• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Lịch sử đen tối đằng sau phương pháp làm đẹp cắt mắt hai mí mà nhiều phụ nữ châu Á yêu thích

Beauty

Vào năm 2016, một báo cáo nghiên cứu của HSBC đã dự đoán rằng phẫu thuật tạo hình mắt hay thường được gọi là phẫu thuật mắt hai mí sẽ thống trị thị trường làm đẹp ở Trung Quốc vào năm 2019, với lợi nhuận khoảng 800 tỷ nhân dân tệ.

Phẫu thuật thẩm mỹ mắt rất phổ biến với người Đông Á, đặc biệt là ở Hàn Quốc, nơi diễn viên, thần thượng Kpop thường thừa nhận họ có đụng chạm dao kéo để tạo hình mắt hai mí.

6

Đôi mắt hai mí được cho là đại diện của sự xinh đẹp.

Không ngoài dự đoán, phẫu thuật mắt hai mí hiện đang gia tăng ổn định trong những năm gần đây, cho thấy người châu Á bắt đầu chấp nhận thay đổi một vài chi tiết trên khuôn mặt đặc biệt là đôi mắt.

Mặc dù với mục đích đơn thuần là làm đẹp và trở nên hoàn thiện hơn, thái độ ở phương Tây lại hoàn toàn đi ngược lại với những suy nghĩa của người châu Á. Họ xem việc cố gắng thay đổi đôi mắt ở người Á Đông là cố gắng để trông giống người da trắng và điều đó trông rất kệch cỡm.

7

Vào năm 2007, ngưỡi mẫu Mỹ gốc Phi nổi tiếng Tyra Banks đã bị sa thải khỏi vị trí dẫn chương trình khi cố gắng công kích một phụ nữ Mỹ gốc Hàn khi cô này phẫu thuật thẩm mỹ để tạo hình mắt 2 mí. Tyra Banks cho rằng người phụ nữ này đang cố gắng để trông giống người da trắng.

Người ta thường tin rằng phẫu thuật mắt hai mí xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào thế kỷ 19, nhưng cho đến khi Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950 xảy ra thì nó mới trở nên phổ biến ở châu Á.

2

Tiến sĩ D. Ralph Millard, từng là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của quân đội Mỹ, đã phát triển và thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ mắt khi tham gia vào một chiến dịch PR có tên gọi "thể hiện bộ mặt nhân từ của người Mỹ đối với người Hàn Quốc".

Những người Hàn Quốc đầu tiên trải qua các ca phẫu thuật này được cho là những cô dâu thời chiến kết hôn với lính Mỹ. Theo học giả Taeyon Kim, đôi mắt không có mí hoặc mí lót được mệnh danh là đại diện của sự lệch lạc sắc đẹp. Phẫu thuật thay đổi mí mắt đã vì đó mà trở thành dấu ấn để nhận biết một người châu Á "tốt bụng" và "đáng tin cậy".

3

Nhiều năm sau Chiến tranh Triều Tiên, Millard đã viết lại lý do vì sao người Hàn Quốc mắt một mí lại gặp phải nhiều vấn đề. Đôi mắt không sâu khiến người Hàn nói riêng hay châu Á nói chung bị đánh giá là vô cảm và dễ mất kiểm soát trong cảm xúc.

Cũng trong những năm Chiến tranh Triều Tiên, các cô dâu Hàn Quốc trong quân đội Mỹ trở thành mối đe doạ về chủng tộc và văn hoá đối với Mỹ. Vì lý do này, nhiều phụ nữ đã chọn phẫu thuật cắt mắt hai mí để bản thân trông dễ chấp nhận hơn. Người Mỹ đặt áp lực này lên các cô dâu thời chiến và ép buộc họ phải Tây phương hoá như một hình thức khẳng định sự thống trị và sức mạnh của họ đối với các nước châu Á.

4

Học giả Kim thừa nhận giai đoạn lịch sử đen tối này, phẫu thuật mắt hai mí vốn dĩ sinh ra vì để chiều lòng người phương Tây và cũng mang trong đó mong muốn được Tây phương hoá của nhiều phụ nữ Á Đông.

Tuy hiện nay, cắt mắt hai mí không còn liên quan đến chiến tranh, mục đích duy nhất của thủ thuật này chỉ để phục vụ nhu cầu làm đẹp nhưng học giả Kim cũng không phủ nhận nó được xây dựng dựa trên di sản từ các cuộc chiến tranh với phương Tây và quan điểm ưu tiên vẻ đẹp của người da trắng.

Đối với nhiều người châu Á hiện nay, cắt mắt hai mí không còn để phục vụ mục đích lấy chồng phương Tây như trước đây. Họ chỉnh sửa đôi mắt để trông xinh đẹp và hiện đại hơn, nhiều người còn làm đẹp để tăng khả năng tìm được công việc.

5

Không có nhiều người biết được sự thật đằng sau lịch sử cắt mắt hai mí. Anh Song Ji-hye, người Seoul, đã cắt mắt từ khi 19 tuổi nhưng anh chưa bao giờ nghĩ rằng mình làm đẹp để trông giống người phương Tây:

Tôi chưa bao giờ nghe ai nói phẫu thuật mắt lại vì lý do như vậy, nghe thật là vô lý. Người da trắng đâu phải là nhóm chủng tộc duy nhất sở hữu mắt hai mí. Tôi nghĩ mọi người cắt mắt để trông đẹp hơn thôi.

1

Tin chắc rằng, hầu hết nam thanh nữ tú quyết định cắt mí cũng chẳng mảy may nghĩ rằng việc này sẽ giúp họ lấy chồng Tây hay trông mình giống Tây hơn. Đơn giản vì nhiều người châu Á cũng sinh ra với đôi mắt hai mí tự nhiên nên cũng không bất ngờ khi những người khác cũng mong muốn sở hữu đôi mắt long lanh tương tự.

Chi phí cắt mắt hai mí sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp và nơi bạn thực hiện phẫu thuật. Ước tính của quá trình này có thể dao động từ 2.600 USD đến 7.900 USD.

Theo: Next Shark
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.