúng sống cách đây 2 triệu đến 8.000 năm, vào Thế Pleistocen (thế thứ ba trong kỷ Neogen hay thế thứ sáu của Đại Tân Sinh)

Không giống với họ hàng lười cây vẫn còn tồn tại đến ngày nay, lười đất Megatherium có trọng lượng lên đến 5 tấn, ngang với Voi Châu Phi, một trong những loài thú to lớn nhất trên mặt đất.

3. Quái vật bay Quetzalcoatlus

Quetzalcoatlus sống vào cuối kỷ Creta ở Bắc Mỹ, là động vật bay lớn nhất cùng với Hatzegopteryx.

Quetzalcoatlus có kích thước tương đương với một con hươu cao cổ, sải cánh lên đến 10m, và nặng từ 210–250 kg.

4. Rắn Titanoboa

Titanoboa là một chi rắn, chúng sinh sống trong thế Cổ Tân, khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước.

Qua các hóa thạch được tìm thấy, rắn Titanoboa xác định dài khoảng 13m, nặng khoảng 1,1 tấn, với điểm dày nhất trên cơ thể nó rộng tới 1m.

Chúng được tìm thấy chủ yếu ở châu Mỹ và là tổ tiên của loài trăn lớn nhất hiện nay, trăn Nam Mỹ hay còn gọi là Anaconda.

5. Thằn lằn Mosasaurus

Mosasaurus là một loài thằn lằn thủy sinh khổng lồ, chúng sống vào cuối Kỷ Creta (Kỷ Phấn Trắng), niên đại khoảng từ 70 đến 66 triệu năm trước đây.

Mosasaurus là một trong những loài bò sát biển lớn nhất. Chúng có cấu tạo phần đầu khá giống với cá sấu, dài đến 18 mét. Hiện chưa thể tính toán chính xác cân nặng nhưng hầu hết các ước tính cho rằng chúng nặng từ 15-20 tấn.

6. Gorgonopsid

Được mệnh danh là một trong những quái vật khát máu nhất trong lịch sử, Gorgonopsid thuộc nhóm cá răng kiếm, sinh sống vào kỷ Permi muộn.

Tuy có kích thước khá khiêm tốn so với những loài trên khi chỉ dài hơn 3 mét, nhưng Gorgonopsid lại sở hữu khả năng săn mồi tuyệt đỉnh với hàm răng cực sắc nhọn.

Sự phát hiện một khối u răng, gọi là odontoma trên hóa thạch của loài này phần nào hé lộ về nguyên nhân tuyệt chủng của chúng. Và đây cũng là khối u cổ xưa nhất trên Trái Đất, trước khối u ở voi ma mút và nai sống trong kỷ Băng Hà.

7. Chim ăn thịt Phorusrhacidae

Phorusrhacidae là một họ chim không biết bay. Chúng là một trong những loài động vật ăn thịt lớn nhất tại Nam Mỹ trong Đại Tân Sinh (62 - 1,8 triệu năm trước).

Loài chim này cao từ 1 - 3 mét, chân và đầu phát triển. Chúng sở hữu sự nhanh nhẹn của một loài chim và có thể ăn cả thế giới khi đói.

8. Thalattoarchon Saurophagis

Thalattoarchon Saurophagis là loài thằn lằn - cá có hình dạng tương tự cá heo sinh sống ở kỷ Trias cách đây 244 triệu năm, cách cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái Đất 8 triệu năm.

Chúng dài khoảng 8,6 mét sở hữu một hộp sọ lớn và hàm răng to, sắc, vũ khí giúp chúng xơi tái những con mồi lớn hơn chúng gấp nhiều lần.

9. Cá sấu cổ đại Sarcosuchus

Sarcosuchus thuộc chi Crocodylomorpha đã tuyệt chủng, sống cách đây 112 triệu năm, vào đầu kỷ Creta.

Sarcosuchus là một trong những loài bò sát lớn nhất từng tồn tại. Chúng dài gấp đôi cá sấu cửa sông hiện đại và nặng khoảng 8 tấn.

Loài cá sấu cổ đại này sở hữu khả năng săn mồi tuyệt đỉnh nhờ cái mõm dài, chiếm tới 75% kích thước hộp sọ, với 70 chiếc răng ở hàm trên và 62 hàm dưới.

10. Liopleurodon

Một loài bò sát nữa lại được liệt kê trong danh sách này, Liopleurodon là một loài thằn lằn cổ sống ở đại dương, vào kỉ Jura muộn.

Liopleurodon thực tế dài khoảng 9,14 mét, nhỏ hơn nhiều so với con số từng được phóng đại (24 mét).

Giống như cá voi, chúng phải trồi lên mặt nước để hít thở và có khả năng định vị con mồi từ xa nhờ lỗ mũi ở trên mõm.

Theo: dantri
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.