• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Zapovednik: Những khu bảo tồn tự nhiên trăm năm tuổi mà chính người Nga cũng ít biết

Thiên nhiên

Lịch sử nhiều biến cố của nước Nga trong thế kỷ qua đã để lại một di sản ít ai biết đến: một hệ thống rộng lớn các vùng đất được bảo tồn. Các nhà bảo tồn và tự nhiên học đã đấu tranh suốt hàng thập niên chỉ để giữ lại nó phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái. Một vài khu bảo tồn rất hẻo lánh, chưa quá nhiều người Nga được đặt chân đến đây.

Năm 2017 đánh dấu 100 năm chuỗi các khu bảo tồn tự nhiên này, cùng thời gian với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, chấm dứt các triều đại phong kiến và dựng lên quốc gia Liên Xô mới. Để kỷ niệm sự kiện này, Tổng thống Vladimir Putin đã chính thức chọn năm 2017 làm “Năm của sinh thái học và những vùng đất được bảo vệ”.

Các vết nứt trên mặt băng vào mùa xuân ở Cao nguyên Putorana, thuộc Zapovednik Putoransky, trông như tĩnh mạch của cơ thể người. Vùng đất này nằm cách 96 km về phía bắc của Vòng cực bắc tại vùng Siberia.

Các vết nứt trên mặt băng vào mùa xuân ở Cao nguyên Putorana, thuộc Zapovednik Putoransky, trông như tĩnh mạch của cơ thể người. Vùng đất này nằm cách 96 km về phía bắc của Vòng cực bắc tại vùng Siberia.

Vào tháng 1 năm 1917, Sa hoàng Nicholas Đệ Nhị đã chính thức chọn vùng đất gần Hồ Baikal của Siberia để làm khu zapovednik (khu bảo tồn tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt) đầu tiên của Đế chế Nga. Vài tháng trước đó, Hoa Kỳ đã thành lập Vườn quốc gia đầu tiên của họ sau thời gian dài xây dựng ở Yellowstone từ năm 1872, với mục tiêu bảo vệ và phát triển tự nhiên vì mục đích chung hưởng thụ chung của người dân.

Trong khi người Mỹ xây dựng vườn quốc gia theo mô hình một công viên, cho phép du khách được vào tham quan giải trí, thì các khu bảo tồn của Nga theo cách nhà bảo tồn học Grigory Kozhevnikov miêu tả, là nơi bảo tồn tự nhiên và bảo vệ chúng tránh khỏi những mối nguy hại của người dân thường.

“Không cần phải thêm thứ gì, xóa bỏ thứ gì hay bổ sung vào các khu bảo tồn này, môi trường tự nhiên vốn dĩ đã có sẵn như vậy. Ta cứ việc để nó tồn tại và phát triển theo cách tự nhiên nhất, việc của chúng ta chỉ là quan sát và nghiên cứu,” Kozhevnikov cho biết vào những ngày đầu thành lập các zapovednik.

Thác nước Kanda đổ nước mạnh mẽ xuống vùng đất bên dưới thuộc Cao nguyên Putorana ở Zapovednik Putoransky của Siberia, được thành lập từ năm 1988. Vùng đất này là nơi sinh sống của nai sừng tấm, chó sói, gấu skunk, cừu sừng lớn Putorana (hay cừu tuyết), tuần lộc và gấu nâu.

Thác nước Kanda đổ nước mạnh mẽ xuống vùng đất bên dưới thuộc Cao nguyên Putorana ở Zapovednik Putoransky của Siberia, được thành lập từ năm 1988. Vùng đất này là nơi sinh sống của nai sừng tấm, chó sói, gấu skunk, cừu sừng lớn Putorana (hay cừu tuyết), tuần lộc và gấu nâu.

