• Về đầu trang
An Hy
An Hy

Những khoảnh khắc kinh hoàng về hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2018

Thiên nhiên

Tại thời khắc chuyển giao trong năm, khi mà chúng ta đang sắp sửa bước sang thềm 2019 với niềm hân hoan chờ đợi, thì danh sách Đánh giá Khí hậu Quốc gia lại đem đến không khí ngược lại hoàn toàn.

Bản đánh giá đem đến cho chúng ta hiện thực khắc nghiệt: khí hậu vẫn đang nóng lên từng giờ và ngày càng nhiều sự kiện khủng khiếp liên quan đến nó.

Kèm theo các hình ảnh này lại vẫn là lời cảnh báo quen thuộc: cuộc sống tương lai sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh, các hệ sinh thái hiện tại của môi trường biến đổi đến mức mà “thế hệ tương lai có thể phải đối mặt và trải qua môi trường tự nhiên theo cách khác với chúng ta ngày nay”.

Dưới đây là những bức ảnh kinh khủng nhất về thảm họa môi trường xảy ra với chúng ta trong năm 2018:

joe raedle getty images

Ảnh: Joe Raedle/Getty Images

Cháy rừng

Những trận hạn hán, những thảm thực vật khô cằn và những cơn gió mạnh điên cuồng đã đưa các vụ cháy rừng năm nay đạt đến mức độ thảm khốc kinh hoàng.

Khi mà nhiệt độ toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trong tương lai gần và các cộng đồng dân cư vẫn được mở rộng cũng như xây dựng trên những khu vực dễ phát hỏa, cháy rừng sẽ tiếp tục rập rình đe dọa cuộc sống con người với hậu quả khôn lường.

Tại Hy Lạp, một loạt các vụ cháy rừng liên tiếp (được gọi là đám cháy Attica) đã xảy ra tại thủ đô Athens ngày 23/7. Chúng bùng phát ở cả 2 phía của thành phố, trong các rừng thông ở phía Tây và các thị trấn ven biển phía Đông Bắc.

Với hơn 90 người chết, Attica được xem là đám cháy nguy hiểm thứ hai trong thế kỉ 21. Và mặc dù có nhiều yếu tố khiến con số tử vong cao như vậy, song điều kiện thời tiết nóng và khô kéo dài cùng với sức gió vượt quá 72km/giờ được cho là nguyên nhân chính khiến ngọn lửa trở nên dữ dội và di chuyển nhanh hơn bình thường.

Bên cạnh đó, California cũng có một năm nặng nề khi hứng chịu không chỉ vụ hỏa hoạn tàn phá nhất (ngọn lửa Camp) mà cả đám cháy lớn nhất (đám cháy Mendocino Complex) trong lịch sử bang.

Vụ cháy Mendocino Complex diễn ra vào tháng 7, giết chết một lính cứu hỏa và phá hủy đến hơn 400.000 mẫu Anh. Còn ngọn lửa Camp, được báo cáo lần đầu tiên ngày 8/11 tại Paradise, California, đã cướp đi sinh mạng của 88 người và phá hủy hơn 250.000 mẫu Anh.

Ngoài ra, vẫn còn đến 2 vụ hỏa hoạn đáng chú ý khác tại California, bao gồm: đám cháy Woolsey, bùng phát vào tháng 11, thiêu rụi toàn bộ từ khu Thousand Oaks đến vùng bờ biển Malibu; vụ cháy Carr tháng 7, cướp đi sinh mạng của không chỉ những người dân thường, mà cả các nhân viên cứu hỏa đang thực thi nhiệm vụ.

angelos tzortzinis afp getty images

Tại thị trấn Rafina, gần Athens, người dân đổ xô ra nhìn về phía đám cháy rừng khủng khiếp hôm 23/7. Ảnh: Angelos Tzortzinis/AFP/Getty Images

savvas karmaniolas afp getty images

Một khu vực thuộc làng Mati ở Hy Lạp bị cháy đen, không còn gì ngoài những mảng tro xám. Ảnh: Savvas Karmaniolas/AFP/Getty Images

josh edelson afp getty images 1

Phút bình yên còn lại của căn nhà trước khi bị những đám mây ám khói dày đặc nuốt chửng một cách từ từ, khi ngọn lửa lan xuống Paradise, California. Ảnh: Josh Edelson/AFP/Getty Images

josh edelson afp getty images

Cả một khu vực dân cư sinh sống tại khu Paradise, California bị thiêu rụi hoàn toàn trong ngọn lửa Camp, ngày 15/11. Ảnh: Josh Edelson/AFP/Getty Images

