• Về đầu trang
Chim Mắt Lép
Chim Mắt Lép

Vụ cháy rừng ở Úc đã phá hủy tới 80% môi trường sống tự nhiên của gấu Koala

Thiên nhiên
Các vụ cháy rừng nghiêm trọng tại Úc đã phá hủy môi trường sống tự nhiên của gấu koala, khiến chúng trong tình trạng "tuyệt chủng về chức năng" Ảnh: PA

Tình trạng hạn hán kéo dài, nạn phá rừng và trận cháy rừng gần đây trên khắp đất nước đã làm cho số lượng gấu koala sụt giảm liên tục và tình trạng này đang ngày càng tệ hơn.

Theo bà Deborah Tabart, chủ tịch Quỹ tài trợ Koala Châu Úc, các vụ hỏa hoạn đã cướp lấy mạng sống của hơn 1000 cá thể gấu koala, cũng như phá hủy khoảng 80% môi trường sống tự nhiên của chúng (theo Forbes).

Ảnh: Pixabay

Tổ chức này tin rằng vào tháng Năm năm nay có ít hơn 80.000 con gấu koala còn lại trong tự nhiên, vì thế đã liệt kê loài này vào tình trạng "tuyệt chủng về chức năng" (functionally extinct).

Tuyệt chủng về chức năng xảy ra khi số lượng của một loài giảm thấp đến mức mà chúng không còn một vai trò quan trọng nào trong hệ sinh thái.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc có quá ít cặp còn sót lại để tạo ra một thế hệ mới, vì thế không có đủ số lượng loài để duy trì sự sống được nữa. Dù sẽ vẫn có các bé koala mới được chào đời, để có thể tồn tại trong lâu dài vẫn là điều không thể. Các bé gấu koala mới chào đời rất dễ mắc phải nhiều loại bệnh.

Ảnh: Cameron Frew

Tổ chức ước tính tại 41 trong số 128 môi trường Liên bang, được biết đến là môi trường sống của gấu koala, sẽ chẳng còn một con gấu koala nào cả. Kể từ năm 2012, gấu koala được liệt vào danh sách loài sắp nguy cấp trong Sách đỏ IUCN (gọi tắt là Sách đỏ).

Cùng với các vụ cháy rừng, nạn phá rừng hiện đang đẩy gấu koala vào cảnh chết đói do việc chặt phá, đốn hạ vô số cây bạch đàn - lá của cây này là nguồn thức ăn chính trong chế độ ăn hàng ngày của một con gấu koala.

Các vụ cháy rừng gần đây đã tạo nên một lời kêu gọi mới để chính phủ ban hành Đạo luật bảo vệ gấu koala, được soạn thảo năm 2016 nhưng vẫn chưa được đưa vào hành động.

Ảnh: Cameron Frew

Dựa trên Đạo luật bảo vệ Đại bàng đầu hói của Hoa Kỳ, đạo luật này sẽ giúp bảo vệ môi trường sống của gấu koala và rừng bạch đàn, cũng như bảo vệ các sinh vật sống trong đó.

Mọi người vẫn đang nỗ lực để cứu lấy các loài động vật mà không có sự trợ giúp của pháp luật: một người bà đã trở thành một người hùng gần đây, sau khi bà ấy chạy vào vào một đám cháy rừng để cứu thoát một chú koala bị bỏng.

Nhớ lại khoảnh khắc bà ấy liều cả mạng sống để trao cho chú gấu koala Lewis một cơ hội sống, người phụ nữ đã trả lời báo 9 News như sau:

Trông nó thật nhỏ bé và đáng thương, tất cả những gì tôi có thể nghĩ vào lúc đó là cố gắng để giải cứu chú ta. Tôi chỉ vừa mới chạy đến nơi thì tôi đã biết mình cần cái gì đó để có thể bảo vệ chú ta khỏi đám lửa. Vì thế tôi chạy đến cái cây đó và cởi cái áo sơ mi của mình ra và phủ lên chú ấy, cố gắng đưa chú ta ra khỏi đám lửa càng nhanh càng tốt.

Người hùng gần đây đã lao vào đám cháy và cứu một bé koala bị bỏng. Ảnh: CBS Evening News

Vụ cháy rừng mặt khác đã giúp nâng cao nhận thức của mọi người về sự suy giảm số lượng loài gấu koala: nếu bạn cần bằng chứng, chẳng cần tìm đâu xa, hãy đến trang GoFundMe (một trang web để quyên góp từ cộng đồng) của bệnh viện gấu koala Port Macquarie.

Việc gây quỹ giúp kêu gọi mọi người quyên góp để giúp bệnh viện chữa trị tất cả con gấu koala bị thương. Mục tiêu ban đầu là 25,000 đô la Mỹ (tương đương gần 580 triệu đồng) – tuy nhiên, tại thời điểm viết bài họ đã thu được một số tiền khổng lồ 1.45 triệu đô la Mỹ ( tương đương hơn 33.5 tỉ đồng) từ hơn 30,000 người ủng hộ.

Theo: Unilad
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.