Mục đích của zapovednik đầu tiên là bảo vệ chồn Zibelin, một loài vật có bộ lông dày, tối màu và rất sang trọng mà từ Sa hoàng Ivan Đệ Tứ cho đến Nữ hoàng Ekaterina Đệ Nhị đều rất lo lắng về tương lai của nó. Sa hoàng Nicholas Đệ Nhị mặc dù là một tay săn thú rừng chuyên nghiệp, nhưng đã gác lại sở thích này của mình vào năm 1917 khi nhìn thấy nguy cơ tuyệt chủng ở loài động vật hoang dã này.

Nếu như vào 100 năm trước, Sa hoàng không nhận thức kịp thời và cứu sống những con chồn Zibelin, thì ngày nay nước Nga đã không có 102 khu dự trữ thiên nhiên với vô số loài động vật hoang dã cùng chung sống với nhau.

Một con Chồn Zibelin đang đưa mắt nhìn trong một hang đá ở Kamchatka, Nga.

Một con chồn Zibelin đang đưa mắt nhìn trong một hang đá ở Kamchatka, Nga.

Đây là một trong những khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất Trái Đất, rộng hơn 41.400 km vuông ở vùng cực bắc của Nga, được thành lập vào năm 1993 với tên gọi Đại Zapovednik Vùng Cực. Đây là nhà của vô số loài động vật hoang dã như gấu bắc cực, chuột lemming vùng cực, hải cẩu đeo vòng, hải cẩu râu và cá voi trắng.

Đây là một trong những khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất Trái Đất, rộng hơn 41.400 km vuông ở vùng cực bắc của Nga, được thành lập vào năm 1993 với tên gọi Đại Zapovednik Vùng Cực. Đây là nhà của vô số loài động vật hoang dã như gấu bắc cực, chuột lemming vùng cực, hải cẩu đeo vòng, hải cẩu râu và cá voi trắng.

Một gia đình gấu bắc cực đang trượt xuống một dốc núi tuyết ở Zapovednik Đảo Wrangel, một hòn đảo nằm ở Bắc Băng Dương giữa Biển Chukchi và Biển Đông Siberia, được thành lập vào năm 1976.

Một gia đình gấu Bắc cực đang trượt xuống một dốc núi tuyết ở Zapovednik Đảo Wrangel, một hòn đảo nằm ở Bắc Băng Dương giữa Biển Chukchi và Biển Đông Siberia, được thành lập vào năm 1976.

Những con bò xạ hương đang đi thành từng đàn với nhau để chống chọi với cái lạnh dù đang vào mùa xuân, hình được chụp tại Zapovednik Đảo Wrangel. Khu zapovednik này còn có loài cú tuyết, cáo bắc cực, lemming vùng cực và hải mã Thái Bình Dương.

Những con bò xạ hương đang đi thành từng đàn với nhau để chống chọi với cái lạnh dù đang vào mùa xuân, hình được chụp tại zapovednik Đảo Wrangel. Khu zapovednik này còn có loài cú tuyết, cáo Bắc cực, lemming vùng cực và hải mã Thái Bình Dương.

Rất ít người Nga biết đến sự tồn tại của các zapovednik

Từ “zapovednik” trong tiếng Nga không chỉ có nghĩa là “khu bảo tồn tự nhiên”, mà còn là “điều luật nghiêm khắc”. Phần lớn các khu zapovednik được bảo vệ rất nghiêm ngặt và trở thành một trong số những nơi được an ninh cao nhất thế giới. Dẫn theo báo cáo của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, những nơi này có mức bảo vệ cao cấp 1a, là “nơi mà sự tham quan và tác động của con người (du khách) được kiểm soát rất chặt chẽ và hạn chế”. Các khu bảo tồn của người Mỹ vì có áp dụng loại hình tham quan và giải trí, nên mức bảo vệ được xếp loại thấp hơn.

Vào thập niên 1980, nước Nga bắt đầu mở ra những công viên quốc gia cho phép công dân được tiếp cận nhằm mục đích giáo dục và giải trí. Ngày nay, cả nước đã có hơn 50 công viên quốc gia như vậy và mỗi nơi có mỗi cấp độ bảo vệ khác nhau, nhưng không nơi nào nghiêm ngặt được bằng các khu zapovednik.

