• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Nữ y tá Zambia tiết lộ chuyện động trời trước khi chết: Từng tráo đổi 5.000 đứa trẻ chỉ vì thấy thú vị

Tin tức

Theo đó cô tuyên bố, mình từng là một hộ sinh. Trước đây cô từng làm việc ở khoa sản bệnh viện University Teaching, chuyên phụ trách đỡ đẻ.

Trong quá trình làm việc suốt 12 năm ở đây, cô từng trao đổi hơn 5000 đứa trẻ mà không bị cha mẹ hay người nhà sản phụ biết.

2

Nói cách khác, nếu đây là sự thật thì có khoảng 5000 cặp vợ chồng đang nuôi nấng đứa con không có máu mủ và lạc mất đứa con ruột của mình. Mà nguyên nhân của hành vi này, chỉ là cô thấy làm vậy rất thú vị.

Cô vẫn luôn giấu chuyện này cho tới hôm nay mới công khai là do cô đang mắc bệnh ung thư thời kì cuối. Đây là một lời sám hối trước khi chết của cô.

Mục đích cô kể ra sự thật này không phải là để giúp cho các cặp vợ chồng bị cô đổi con, mà là “Muốn nhận được sự tha thứ của Chúa, để bản thân không bị đày xuống địa ngục”.

Cô kêu gọi trên ứng dụng xã hội của mình:

“Nếu bạn sinh ra từ năm 1983-1995 ở bệnh viện này, vậy cha mẹ của bạn rất có thể không phải là cha mẹ ruột...

Hãy nhìn kỹ anh chị em trong nhà đi. Nếu bạn phát hiện mình có màu da không giống mọi người... như vậy có thể bạn chính là đứa trẻ đã bị tôi đổi đi... tôi xin lỗi.”

Chuyện này lan truyền rộng rãi, tạo ra ảnh hưởng không hề nhỏ trong dư luận xã hội, cuối cùng uỷ ban y tế ở Zambia đã đứng ra tiến hành điều tra chuyện này. Họ phát hiện trong danh sách y tá hộ sinh được đăng ký không hề có tên Elizabeth Bwalya Mwewa.

2 1

Người phát ngôn của uỷ ban y tá Zambia - Thom Yung’ana đã đưa ra lời tuyên bố rằng uỷ ban sẽ tiến hành điều tra chuyện này, đồng thời cũng khuyên mọi người hãy giữ bình tĩnh.

Chính vì thế không ít người đã đoán, những lời phát ngôn không chịu trách nhiệm này của đương sự chỉ mang mục đích trả thù xã hội.

Cho dù đây rất có thể chỉ là một chuyện hiểu lầm, nhưng phát ngôn của Elizabeth Bwalya Mwewa đã gây ảnh hưởng không nhỏ, đủ để thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo tính chính xác cho thân phận của trẻ sơ sinh trong bệnh viện.

Vậy thực tế bệnh viện đã làm gì để hạn chế việc ôm nhầm trẻ này?

Một bác sĩ chuyên khoa sản ở bệnh viện giấu tên đã cho biết, hiện giờ ở các bệnh viện đã có một quy trình hoàn thiện, giúp tỷ lệ ôm sai trẻ giảm thiểu tới mức gần như bằng không.

Sau khi một đứa trẻ ra đời, nhân viên y tế sẽ lấy dấu tay, dấu chân để làm chứng minh thân phận cho bé, cũng cột vòng tay ghi rõ tên mẹ, ngày sinh, giới tính và những tin tức tương quan.

4

Trẻ khi vừa ra đời sẽ được in dấu chân và lập hồ sơ nhận diện

Sau đó trẻ mới được đưa về cho người giám hộ.

Cho tới khi trẻ và mẹ xuất viện, bé vẫn sẽ luôn ở trong tầm mắt mẹ, trừ phi bé bị bệnh cần phải chuyển vào phòng PICU.

5

Được đeo vòng tay ghi rõ thông tin mẹ, ngày sinh, giới tính của mình

Từ khi sản phụ bước vào giai đoạn hai của quy trình sinh sản, tới khi bé thuận lợi ra đời và được đưa về bên mẹ, thì đều có y tá cố định phụ trách.

Nên dù muốn trao đổi trẻ, cũng cần ít nhất hai y tá hỗ trợ, không thể tự làm một mình được.

Theo: Zhihu

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.