• Về đầu trang
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu

Một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đã vô tình giết nhầm gần 3,000 động vật cần được bảo vệ vào năm 2021

Tin tức

Wildlife services là một cơ quan thuộc Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, có nhiệm vụ đánh đuổi hoặc giết những động vật hoang dã để bảo vệ mùa màng, gia súc và tính mạng cho con người.

Năm 2021, tổ chức này đã giết 1,76 triệu động vật hoang dã, trong đó có gần 3,000 cá thể thuộc những loài cần được bảo vệ theo luật liên bang, như hải cẩu, 3 con đại bàng vàng và đại bàng đầu hói, 12 con gấu đen, 17 con cá sấu, 4 con sư tử núi và 16 con cáo đỏ (theo thống kê của National Geographic).

Thông thường, khi nhận được yêu cầu giúp đỡ của người dân hoặc chính quyền tiểu bang, cơ quan này sẽ tiến hành đặt bẫy ở những khu vực được báo cáo là bị động vật hoang dã làm phiền. Những loại bẫy được sử dụng bao gồm bẫy chân, bẫy cổ, bẫy cơ thể hoặc một số loại chất độc khác.

Trong đó, đặc biệt phải kể đến hệ thống phun độc Xyanua M-44, được thiết kế như một vòi phun nước và tỏa ra mùi thơm ngọt ngào, chuyên để bẫy sói đồng cỏ. Khi những con sói bị thu hút bởi mùi hương và kéo vòi, chất độc sẽ phun ra khiến con vật chết chỉ từ 1 đến 5 phút sau đó. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều tai nạn không may xảy ra.

Vòi phun độc Xyanua M-44

Năm 2007, một cậu bé đã phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do chú chó cưng vô tình kéo chiếc vòi phun chất độc trên đường đi dạo. Mặc dù cậu bé được cứu sống nhưng chú chó đã chết ngay sau đó.

Từ năm 2000 đến 2012, số lượng chó, mèo nhà bị giết bởi hệ thống này là 1,100 con. Đến năm 2021, theo thống kê của chính Wildlife services, M-44 cũng gây ra cái chết không chủ ý cho 266 con cáo xám, 16 con cáo đỏ và 23 con raccoon. Những con vật này có thể chết ngay sau khi tiếp xúc hoặc phải trải qua một khoảng thời gian bị chảy máu trong, co giật và suy phổi trước khi chết.

Carter Niemeyer, đã từng là người đặt bẫy và giám sát bẫy cho Wildlife Services 26 năm, trước khi chuyển sang Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ, cho biết:

“Không có cách nào để tránh giết nhầm những loài động vật khác. Khi đặt bẫy, đối tượng tiếp cận và kết quả thực tế luôn rất khác nhau. Mặc dù có quy định phải kiểm tra bẫy thường xuyên, nhưng vì số lượng bẫy quá lớn nên việc này gần như luôn bị bỏ qua. Việc kiểm tra chỉ tiến hành ở những nơi được yêu cầu cụ thể.”

Vì là đội ngũ chuyên nghiệp nên người dân thường rất yên tâm sử dụng dịch vụ của tổ chức. Họ tin rằng việc bẫy nhầm hiếm khi xảy ra do hoạt động luôn được giám sát chặt chẽ. Nhưng sự thật lại không phải vậy.

Bẫy cơ thể gây ra nhiều cái chết nhất

Có tổng cộng hơn 2,700 động vật hoang dã vô bị bẫy nhầm năm 2021. Trong đó, số lượng cái chết gây ra bởi bẫy cơ thể đứng đầu danh sách với 1,140; bẫy kẹp chân là 576; bẫy cổ là 391; M-44 là 314; còn lại là những loại bẫy khác hoặc bắt được bằng tay.

Cũng đã có rất nhiều người dân cảm thấy bức xúc và tố cáo những loại bẫy tổ chức dùng là quá vô nhân đạo. Chưa kể đặt bẫy bừa bãi với số lượng lớn còn có thể vô tình gây nguy hiểm cho con người.

“Bất kể một cái chết nào gây ra bởi Wildlife services đều không thể gọi là tai nạn, vì họ hoàn toàn nhận thức được sự bừa bãi trong việc sử dụng những công cụ nguy hiểm này.” Michelle Lute, quản lý bảo tồn động vật ăn thịt quốc gia của Project Coyote, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại California cho biết.  

Theo: National Geographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.