Năm 2016, chính quyền Nga đã mở rộng Công viên Quốc gia Vùng Cực Nga mà được thành lập vào năm 2009, để bao gồm các hệ sinh thái băng giá ở xung quanh. Công viên quốc gia này trở thành nơi cư ngụ của hàng chục ngàn loài chim biển làm tổ trong mùa hè vùng cực, vì lúc này băng sẽ tan chảy và tạo nên cảnh quan rất ấn tượng.

Những con chim guillemot bụng trắng đang nghỉ ngơi thành đàn ở Mũi Flora, Quần đảo Franz Josef, là chuỗi đảo nằm xa nhất về hướng bắc của Trái Đất. Năm 2016, chính quyền Nga đã mở rộng Công viên Quốc gia Vùng Cực Nga mà được thành lập vào năm 2009, để bao gồm các hệ sinh thái băng giá ở xung quanh. Công viên quốc gia này trở thành nơi cư ngụ của hàng chục ngàn loài chim biển làm tổ trong mùa hè vùng cực, vì lúc này băng sẽ tan chảy và tạo nên cảnh quan rất ấn tượng. Ảnh: Enric Sala.

Những con chim guillemot bụng trắng đang nghỉ ngơi thành đàn ở Mũi Flora, Quần đảo Franz Josef, là chuỗi đảo nằm xa nhất về hướng bắc của Trái Đất. Năm 2016, chính quyền Nga đã mở rộng Công viên Quốc gia Vùng Cực Nga mà được thành lập vào năm 2009, để bao gồm các hệ sinh thái băng giá ở xung quanh. Công viên quốc gia này trở thành nơi cư ngụ của hàng chục ngàn loài chim biển làm tổ trong mùa hè vùng cực, vì lúc này băng sẽ tan chảy và tạo nên cảnh quan rất ấn tượng. Ảnh: Enric Sala.

Một nhóm hải mã đang nằm trên một dòng kênh cạn được bao phủ bởi băng dày ở Đảo Northbrook, Quần đảo Franz Josef. Những con hải mã thích chơi giỡn với bùn đất rồi nằm nghỉ rất lâu trên những bãi biển băng. Ảnh: Ảnh: Enric Sala.

Một nhóm hải mã đang nằm trên dòng kênh cạn được bao phủ bởi băng dày ở Đảo Northbrook, Quần đảo Franz Josef. Những con hải mã thích chơi giỡn với bùn đất rồi nằm nghỉ rất lâu trên những bãi biển băng. Ảnh: Ảnh: Enric Sala.

Cỏ chân ngỗng mọc dựng ngược trên tảo hồng, tảo bẹ đang ẩn hiện bên dưới cả cánh rừng tảo bẹ xanh ở Quần đảo Franz Josef thuộc Công viên Quốc gia Vùng Cực Nga. Các vùng nước tại đây chứa tất cả tảo bẹ xanh vùng cực của thế giới, cùng hàng trăm loài tảo, động vật không xương sống và cá cùng chung sống. Ảnh: Enric Sala.

Cỏ chân ngỗng mọc dựng ngược trên tảo hồng, tảo bẹ đang ẩn hiện bên dưới cả cánh rừng tảo bẹ xanh ở Quần đảo Franz Josef thuộc Công viên Quốc gia Vùng Cực Nga. Các vùng nước tại đây chứa tất cả tảo bẹ xanh vùng cực của thế giới, cùng hàng trăm loài tảo, động vật không xương sống và cá cùng chung sống. Ảnh: Enric Sala.

Một con hải mã cái đang tò mò và tiếp cận gần với nhiếp ảnh gia tại Đảo Hooker, Quần đảo Franz Josef. Những con hải mã trưởng thành có thể đạt được khối lượng gần 1 tấn và thường có xu hướng bơi xa khỏi con người chứ không như con hải mã cái trong hình. Ảnh: Enric Sala.

