• Về đầu trang
Chymmee
Chymmee

Trái đất đang lâm nguy, nếu không tin bạn hãy xem loạt ảnh sau đây

Cuộc sống

Ai cũng biết rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả cư dân trên Trái đất. Nhưng "Hành tinh xanh" liệu có còn xanh nếu như tình trạng ô nhiễm như bây giờ còn tiếp tục xảy ra thêm vài chục năm nữa?

Một số hình ảnh đã được tổng hợp lại để nói lên sự thay đổi đáng sợ trong môi trường sống, không chỉ của con người mà là của tất cả các loài trên thế giới.

Nhiệt độ tăng đột biến. Tại Kuwait, không khí xung quanh tăng lên từ 48-54 độ C.

Dưới tác động của các chất hóa học hữu cơ do con người tạo ra, tầng ozone đã bị phá hủy một cách nặng nề. Không chỉ ngăn chặn Trái đất khỏi việc bị thiếu hụt oxy, tầng ozone còn bảo vệ chúng ta khỏi tác động của tia cực tím. Đó cũng chính là lý do vì sao các nhà khí tượng trên thế giới luôn ghi lại những sự biến đổi nhiệt độ.

Nhiệt độ giảm bất thường gây mất cân bằng sinh thái.

Có thể chúng ta đã chứng kiến những tấm ảnh về những chú cá sấu mõm ngắn ngủ đông trong băng giá hay những con cự đà rơi vào trạng thái tiềm sinh. Trong khi cá sấu mõm ngắn là động vật biến nhiệt, có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể để thích nghi thì cự đà lại không như vậy. Điều này có nghĩa là nếu thời tiết trở nên quá lạnh thì chúng sẽ chết.

Tuyết rơi 3 năm liên tục trên sa mạc Sahara.

Hiện tượng kì lạ này xảy ra không khiến con người sợ hãi mà còn làm tăng lên sự hứng thú và coi như đây là một nét đẹp trời ban. Có lẽ chúng ta sẽ sớm quen với điều bất bình thường này.

Hổ ở Siberia ra khỏi rừng để tìm thức ăn.

Do lâm tặc và những tên săn bắn bất hợp pháp hoành hành nơi đây, loài hổ ở Siberia đã phải tìm ra đường quốc lộ với mong muốn rằng ai đó sẽ phân phát đồ ăn cho chúng. Ngoài hổ ra, rất nhiều những loài động vật hoang dã khác cũng đang vật lộn với cơn đói đã phải dần thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt này. Không chỉ dừng lại ở đó, sự tàn phá rừng cũng là một trong mối hiểm họa toàn cầu đang gián tiếp đe dọa mạng sống của chúng ta.

Rừng mưa nhiệt đới giảm mạnh tại Brazil.

Nếu nhân loại tiếp tục tiến độ phá hủy như hiện nay, Trái đất sẽ không còn một khu rừng nào vào năm 2040.

Biển quảng cáo chìm trong màn khói dày đặc tại Trung Quốc.

Sự tăng trưởng về công nghiệp đã khiến cho 85% dân số trên thế giới phải hít thở bầu không khí ô nhiễm.

Bức ảnh chụp lúc 10h đêm tại thành phố Gijon, Tây Ban Nha, nằm cách một khu rừng cháy 100km.

Vào năm 2017, 66.131 vụ cháy nổ đã được ghi nhận tại Mỹ. Những đám cháy này đã gây thiệt hại vô cùng khủng khiếp về đất đai. Và một điều hiển nhiên rằng 90% các vụ cháy rừng xảy ra là do thái độ bất cẩn của con người đối với lửa.

Hồ chứa nước tại Nga xuất hiện màu hồng.

Do tác động của hóa học, mưa acid đã xảy ra quá thường xuyên ở nơi này, dẫn đến sự độc hại trong không khí và làm ô nhiễm đất cùng với các hồ chứa nước.

Bãi biển đông nghẹt người tại Rio de Janeiro.

Theo như dự báo của các nhà khoa học, dân số thế giới sẽ chạm ngưỡng 9 tỷ người vào năm 2030. Nếu ta lật lại lịch sử vào khoảng 100 năm trước, lúc đó Trái đất chỉ có 2 tỷ người sinh sống.

Gấu Bắc cực chết vì đói tại bờ biển Bắc Băng Dương.

Những bức ảnh về một chú gấu Bắc cực đáng thương chết đói đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người về biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu. Gấu Bắc cực thường săn bắt những con hải cẩu trên các tảng băng nổi. Nhưng qua mỗi năm, lượng băng tan càng nhiều và diện tích băng nổi giảm đi đáng kể. Điều này có nghĩa là những con vật hoang dã tội nghiệp phải sống nhờ vào lượng mỡ mà chúng tích trữ trong cơ thể qua mùa đông.

Một điểm trữ dầu khổng lồ trên biển là kết quả cuộc những cuộc làm tràn dầu vào năm 2010.

Mỗi năm, hơn 12 triệu tấn dầu được thải ra ngoài đại dương. Nguyên nhân của điều này chính là sự rò rỉ dầu từ những bình chứa. Khoảng 25% diện tích biển bị một lớp dầu dày đặc bao phủ lên trên. Vào năm 2010, giàn khoan bán tiềm thủy Deepwater Horizon đã để tràn 1000 tấn dầu ra biển. Công ty dầu khí Bristish Petroleum đã phải chi trả hàng triệu USD để khắc phục hậu quả nhưng sau tất cả các nỗ lực thì họ chỉ có thể làm sạch được khoảng 75% những lớp dầu đóng vảy.

Bức ảnh một con cá ngựa quắp chiếc tăm bông đã cho thấy sự hãi hùng của việc xả rác bừa bãi.

260 triệu tấn rác thải làm từ nhựa được đổ ra biển mỗi năm, gây nên sự thành lập của các "Lục địa nhựa". Lớn nhất là ở biển Thái Bình Dương, rác thải nhựa chiếm tới 10% bề mặt nước.

Cá heo chết vì nuốt phải quá nhiều rác thải.

Mức độ nghiêm trọng của sự ô nhiễm rác thải nhựa và ô nhiễm vùng biển tăng lên rõ rệt sau mỗi năm. Đã có rất nhiều các vụ việc tương tự với cá heo chết vì nuốt quá nhiều rác thải từ nhựa và chết dạt vào bờ biển. Để nâng cao nhận thức cho người dân, thành viên của Tổ chức Hòa bình xanh tại Philippines đã làm một mô hình của một con cá heo chết trên bãi biển thuộc vùng Nam Manila. Toàn bộ mô hình được dựng nên từ đống rác thải họ vớt được từ biển.

Ô nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề cấp thiết mà tất cả các quốc gia luôn tìm cách để giảm thiểu và ngăn chặn. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Tất cả đều bắt đầu từ ý thức của người dân. Bởi vậy, chúng ta nên bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất. Vì nếu không, một ngày nào đó mẹ Thiên nhiên sẽ ném trả lại tất cả những gì chúng ta đã thải ra môi trường sống của chính mình.

Theo: brightside.me
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.