noah berger ap

Đội lính cứu hỏa quan sát một đám cháy bùng lên khi đang chiến đấu với ngọn lửa Ranch (một phần của đám cháy Mendocino Complex) ở Bắc California ngày 7/8. Ảnh: Noah Berger/AP

josh edelson afp getty images 2

Những chiếc xe bị ngọn lửa Ranch xơi tái, chẳng còn gì ngoài một đống sắt vụn ở thung lũng Spring, Bắc California. Ảnh: Josh Edelson/AFP/Getty Images

ringo h w chiu ap

Những tia lửa đỏ rực từ đám cháy Woosley vụt qua nhà Tim Biglow trong khi anh vẫn đang cố cứu lấy những món đồ nội thất. Ảnh: Ringo H.w. Chiu/AP

robyn beck afp getty images

Dọc theo đường cao tốc Pacific gần Malibu, đám cháy Woosley đã lan rộng đến gần biển. Ảnh: Robyn Beck/AFP/Getty Images

justin sullivan getty images 1

Cảnh hoang tàn còn lại sau khi ngọn lửa Carr đi qua khu Redding, California. Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images

Hạn hán và nắng nóng cực độ

Nhiệt độ tăng cao và thường lên đến mức kỉ lục, kết hợp với lượng mưa ít hoặc hầu như không có, đã dẫn đến tình trạng hạn hán của các thành phố, cũng như những đợt nắng nóng kéo dài ở nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Theo Bộ Công nghiệp Sơ cấp (có nhiệm vụ theo dõi hạn hán), tiểu bang New South Wales của Úc đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng "với gần 100% bang đều thuộc một trong ba loại hạn hán".

Mùa thu năm nay có đợt khô hạn khủng khiếp thứ 2 trong lịch sử tiểu bang và còn được tiếp diễn bởi một mùa đông rất khô. Điều này đã dẫn đến tình trạng các con đập không một miếng nước, mùa vụ thì bị biến mất trên diện rộng.

Những hình ảnh về các loài vật nuôi chỉ còn da bọc xương bắt đầu xuất hiện khi nông dân phải vật lộn để nuôi đàn gia súc cũng như kiếm đủ nước cho bọn chúng.

Các quốc gia Bắc và Nam Âu đều bị bóp nghẹt bởi đợt nắng nóng khủng khiếp gây ra do một luồng phản lực bị đình trệ vào tháng 5. Nhiệt độ tăng cao kéo dài đã khiến cho những mảnh ruộng, vườn cũng như các thảm thực vật xuất hiện mảng nâu cằn cỗi (hình ảnh thậm chí có thể nhìn được từ ngoài không gian).

Bên cạnh đó, nhiều ảnh hưởng đau lòng khác cũng diễn ra, như các vụ cháy rừng, sự tan chảy của đỉnh Kebnekaise ở phía nam Thụy Điển khiến nó mất danh hiệu là đỉnh núi cao nhất nước, và cả sự sụt giảm đáng kể của lượng nước sông Rhine, gây ra cái chết của hàng ngàn loài cá.

Ở Afghanistan, một mùa đông cực kì khô đã diễn ra, dẫn đến đợt hạn hán kinh khủng nhất trong nhiều thập kỷ, với hàng triệu người thiếu tiếp cận thực phẩm và nước. Tình hình nghiêm trọng đến mức nó can thiệp cả cuộc xung đột đang diễn ra giữa chính phủ và Taliban. Liên Hợp Quốc đã phải tuyên bố cấp 34,5 triệu USD viện trợ khẩn cấp vào tháng 10 cho đất nước này để chống lại hạn hán.

Cậu bé Harry Taylor, 6 tuổi, chơi đùa trên mảnh đất khô cằn đầy bụi bặm, nơi từng là nông trại màu mỡ của gia đình cậu trước khi đợt hạn hán khủng khiếp kéo qua tiểu bang New South Wales, Úc. Ảnh: Brook Mitchell/Getty Images

Một đoàn tàu đi giữa những bãi cỏ nâu khô héo úa của vùng Quirindi ở New South Wales, Úc. Ảnh: Glenn Nicholls/AFP/Getty Images

Cánh đồng hoa hướng dương khô héo, bị vắt kiệt sức sống gần thành phố Lyon, nước Pháp. Ảnh: Konrad K./KONRAD K./SIPA

Lòng sông Rhine ở Đức, chẳng khác gì những con đường bị san lấp bởi gạch và đá. Ảnh: Patrik Stollarz/AFP/Getty Images

Làng Sakhi ở Afghanistan, một cô gái đang mang những chiếc thùng rỗng để lấy nước, trong khi đằng sau lưng cô, một đứa bé đang dõi theo thầm lặng. Ảnh: Farshad Usyan/AFP/Getty Images