Một con hải mã cái đang tò mò và tiếp cận gần với nhiếp ảnh gia tại Đảo Hooker, Quần đảo Franz Josef. Những con hải mã trưởng thành có thể đạt được khối lượng gần 1 tấn và thường có xu hướng bơi xa khỏi con người chứ không như con hải mã cái trong hình. Ảnh: Enric Sala.

Quần đảo Franz Josef thuộc Công viên Quốc gia Vùng Cực Nga, nằm ở phía bắc Biển Barents, được bao quanh vĩnh viễn bởi băng biển từ khi nó được khám phá và thám hiểm vào những năm 1800. Ngày nay, Biển Barents là một trong những vùng thuộc Bắc Cực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự ấm lên toàn cầu, những tảng băng trôi được tách ra từng những thềm băng lớn và tan chảy ngày càng nhiều. Ảnh: Enric Sala.

Quần đảo Franz Josef thuộc Công viên Quốc gia Vùng Cực Nga, nằm ở phía bắc Biển Barents, được bao quanh vĩnh viễn bởi băng biển từ khi nó được khám phá và thám hiểm vào những năm 1800. Ngày nay, Biển Barents là một trong những vùng thuộc Bắc Cực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự ấm lên toàn cầu, những tảng băng trôi được tách ra từng những thềm băng lớn và tan chảy ngày càng nhiều. Ảnh: Enric Sala.

Ngài Bộ trưởng Donskoy cho biết, “Từ năm 1992, số lượng các khu bảo tồn được thành lập tăng đến 95%, gần gấp đôi so với thời kỳ trước đó.”

Ngày nay, hệ thống các khu zapovednik phải đối mặt với một thách thức rất lớn: quá ít người Nga biết đến những khu này vì chúng thậm chí không hề xuất hiện lần nào trong cuộc đời của họ, vì thế công dân Nga không hỗ trợ hoặc bảo vệ chúng.

Trong khi đó, những công viên quốc gia ở Mỹ với sứ mệnh là bảo tồn đi kèm với giải trí chứ không phải bảo tồn thuần khoa học như ở Nga, nên số lượng khách tham quan lớn giúp các công viên quốc gia có chi phí để hoạt động. Những zapovednik rất hạn chế đón khách, phải có giấy phép đặc biệt – mà ít người có được – mới có thể đi vào tham quan.

Igor Chestin, CEO của Quỹ Toàn cầu về Thiên nhiên Nga, cho biết: “Trong các cuộc khảo sát, người Nga trả lời họ tự hào nhất về môi trường thiên nhiên phong phú ở đất nước họ, nhưng sự thật đáng buồn là họ không hề biết đến những khu bảo tồn tự nhiên và rất ít người trong số họ sẵn sàng tham gia tình nguyện để cải tạo tự nhiên.”

Thác nước Bolshoy Kureiskaya ở Cao Nguyên Putorana thuộc Zapovednik Putoransky ở Siberia là một phần của hệ thống sông ngòi kênh rạch khổng lồ ở đây.

Thác nước Bolshoy Kureiskaya ở Cao Nguyên Putorana thuộc Zapovednik Putoransky ở Siberia là một phần của hệ thống sông ngòi kênh rạch khổng lồ ở đây.

Một con gấu đang bơi nhanh qua Hồ Kuril ở mạch nước phun Kamchatka tại Zapovednik Putoransky phong phú các ngọn núi lửa. Khu zapovednik này được thành lập vào năm 1934 tại vùng Viễn Đông của Nga.

Một con gấu đang bơi nhanh qua Hồ Kuril ở mạch nước phun Kamchatka tại Zapovednik Putoransky phong phú các ngọn núi lửa. Khu zapovednik này được thành lập vào năm 1934 tại vùng Viễn Đông của Nga.

Các hồ nước và sông ngòi ở Zapovednik Kronotsky là vùng sinh sản cá hồi Thái Bình Dương lớn nhất thế giới.

