• Về đầu trang
Mười
Mười

Rượu ngâm từ động vật, tốt hay xấu?

Môi trường

Thời điểm ngày tết cận kề, nhu cầu mua bán tiêu thụ rượu thường tăng lên rõ rệt. Các chai rượu ngâm, rượu gia truyền, đặc biệt là những loại rượu được ngâm từ động vật hoang dã lại càng được ưu chuộng, loài nào càng hiếm càng “đẳng cấp”. Điều này đã xảy ra từ rất lâu, không phân biệt cấp bậc và tầng lớp trong xã hội. Vậy các loại rượu này có tác hại gì đến với sức khỏe của người dùng và môi trường?

1. Rượu ngâm từ động vật hoang dã có thể gây ngộ độc

Một số loại rượu ngâm từ động vật

Hàng năm, rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do uống rượu ngâm từ động vật và nguyên nhân chính là do ngâm rượu không khoa học. Hiện nay, có rất nhiều kiểu ngâm rượu khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là ngâm theo kinh nghiệm dân gian hoặc qua truyền miệng, không theo phương pháp khoa học nào. Những cách ngâm rượu đó chưa được kiểm chứng nên có thể gặp phải một số rủi ro khi sử dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi uống các loại rượu ngâm có nguồn gốc từ động vật như: kiến, nhộng ong, rắn, tay gấu,… thì chính là uống rượu ngâm động vật đã chết.

2. Nguy cơ nhiễm các loại virus

Nguy cơ nhiễm các loại virus

Trong các loài động vật, đặc biệt là động vật hoang dã, chứa rất nhiều các loại virus khác nhau. Những loài ký sinh này không gây nguy hiểm cho động vật nhưng lại có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Theo thống kê, có tới 60% bệnh truyền nhiễm trên người hiện nay có nguồn gốc từ động vật, 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Hơn nữa, trong máu của động vật thường bị nhiễm ký sinh trùng; quá trình lấy máu cũng không đảm bảo vệ sinh nên có thể bị nhiễm vi khuẩn, ấu trùng; thêm việc ngâm rượu sai cách nên khi uống rượu thì ký sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

3. Gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài ngoài tự nhiên

Gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài ngoài tự nhiên

Thói quen xem động vật hoang dã như đặc sản ẩm thực và sản phẩm ngâm rượu, nấu cao để bồi bổ sức khỏe cần bị loại bỏ vì nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến săn trộm và đẩy nhiều loài vào nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loại động vật hoang dã như hươu sao, hổ con thường bị săn bắt để ngâm rượu nguyên con.

4. Gây ra mất cân bằng sinh thái

Gây nhiều tác hại đến hệ sinh thái, ví dụ điển hình như mất mùa

Mỗi loài cây, loài vật là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi thức ăn, chuỗi sinh thái tự nhiên. Thiếu sự cân bằng giống loài thì thế giới tự nhiên đảo lộn, gây dịch bệnh, mất mùa, gây thiệt hại trực tiếp cho chính con người. Ví dụ rõ nhất là giảm số lượng loài khiến cho việc thụ phấn bị giảm đi, gây nên mất mùa trầm trọng. Giảm các thiên địch của muỗi làm số lượng muỗi tăng mạnh, trầm trọng thêm các dịch bệnh lây lan từ muỗi.

Theo: VÌ ĐỘNG VẬT - FOR ANIMALS VIETNAM
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.