• Về đầu trang
Blue FH
Blue FH

Thiên nhiên diệu kỳ qua loạt ảnh động vật hoang dã đẹp nhất năm 2018

Nhiếp ảnh

Mỗi năm, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London đều trao tặng giải thưởng để tôn vinh các nhiếp ảnh gia khi ghi lại những hình ảnh ấn tượng nhất về động vật hoang dã. Chiến thắng chung cuộc năm nay thuộc về nhiếp ảnh gia Van Oosten với bức hình đôi voọc vàng. Ngoài ra, người xem còn có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm đầy ý nghĩa và mê hoặc khác qua những hình ảnh dưới đây:

1. “Cặp đôi vàng” - Tác giả: Marsel van Oosten, Hà Lan

1

Bức ảnh được Van Oosten chụp lại ở dãy núi Tần Lĩnh (Trung Quốc) - nơi duy nhất tìm thấy loài voọc vàng mũi hếch. Hiện nay chỉ còn dưới 4.000 cá thể voọc vàng mũi hếch sinh sống ở vùng núi tuyết phía tây Trung Quốc. Việc khai thác gỗ, săn bắn, cũng như quá trình sử dụng đất của con người khiến loài động vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng. Tác giả bức ảnh cho biết trong hình là một con voọc đực và con nhỏ đang quan sát một cuộc tranh chấp giữa hai con đực trong bầy.

2. “Chờ đợi một tình yêu” – Tác giả: Tony Wu, Mỹ

Dưới đây là hình ảnh cá bàng chài đầu cừu châu Á (Asian Sheepshead Wrasse) được nhiếp ảnh gia chuyên chụp dưới nước Tony Wu ghi lại trong chuyến ra khơi tại bờ biển đảo Sado của Nhật Bản. Cá bàng chài đực có nhiều bướu màu đỏ nhô ra trên đầu để thu hút con cái. Khi không có cá đực vây quanh mình, cá bàng chài cái có thể “tự chuyển giới” để trở thành “đàn ông đích thực”.

2

Tác giả Tony Wu cho rằng: “Đây là vẻ mặt của nàng cá đang chờ đợi một tình yêu”. Hình ảnh được đánh giá cao trong cuộc thi và nhiếp ảnh gia hy vọng tác phẩm của mình có thể truyền cảm hứng để mọi người hiểu rõ và bảo vệ đại dương.

3. “Sống trong rác thải” – Tác giả: Greg Lecoeur, Pháp

Nhiếp ảnh gia người Pháp, Greg Lecoeur đã tìm thấy chú cá ếch này khi chú bị bao vây giữa các mảnh nhựa ở khu vực Raja Ampat, Indonesia.

3

Theo số liệu thống kê, hơn 90% nhựa trên thế giới không bao giờ có thể tái chế lại, và “đầu ra” của chất liệu này là các bãi rác hoặc thải trực tiếp vào tự nhiên. Với lượng chất thải đang bao phủ các vùng biển trên thế giới như hiện nay, những phương pháp bắt cá truyền thống sẽ dần dần khó có thể thực hiện

4. “Gấu Bắc cực bên bờ vực thẳm” – Tác giả: Serge Gorshkov, Nga

4

Serge Gorshkov “bắt được” khoảnh khắc đắt giá này ở quần đảo Franz Josef Land, Bắc Băng Dương. Khi băng tan vào mùa hè, gấu Bắc cực sẽ ăn xác cá voi để “tẩm bổ” cho cơ thể nặng hơn 800 pound (tương đương gần 400kg) của chúng và tích trữ cho một mùa đông “khéo co không lo chết đói”.

5. “Chú hề ủ dột” – Tác giả: Joan de la Malla, Tây Ban Nha

Ở Indonesia, giống khỉ đuôi ngắn thường phải làm việc nhiều giờ để phục vụ cho các hoạt động tiêu khiển trên đường phố như: đạp xe, nhảy nhót, và chúng hoàn toàn bị cô lập với môi trường sống của mình.

5

Nhà sinh vật học kiêm nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Joan de la Malla đã ghi lại bức ảnh về chú khỉ Timbul khi chú đang giơ chân để điều chỉnh lại chiếc mặt nạ khó chịu.

6. “Cuộc gặp gỡ với Bob” – Tác giả: Jasper Doest, Hà Lan

Bob – chú hồng hạc dành cả cuộc đời để gần gũi với con người và đồng thời, chú cũng là Đại sứ của trung tâm cứu chữa động vật Caribbean. Theo như bức ảnh, Bob trông khá thoải mái bên cạnh tài xế.

6

Bác sĩ thú y Odette Doest đã cứu chim hồng hạc Bob sau khi chú bay vào cửa sổ khách sạn trên đảo Curaçao. Vì vết thương ấy, Bob không thể quay về với tự nhiên như trước. Thay vào đó, Bob đi khắp nơi với tư cách là đại sứ cho trung tâm phục hồi động vật hoang dã và quỹ từ thiện bảo tồn động vật của Doest, hay còn được biết đến với tên gọi Fundashon Dier & Onderwijs Cariben (FDOC).

7. “Đôi cú trong ống” – Tác giả: Arshdeep Singh, Ấn Độ.

7

Bức hình dễ thương và đầy ấn tượng này là tác phẩm của một cậu bé 6 tuổi. Hình ảnh mà Singh thu được là bằng chứng cho thấy số lượng chim chọn làm tổ ở các khu đô thị tăng lên do độ che phủ của rừng đang suy giảm. Singh hy vọng tác phẩm của cậu bé có thể góp phần thúc đẩy bảo tồn, bảo vệ nhiều loài động vật hoang dã hơn.

8. “Cái nhìn tổng quan” – Tác giả: Cameron McGeorge, New Zealand

8

Một bà mẹ cá voi lưng gù đang bơi lượn cùng bé cá voi con và “bạn trai” trong chuyến dạo chơi trên biển gần Foa, Tonga.

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cho biết, 3 bạn cá voi này là thành viên của “bộ lạc Tongan” có nguy cơ bị tuyệt chủng và cô lập.

Theo: businessinsider
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.