Các hồ nước và sông ngòi ở Zapovednik Kronotsky là vùng sinh sản cá hồi Thái Bình Dương lớn nhất thế giới.

Học cách yêu thiên nhiên

Mục tiêu của “Năm của Sinh thái học và Những vùng đất được bảo vệ” chính là thay đổi những định kiến sai lầm về các điều đó. Chính quyền Nga mong muốn có thể mở rộng các chuyến tham quan dành cho công dân nước họ đến với các công viên quốc gia và dễ dàng tiếp cận được hơn với các zapovednik. Vsevolod Stepanitsky từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường Nga là một người đánh giá cao mô hình hoạt động của các công viên quốc gia tại Mỹ.

“Theo quan điểm của tôi, các zapovednik tuy đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình nhưng dường như chỉ đạt được các mục đích không có thật. Mặc dù bảo tồn được hệ sinh thái tự nhiên, nhưng không quá nhiều người tại chính đất nước này biết đến nó. Khó khăn hiện tại là chúng tôi khó cân bằng được giữa sự bảo tồn và phát triển du lịch. Trước mắt, chính phủ sẽ xây dựng chương trình “1% dân số Nga”, là những người nổi tiếng được khuyến khích tham gia các chuyến tham quan và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng,” ông Stepanitsky cho biết.

Một đồi băng phản chiếu lại hình ảnh của chính mình xuống mặt nước Hồ Kutaramakan ở Zapovednik Putoransky.

Một đồi băng phản chiếu lại hình ảnh của chính mình xuống mặt nước Hồ Kutaramakan ở Zapovednik Putoransky.

Dung nham nóng chảy được phun ra từ núi lửa Ploskiy Tolbachik ở Công viên Quốc gia Núi lửa Kamchatka, là một di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Dung nham nóng chảy được phun ra từ núi lửa Ploskiy Tolbachik ở Công viên Quốc gia Núi lửa Kamchatka, là một di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Chính phủ Nga đang lên kế hoạch để mở rộng hệ thống các khu bảo tồn vào năm 2020 với không ít hơn 18 khu bảo tồn liên bang mới và ít nhất 5 zapovednik mới cùng 11 công viên quốc gia. Vào tháng 8 năm 2016, cùng ngày với hôm Tổng thống Barack Obama tuyên bố mở rộng các khu di tích biển tại Quần đảo Hawaii, nước Nga cho biết sẽ mở rộng Công viên Quốc gia Vùng Cực Nga hiện tại của mình.

“Đó là chuỗi những hòn đảo nằm xa nhất thế giới về phía bắc, là nơi cư trú của vô số loài hải mã, gấu bắc cực và cá voi đầu cong. Là một nơi kỳ diệu với đa dạng sinh học thuộc hàng bậc nhất, chỉ được khám phá vào cuối thập niên 1800,” Pristine Seas, nhà sáng lập National Geographic và Enric Sala, nhà thám hiểm, cho biết.

Một con cáo bắc cực đang nhảy cao trong khi ánh tà dương của Mặt Trời đang lặn dần tỏa sáng ở phía sau tại Zapovednik Đảo Wrangel.

Một con cáo bắc cực đang nhảy cao trong khi ánh tà dương của Mặt Trời đang lặn dần tỏa sáng ở phía sau tại Zapovednik Đảo Wrangel.

Giới chức Nga ngày nay rất quan tâm đến các vấn đề về môi trường, họ đã hợp tác với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và một số quốc gia khác để cùng nhau bảo vệ môi trường. Nga đang có dự án bảo vệ Biển Ross ở Châu Nam Cực. Tất cả những hành động này không chỉ nhằm kỷ niệm cột mốc tròn một thế kỷ của zapovednik đầu tiên, và đó còn là mong muốn biến zapovednik thành những khu bảo tồn tự nhiên độc đáo nhất trên Trái Đất này.

Theo: National Geographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.