Trẻ em Afghanistan gặp hạn hán phải ở trong các lều tại trại dành cho những người di tản nội bộ thuộc quận Injil, tỉnh Herat ngày 3/8. Ảnh: Hoshang Hashimi/AFP/Getty Images

Cuồng phong và bão nhiệt đới

Những cơn cuồng phong, bão nhiệt đới, hay chỉ đơn giản là bão – tên gọi quen thuộc ở vùng đất phía Tây Thái Bình Dương, được hình thành và được tiếp năng lượng bởi các dòng nước biển nóng ấm. Và khi mà các đại dương đang dần nóng lên 0,2 độ F mỗi thế kỷ, những cơn bão được cho là sẽ xuất hiện thường xuyên với quy mô lớn hơn vào các mùa bão trong tương lai.

Hai cơn bão lớn tấn công Hoa Kỳ trong năm nay là bão Florence và Michael. Khi vẫn còn khuấy động đại dương ở những vùng biển nóng ấm, cả hai đều đạt Cấp 4 và gây ra sự tàn phá riêng trên con “đường hành quân” của mình.

Florence, cơn bão lớn đầu tiên của mùa, đã suy yếu thành Cấp 1 ngày 15/9 trước khi đổ bộ vào đất liền. Nhưng sự di chuyển chậm chạp cùng lượng mưa lớn mà nó trút xuống (50 – 76 cm) đã đủ để gây ra trận lụt thảm khốc ở Bắc Carolina với con số tử vong lên đến 53 người.

Về phần bão Michael, cơn bão mạnh thứ ba đổ bộ vào Mỹ, vẫn giữ nguyên cấp độ 4 khi tấn công bãi biển Mexico, Florida vào ngày 4/10. Tốc độ gió của Michael (lên tới 250km/giờ) gây ra thiệt hại còn nhiều hơn lượng mưa mà nó trút xuống. Ít nhất 36 người thiệt mạng trong cơn bão.

Siêu bão Mangkhut thuộc Cấp 5 khi nó đổ bộ vào miền Bắc Philippines và tiến về phía nam Trung Quốc. Trong màn dự báo về cơn bão khủng khiếp này, Đài thiên văn Hồng Kông đã gán cho nó Tín hiệu 10 (mạnh nhất trong thước đo).

Các tác động dữ dội của Mangkhut bao gồm những trận mưa lớn, nặng hạt, bão giật mạnh, tốc độ gió lên đến 175km/giờ cùng hàng loạt các đợt sạt lở nghiêm trọng. Ước tính có ít nhất 88 người đã thiệt mạng trong siêu bão.

Jovani Quintano và Carlos Gomez đi bộ qua một khu phố bị ngập lụt sau những trận mưa lớn do cơn bão Florence gây ra tại Lumberton, Bắc Carolina, ngày 19/9. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images

Cơn bão cũng khiến nước sông Little dâng cao, gây ra lũ lụt tràn ngập khu vực hồ Spring, Bắc Carolina ngày 17/9. Ảnh: Joe Raedle / Getty Images

Bão Florence đổ bộ qua Đại Tây Dương về phía Bờ Đông vào ngày 12/9. Ảnh: NASA vi Getty Images

Dư chấn đáng sợ sau cơn bão Mangkhut ở Hong Kong ngày 17/9. Ảnh: Lam Yik Fei/Getty Images

Lực lượng cứu hộ đào tại một địa điểm sạt lở, nơi hàng chục người dân được cho là đã bị chôn vùi trong trận mưa lớn gây ra bởi cơn bão Mangkhut ở Itogon, tỉnh Benguet, Philippines, vào ngày 18/9. Ảnh: Ted Aljibe/AFP/Getty Images

Macau cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Mangkhut. 2 nhân viên cứu hộ trên đã phải cố gắng lội đi giữa dòng nước trong chiến dịch giải cứu sau bão vào ngày 16/9. Ảnh: Isaac Lawrence/AFP/Getty Images

Tuyến đường 98 ở Mexico Beach, Florida chỉ còn là một đống hoang tàn sau khi cơn bão Michaelghé qua vào tháng 10. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images

Amanda Logsdon bắt đầu dọn dẹp nhà cửa trong đống đổ nát mà cơn bão Michael để lại ngày 11/10 tại thành phố Panama. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images

Bãi biển Mexico, Florida ngày 16/10, chẳng khác những khung cảnh trên phim về thảm họa mà chúng ta thường thấy là bao. Ảnh: Scott Olson/Getty Images

Theo: Buzzfeed.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.