• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Suýt tuyệt chủng vì thật thà và... lười đẻ, vẹt Kakapo thành công sống sót nhờ bí quyết này

Thiên nhiên

Các chuyên gia về Kakapo ở New Zealand cho biết gần đây điều kiện thời tiết đang biến đổi theo chiều hướng tốt, điều này giúp Kakapo kết đôi và sinh sản tự nhiên rất thuận lợi.

Kakapo là loài chim không biết bay, không những thế chúng còn mập mạp và vụng về hậu đậu. 50 năm trước, các nhà sinh vật học cho rằng chúng rồi sẽ tuyệt chủng vì số lượng cứ giảm dần.

Thế nhưng, Tiến sĩ Andrew Digby - cố vấn khoa học của dự án bảo tồn Kakapo ở New Zealand cho biết với những cố gắng không mệt mỏi trong năm 2019, ít nhất sẽ có đến 75 con Kakapo non được ấp nở thành công và sẽ sống sót.

kakapo

Vẹt "ngáo" Kakapo.

Tiến sĩ Andrew Digby nói thêm:

Kakapo là một loài bất thường, chúng sinh sản cực kỳ ít, trong 2 đến 4 năm, khi những cây Rimu đặc trưng ở New Zealand ra quả thì chúng mới kết đôi một lần.

Chúng tôi không thực sự rõ được nguyên do vì sao, thế nhưng trái cây Rimu rất giàu vitamin D, có tác dụng tích cực cho sức khỏe của con vật và tăng khả năng sinh sản.

cay rimu 1

Cây Rimu, giống cây bản địa New Zealand.

Vẹt Cú Kakapo rất thích ăn quả Rimu, trong thời gian qua, cây Rimu cũng phát triển rất mạnh, sản lượng quả cao nhất từng được ghi nhận trong 50 năm. Có lẽ đây chính là lý do giúp Kakapo sinh sản thuận lợi khi nguồn thức ăn dồi dào liên tục được cung cấp.

kakapo files

Vẹt Kakapo ấp trứng.

kakapo con

Kakapo mẹ mớm mồi cho con.

kakapo con 3

2 chú Kakapo con mới nở không lâu.

kakapo con 2

Còn 3 tên béo này thì đã được vài tuần tuổi. Lông chúng đã chuyển dần sang màu xanh.

kakapo chicks

Bắt đầu ra dáng rồi đấy!

kakapo than thien

Vẹt Kakapo: "Chào bác tiến sĩ!"

Một trong những nguyên nhân khiến Kakapo dễ bị nguy hiểm và đứng trên bờ vực tuyệt chủng là do chúng quá thân thiện, có thể nói là hầu như Kakapo không có một cơ chế phòng vệ chủ động nào, thậm chí vì hiếu kỳ, chúng còn tự động tìm đến hiểm nguy.

kakapo cc don merton department of conservation nz

Kakapo ăn trái Rimu.

Khi thấy một thứ gì đó lạ mắt hoặc nghe một âm thanh lạ, chúng sẽ tò mò không cưỡng lại được và chạy đến để xem đấy là gì. Chính vì vậy đôi khi Kakapo lại tự đâm đầu vào chỗ chết.

Để bảo tồn loài vẹt độc đáo này, các nhà khoa học New Zealand phải mang chúng đến sống ở 4 hòn đảo tách biệt, không hề có các loài thú săn mồi nguy hiểm.

vet cu

Các nhà khoa học kiểm tra sức khỏe một con Kakapo mới lớn, nó đang thay lông.

Với bản tính "ngáo ngơ" nói trên, vẹt mập Kakapo cũng rất thân thiện với con người, nó sẽ chạy đến với bạn như một con chó, chơi đùa, lắc lư trên người bạn như trong clip dưới đây.

Trong quá khứ, Kakapo từng sinh sống khắp nơi trên quần đảo New Zealand, nhưng vì sự thân thiện quá mức, vô số cá thể đã bị giết hại đến mức bị đe dọa tuyệt chủng như ngày nay.

Tiến sĩ Digby đăng video về Kakapo trên Twitter và cho biết thêm rằng:

Tôi đang nói về dự án bảo tồn 2 loài chim quý hiếm và bất thường nhất trên thế giới. Sau đây là những hình ảnh và video thú vị về chúng. Kakapo và Takahe.

Giới khoa học gia New Zealand và các tổ chức bảo vệ động vật quốc tế đã tốn nhiều công sức và chi phí để bảo tồn loài chim quý này. Nhiều phương pháp tân tiến giúp chúng thụ tinh nhân tạo và nâng cao xác suất thụ thai thành công.

kakapo ngu ngoc

Kakapo là loài chim có tính hiếu kỳ, tò mò một cách ngu ngốc.

Mỗi con vẹt cú Kakapo ở New Zealand đều được cấy chip định vị GPS để được giám sát từ xa. Theo thống kê đến tháng 4 năm 2019, mùa sinh sản năm nay ghi nhận 50 vẹt Kakapo mái đã kết đôi, 49 trong số chúng sinh ra 249 trứng, 89 trứng nở và 75 con non sẽ sống sót và có thể trưởng thành.

kakapo than thien voi nguoi

Chúng rất thân thiện và thích chơi với con người.

Tiến sĩ Digby cho rằng đây là thành công lớn đối với dự án bảo tồn và là niềm vui cho đội ngũ các nhà sinh vật học. Tuy nhiên, ông cho biết thêm cần phải tăng số lượng Kakapo lên khoảng 500 cá thể thì mới yên tâm được.

Theo: Andrew Digby
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.